Live ĐỘC LẠ COCC TÀU CỘNG. ĐÚNG LÀ KỊCH TÍNH HƠN PHIM KAKA

🔥🔥BÊN TRUNG RÚNG ĐỘNG NGHI VẤN COCC NHẢY CÓC LÊN LÀM NGHỀ Y

📍Nguyên nhân vụ việc mở đầu

Bác sĩ Tiêu Phi đứng đầu nhóm “bốn thiếu niên” luôn chiếm sóng tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật, được xem là thần đồng trong ngành y khi tốt nghiệp chương trình 8 năm tại Đại học Bắc Kinh và thăng chức Trưởng khoa vào tuổi 38. Anh nổi bật với kỹ năng phẫu thuật xuất sắc và thành tích nghiên cứu khoa học ấn tượng. Tuy nhiên, sự nghiệp xán lạn của anh đã bị hủy hoại vì những bê bối về đạo đức và hành vi cá nhân.

Anh bị vợ lộ diện công khai tố cáo có quan hệ bất chính với nhiều nữ y tá trong bệnh viện (6 người). Trong đó, có Tiểu Thạch, một nữ y tá có chồng; Tiểu Đổng, cô gái có gia thế vững chắc và đã du học về nước; và Tiểu Xu, nữ y tá xinh đẹp, không có gia đình nhưng vẫn thầm yêu anh dù biết anh đã có vợ.

Bên cạnh đó, nữ y tá Vương Phỏng đã làm dư luận chấn động khi tiết lộ việc Tiêu Phi đã bỏ bê bệnh nhân suốt 40 phút trong ca phẫu thuật, chỉ để làm vừa lòng Tiểu Đổng, một bác sĩ đang trong thời gian huấn luyện. Điều này không chỉ vi phạm quy định y khoa mà còn là hành động trái pháp luật, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

📍Vụ việc tiếp diễn

Vụ bê bối tình ái của bác sĩ Tiêu Phi đã vô tình làm lộ ra loạt vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống đào tạo bác sĩ tại Trung Quốc, đặc biệt là chương trình 4+4 của Trường Y học Bắc Kinh.

Tâm điểm là Đổng Tập Oánh được cho là “bé ba” của Tiêu Phi. Cô từng học kinh tế tại Barnard College (liên kết với Đại học Columbia). Dù không có nền tảng y khoa, cô vẫn được đặc cách vào chương trình 4+4, chỉ mất 4 năm lấy bằng bác sĩ, rút ngắn quy trình 11 năm thông thường xuống còn 5 năm. Thời gian thực tập cũng bị rút từ 3 năm còn 1 năm.

📍Từ Đổng Tập Oánh, dân mạng tiếp tục tra danh sách 4+4 thì phát hiện thêm các nhân vật mới là Kim Sơn Mộc chỉ nộp luận văn tiến sĩ dài 55 trang, nhưng chỉ 12 trang là nội dung chính, còn lại là phụ lục, tài liệu tham khảo với đề tài tiên đoán hiệu quả điều trị Bevacizumab với u thần kinh đệm tái phát, quá ngắn so với chuẩn mực (thường từ 40–200+ trang).

Còn những trường hợp khác như Hàn Giai Chú – 15 tuổi nhảy lớp du học, 23 tuổi đã lấy bằng tiến sĩ tại Trường Y học Liên hợp Bắc Kinh, 24 tuổi đã nắm quyền trong nghiên cứu ung thư.

Cô Đổng – từ cử nhân kinh tế Columbia “biến hình” thành bác sĩ ngoại khoa.

Hàm Hiểu Mộng – dùng luận văn 36 trang để lấy bằng tiến sĩ.

Kim Sơn Mộc – sinh viên ngành địa chất, dùng luận văn chỉ 12 trang để chen chân vào khoa Ngoại thần kinh của Trường Y học Hiệp Hòa.

Điểm chung của họ: học đại học ở nước ngoài, vào chương trình “4+4” tốc hành của Trường Y, và chuyển ngành trái ngược hoàn toàn sang y khoa.

📍Phản ứng hiện tại

Gần đây, dư luận xôn xao vì mô hình “4+4” tại Trường Y Hiệp Hòa Bắc Kinh. Sáng 30/4, trang web tuyển sinh của lớp thí điểm 4+4 không thể truy cập, hiển thị lỗi 502. Danh sách trúng tuyển các năm – từng có tên Đổng Tập Oánh – cũng bị ẩn.

Trước đó 1 ngày, dữ liệu này vẫn còn mở công khai. Khi phóng viên liên hệ xác minh, phía nhà trường chưa đưa ra phản hồi.

____

📍Bệnh viện Đông Ung, một trong những bệnh viện có thu nhập cao nhất tại Trung Quốc, đang điều tra vụ việc liên quan đến Đổng Tập Oánh, bác sĩ thực hành tại đây.

Cô và Tiêu Phi, đã bỏ mặc bệnh nhân đang gây mê toàn thân để ra ngoài cãi nhau với y tá trong phòng mổ. Hành động này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp và an toàn y tế.

Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng khi vợ của Tiêu Phi tố trên mạng xã hội vì anh ta ngoại tình nhiều lần và cố ép vợ ly hôn để chiếm đoạt tài sản và quyền nuôi con. Dư luận mạng xã hội đã giúp vợ Tiêu Phi thành công trong việc tố cáo lần này, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bệnh viện và gây áp lực lên việc sa thải cả Tiêu Phi và Đổng Tập Oánh.

Có tin đồn Đổng Tập Oánh đã mang thai nên Tiêu Phi muốn ly hôn ngay để lên cành cao hơn.

📍Về gia thế của Đổng Tập Oánh

Đổng Tập Oánh hoàn thành luận văn tiến sĩ với chủ đề về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học”, nhưng bị cáo buộc sao chép nhiều phần từ một sáng chế của Đại học Bắc Kinh. Từ đó, dân mạng thấy luận văn của cô có sự trùng lặp rất nhiều với các nghiên cứu và sáng chế trước đó của cô ruột - Bản Hiểu Quyên.

Bản Hiểu Quyên, người được cho là cô ruột của cô. Bản Hiểu Quyên, hiện là một giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bắc Kinh, được cho là đã chỉnh sửa các nội dung từ thành quả sáng chế của một sinh viên và chuyển giao cho cháu gái để làm luận văn tiến sĩ.

Tuy nhiên, netizen cho biết bài này của Triệu Cơ Hoài, một sinh viên khuyếttật, bị ép phải làm việc cho Bản Hiểu Quyên và phải kéo dài thời gian tốt nghiệp thêm một năm.

Ngoài ra, cha Đổng là Đổng Hiểu Huy, hiện là Phó Bí thư Đảng ủy và Tổng Giám đốc của Tổng Công ty về nghiên cứu xây dựng cho Trung Ương, Đại Học lớn. Đổng Hiểu Huy đã tham gia lễ khởi công của dự án xây dựng tòa nhà điều trị tổng hợp tại Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Trung Quốc. Cha cô từng chuyển cổ phần sang con gái Đổng khi cô 19 tuổi.

📍Hiện tại, Tiêu Phi đã bị trục xuất khỏi ngành.

🔥HOT SEARCH BẢNG CHUNG #10: BÀI VIẾT CỦA ĐỔNG TẬP OÁNH LÀ TỪ SINH VIÊN KHIẾM THÍNH LÀM?

Trên hot search, dân mạng cho biết Triệu Cơ Hoài - một đứa trẻ bị điếc cả hai tai, cả gia đình sống dựa vào công việc lao động vất vả của mẹ trong siêu thị, đã nỗ lực hết mình thi đậu vào lớp cao học do cô Ban Hiểu Quyên (cô ruột của Đổng) giảng dạy. Sau đó, luận văn tốt nghiệp của cậu ấy bị “hiến tặng” cho cô Đổng, còn bản thân cậu thì bị hoãn tốt nghiệp.

Chưa kể, dân mạng mò ra bài luận văn tốt nghiệp, Đổng Tập Oánh hầu như không có khả năng đề xuất phương pháp tính toán, viết code hay chạy thí nghiệm.

Có cư dân mạng đã cung cấp một bài viết trên WeChat của cô ruột cô, trong đó có nhắc đến sinh viên là Triệu Cơ Hoài (bị khiếm thính cả hai tai) đã tham gia nghiên cứu này. Tìm trên trang WanFang thấy bằng sáng chế của sinh viên này có nhiều hình ảnh trùng lặp với phần 1 – phương pháp – trong luận văn của Đổng Tập Oánh, và tên cô không hề xuất hiện trong bằng sáng chế.

Ngoài ra, còn có một bài SCI bằng tiếng Anh do Triệu Cơ Hoài, Đổng Tập Oánh và Nhạc Minh cùng đứng tên, nội dung chủ yếu là dữ liệu, phương pháp và thực nghiệm. Phần 1 trong luận văn của Đổng Tập Oánh gần như sao chép nguyên từ bài báo này.

=> Nếu thuật toán và thí nghiệm trong luận văn của Đổng Tập Oánh không do cô ấy tự làm, thì liệu có được xem là đạo văn và vi phạm học thuật không? Và Nhạc Minh là ai, có phải chính anh ấy làm thí nghiệm thay cô không?

=> Ngoài ra, trong phần đóng góp tác giả của bài SCI tiếng Anh ghi rõ phần “phần mềm” do Nhạc Minh và Vương Hạo viết. Như vậy, phần việc của Đổng Tập Oánh gần như chỉ còn là tổng hợp dữ liệu. Nhưng lại còn có người khác là Trần Trạch Phu cũng tham gia xử lý dữ liệu.

Vậy rốt cuộc, cô ấy đã làm gì?

Chưa hết, ngay cả việc copy, cô cũng không làm tử tế vì đến đoạn tiếng Anh trong luận văn cô cũng lười dịch. Một phần ba mục lục là tiếng Anh, phần còn lại là tiếng Trung.
 
🔥 CHI TIẾT PROFILE CỦA NHỮNG THẦN ĐỒNG Y KHOA TỪ THANH HOA, BẮC ĐẠI ĐANG GÂY RÚNG ĐỘNG MẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Sau Đổng Tập Oánh, netizen đã liệt kê list những "thần đồng" có thành tích học vượt trội người bình thường:

1. Đổng Tập Oánh

- Cử nhân kinh tế tại Đại học Columbia (Mỹ).
- Luận án tiến sĩ nghiên cứu về hình ảnh y học phụ khoa, nhưng người hướng dẫn là một viện sĩ chuyên ngành xương khớp, học vị ghi là nội khoa, trong khi chuyên môn lại là ngoại khoa tiết niệu.
- Quy trình đào tạo thiếu nhất quán: luận văn tiến sĩ chỉ vỏn vẹn 30 trang, trong đó nội dung chuyên môn bị tố đạo văn từ nghiên cứu và sáng chế trước đó của cô ruột - Bản Hiểu Quyên. Nhưng Bản Hiểu Quyên, hiện là một giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bắc Kinh, được cho là đã chỉnh sửa các nội dung từ thành quả sáng chế của một sinh viên khuyettat Triệu Cơ Hoài và chuyển giao cho cháu gái để làm luận văn tiến sĩ. Triệu Cơ Hoà đã bị ép phải làm việc cho Bản Hiểu Quyên và phải kéo dài thời gian tốt nghiệp thêm một năm.

- Bố Đổng là Đổng Hiểu Huy, hiện là Phó Bí thư Đảng ủy và Tổng Giám đốc của Tổng Công ty về nghiên cứu xây dựng cho Trung Ương, Đại Học lớn. Đổng Hiểu Huy đã tham gia lễ khởi công của dự án xây dựng tòa nhà điều trị tổng hợp tại Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Trung Quốc. Cha cô từng chuyển cổ phần sang con gái Đổng khi cô 19 tuổi.

- Sau đó, cô vào làm bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Ung bướu Trung Quốc – một trong những bệnh viện danh giá và thu nhập cao nhất cả nước.

2. Kim Sơn Mộc

- Học ngành địa chất học cổ sinh tại Bắc Đại nhờ “đường tắt” với GPA chỉ 3.3, chưa từng học y khoa.

Theo thông tin, Kim Sơn Mộc từng học đại học chuyên ngành địa chất tại Đại học Bắc Kinh, năm 2016 vào trường nhờ được cộng điểm trong tuyển sinh tự chủ (điểm thi đại học là 622 điểm, thấp hơn điểm chuẩn của Đại học Bắc Kinh là 660 điểm).

Năm 2019, anh tham gia khảo sát địa chất tại dãy Alps phía Nam, sau đó vào năm 2020, anh chuyển sang học y học lâm sàng thông qua chương trình thí điểm “4+4” của Đại học Y khoa Hiệp Hòa sau một vòng phỏng vấn. Đến năm 2024, anh đã trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành phẫu thuật thần kinh.

- Luận án tiến sĩ với nội dung chính 12 trang, nội dung chuyên môn bị đánh giá là "như đấm vào mắt".

- Gia đình Kim Sơn Mộc có nền tảng mạnh trong ngành giáo dục và y tế: mẹ anh trai là thành viên tổ Triết Học Mác tại Bộ Giáo dục, từng giúp anh vào lớp chọn của một trường trung học trọng điểm ở Bắc Kinh; ông và cậu đều làm việc trong hệ thống bệnh viện.

3. Thịnh Tỉ Trừng

Từ học sinh với năng khiếu cắt giấy, qua nhiều lần “được giới thiệu”, cuối cùng vào học quản trị tại Phúc Đán, rồi bất ngờ chuyển sang y khoa 4+4 Hiệp Hòa.

4. Hàn Giai Chú

15 tuổi vào Đại học Toronto, 19 tuổi về nước vào thẳng Hiệp Hòa, 23 tuổi lấy bằng tiến sĩ y khoa, giảng dạy tại trường, sáng lập công ty.

- Là sinh viên khóa thí điểm năm 2020, người đã lập nên kỳ tích trong lịch sử giáo dục y khoa Trung Quốc khi trở thành tiến sĩ y khoa trẻ nhất nước ở tuổi 23.

- Bắt đầu theo học chuyên ngành Y học thực nghiệm và Sinh học bệnh lý tại Đại học Toronto từ năm 15 tuổi. Đến năm 19 tuổi, khi tốt nghiệp đại học, cô đã có trong tay 3 thư giới thiệu từ các giáo sư có học hàm từ phó giáo sư trở lên, và nhờ đó được tuyển thẳng vào lớp thí điểm “4+4” của Hiệp Hòa.

- Chỉ sau 4 năm, cô đã hoàn thành chương trình tiến sĩ y khoa lâm sàng tại Hiệp Hòa, nhận được bằng tiến sĩ do Đại học Thanh Hoa và Học viện Y khoa Hiệp Hòa đồng cấp, và trở thành một trong những tiến sĩ y khoa trẻ nhất Trung Quốc.

- Khi bị công chúng chất vấn, xóa tài khoản Douyin ngay tức khắc.

5. Hai chị em họ Khâu, Hàn X và các sinh viên đặc cách khác

Nhiều người tốt nghiệp từ các chuyên ngành Tây Ban Nha, làm vườn, truyền thông, biểu diễn nghệ thuật, sau vài năm trong hệ 4+4 lại trở thành tiến sĩ y khoa, thậm chí xuất hiện trên các tạp chí khoa học y học với tư cách đồng tác giả.

6. Tưởng Đức Lệ Na

Chị gái của diễn viên Tưởng Y Y, từng học trường trung cấp biểu diễn, không có nền tảng y học, vẫn xuất hiện với tư cách bác sĩ Hiệp Hòa, đồng tác giả bài báo khoa học.

7. Hàm Hiểu Mộng

Cùng học ĐH Columbia ngành kinh tế như Đổng Tập Oánh, rồi “nhảy” sang H🔥 CHI TIẾT PROFILE CỦA NHỮNG THẦN ĐỒNG Y KHOA TỪ THANH HOA, BẮC ĐẠI ĐANG GÂY RÚNG ĐỘNG MẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Sau Đổng Tập Oánh, netizen đã liệt kê list những "thần đồng" có thành tích học vượt trội người bình thường:

1. Đổng Tập Oánh

- Cử nhân kinh tế tại Đại học Columbia (Mỹ).
- Luận án tiến sĩ nghiên cứu về hình ảnh y học phụ khoa, nhưng người hướng dẫn là một viện sĩ chuyên ngành xương khớp, học vị ghi là nội khoa, trong khi chuyên môn lại là ngoại khoa tiết niệu.
- Quy trình đào tạo thiếu nhất quán: luận văn tiến sĩ chỉ vỏn vẹn 30 trang, trong đó nội dung chuyên môn bị tố đạo văn từ nghiên cứu và sáng chế trước đó của cô ruột - Bản Hiểu Quyên. Nhưng Bản Hiểu Quyên, hiện là một giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bắc Kinh, được cho là đã chỉnh sửa các nội dung từ thành quả sáng chế của một sinh viên khuyettat Triệu Cơ Hoài và chuyển giao cho cháu gái để làm luận văn tiến sĩ. Triệu Cơ Hoà đã bị ép phải làm việc cho Bản Hiểu Quyên và phải kéo dài thời gian tốt nghiệp thêm một năm.

- Bố Đổng là Đổng Hiểu Huy, hiện là Phó Bí thư Đảng ủy và Tổng Giám đốc của Tổng Công ty về nghiên cứu xây dựng cho Trung Ương, Đại Học lớn. Đổng Hiểu Huy đã tham gia lễ khởi công của dự án xây dựng tòa nhà điều trị tổng hợp tại Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Trung Quốc. Cha cô từng chuyển cổ phần sang con gái Đổng khi cô 19 tuổi.

- Sau đó, cô vào làm bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Ung bướu Trung Quốc – một trong những bệnh viện danh giá và thu nhập cao nhất cả nước.

2. Kim Sơn Mộc

- Học ngành địa chất học cổ sinh tại Bắc Đại nhờ “đường tắt” với GPA chỉ 3.3, chưa từng học y khoa.

Theo thông tin, Kim Sơn Mộc từng học đại học chuyên ngành địa chất tại Đại học Bắc Kinh, năm 2016 vào trường nhờ được cộng điểm trong tuyển sinh tự chủ (điểm thi đại học là 622 điểm, thấp hơn điểm chuẩn của Đại học Bắc Kinh là 660 điểm).

Năm 2019, anh tham gia khảo sát địa chất tại dãy Alps phía Nam, sau đó vào năm 2020, anh chuyển sang học y học lâm sàng thông qua chương trình thí điểm “4+4” của Đại học Y khoa Hiệp Hòa sau một vòng phỏng vấn. Đến năm 2024, anh đã trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành phẫu thuật thần kinh.

- Luận án tiến sĩ với nội dung chính 12 trang, nội dung chuyên môn bị đánh giá là "như đấm vào mắt".

- Gia đình Kim Sơn Mộc có nền tảng mạnh trong ngành giáo dục và y tế: mẹ anh trai là thành viên tổ Triết Học Mác tại Bộ Giáo dục, từng giúp anh vào lớp chọn của một trường trung học trọng điểm ở Bắc Kinh; ông và cậu đều làm việc trong hệ thống bệnh viện.

3. Thịnh Tỉ Trừng

Từ học sinh với năng khiếu cắt giấy, qua nhiều lần “được giới thiệu”, cuối cùng vào học quản trị tại Phúc Đán, rồi bất ngờ chuyển sang y khoa 4+4 Hiệp Hòa.

4. Hàn Giai Chú

15 tuổi vào Đại học Toronto, 19 tuổi về nước vào thẳng Hiệp Hòa, 23 tuổi lấy bằng tiến sĩ y khoa, giảng dạy tại trường, sáng lập công ty.

- Là sinh viên khóa thí điểm năm 2020, người đã lập nên kỳ tích trong lịch sử giáo dục y khoa Trung Quốc khi trở thành tiến sĩ y khoa trẻ nhất nước ở tuổi 23.

- Bắt đầu theo học chuyên ngành Y học thực nghiệm và Sinh học bệnh lý tại Đại học Toronto từ năm 15 tuổi. Đến năm 19 tuổi, khi tốt nghiệp đại học, cô đã có trong tay 3 thư giới thiệu từ các giáo sư có học hàm từ phó giáo sư trở lên, và nhờ đó được tuyển thẳng vào lớp thí điểm “4+4” của Hiệp Hòa.

- Chỉ sau 4 năm, cô đã hoàn thành chương trình tiến sĩ y khoa lâm sàng tại Hiệp Hòa, nhận được bằng tiến sĩ do Đại học Thanh Hoa và Học viện Y khoa Hiệp Hòa đồng cấp, và trở thành một trong những tiến sĩ y khoa trẻ nhất Trung Quốc.

- Khi bị công chúng chất vấn, xóa tài khoản Douyin ngay tức khắc.

5. Hai chị em họ Khâu, Hàn X và các sinh viên đặc cách khác

Nhiều người tốt nghiệp từ các chuyên ngành Tây Ban Nha, làm vườn, truyền thông, biểu diễn nghệ thuật, sau vài năm trong hệ 4+4 lại trở thành tiến sĩ y khoa, thậm chí xuất hiện trên các tạp chí khoa học y học với tư cách đồng tác giả.

6. Tưởng Đức Lệ Na

Chị gái của diễn viên Tưởng Y Y, từng học trường trung cấp biểu diễn, không có nền tảng y học, vẫn xuất hiện với tư cách bác sĩ Hiệp Hòa, đồng tác giả bài báo khoa học.

7. Hàm Hiểu Mộng

Cùng học ĐH Columbia ngành kinh tế như Đổng Tập Oánh, rồi “nhảy” sang Hiệp Hòa lấy bằng tiến sĩ y học với 36 trang luận án.iệp Hòa lấy bằng tiến sĩ y học với 36 trang luận án.
 
📍CUỐN NHƯ PHIM: CỐC TIÊU NHÃ CHÂM MỒI LỬA ĐỐT CẢ TRƯỜNG BẮC ĐẠI, MÒ RA TÀI KHOẢN NHẬN TIỀN BẨN CỦA CHỒNG

Có người phân tích Cốc Tiêu Nhã đã chuẩn bị pháo đài vô hình trước nhóm lợi ích có tiền có quyền ở ngành Y. Khi chồng cô ngoại tình nhiều năm, tiểu tam cũng mang thai 2 lần (người khác không phải Đổng Tập Oánh) và phá đi, Tiêu Phi tưởng rằng cô đang nhẫn nhịn, các “tiểu tam” thì nghĩ cô rút lui, nhưng không ai biết rằng, cô đã âm thầm lưu trữ mọi giao dịch chuyển tiền, hóa đơn khách sạn, email mờ ám — tất cả đều được cô sử dụng công nghệ blockchain để chứng thực và bảo toàn.

Khi Đổng Tập Oánh mang thai ở tuần 32 và lấy danh nghĩa “tình yêu đích thực” để ép cô ký đơn ly hôn, Cốc Tiêu Nhã không đưa ra đơn ly hôn, mà là: video giám sát trong phòng mổ, hồ sơ luân chuyển sai quy định và bằng chứng thép cho thấy Tiêu Phi bỏ mặc bệnh nhân đang gây mê trong 40 phút. Tiêu Phi đã lạm dụng quyền lực để giữ Đổng Tập Oánh ở lại khoa phẫu thuật lồng ngực trái quy định, can thiệp vào quy trình đào tạo bác sĩ => sai vi phạm ngành Y suốt thời gian dài.

Việc chọn thời điểm Đổng Tập Oánh sắp sinh để ra tay không phải là ngẫu nhiên. Nếu sinh con, đứa trẻ sẽ là bằng chứng sống cho sai phạm đạo đức của Tiêu Phi; nếu phá thai, cô ta sẽ đối mặt với áp lực dư luận. Đòn tấn công này không chỉ nhắm vào quan hệ cá nhân, mà còn đập tan logic đặc quyền.

Cốc Tiêu Nhã dùng Điều 1092 Bộ Luật Dân sự để phong tỏa tài sản Tiêu Phi đang tìm cách chuyển nhượng, đồng thời viện dẫn Luật Hành nghề Y để tố cáo hắn vi phạm nghiệp vụ, buộc bệnh viện phải điều tra.

Khi dư luận còn đang bàn tán về “cuộc phục thù của chính thất”, cô đã chuyển chiến trường sang lỗi hệ thống trong ngành y:
- Vì sao y tá báo cáo sai phạm trong nhóm nội bộ mà không ai phản hồi?
- Vì sao Đổng Tập Oánh có thể nhanh chóng được cấp chứng chỉ hành nghề qua chương trình “4+4” của Đại học Hiệp Hòa?

Lộ trình giấu tiền qua tài khoản tiểu tam của Tiêu Phi bị cô lần ngược lại bằng mô hình kiểm toán tài chính. Tài sản hàng triệu tệ ở nước ngoài của hắn bị phong tỏa nhờ đơn xin bảo toàn tài sản trước khi xét xử.

Suốt 5 năm, cô thu thập từng hóa đơn khách sạn, từng đoạn video trong phòng mổ, từng giây phút Tiêu Phi bỏ vị trí — biến mảnh vụn hôn nhân thành một thành trì chứng cứ.

Khi Tiêu Phi huênh hoang trong tiệc rượu rằng “con mụ nhà tôi chẳng biết gì”, cô đã dùng Điều 1092 phong tỏa tài sản của hắn. Khi Đổng Tập Oánh đăng ảnh bầu bí trên mạng xã hội, cô lần theo IP để lần ra tài khoản giấu tiền của anh ta ở đảo Hải Nam.

_____

Cựu sinh viên Triết học trường Bắc Đại phân tích về case này như sau:

"Vốn dĩ, hai nhân vật chính trong vụ việc vừa qua đều tốt nghiệp từ Khoa Y Đại học Bắc Kinh: Tiêu Phi quê Tây An, Cốc Tiêu Nhã là người Bắc Kinh, học trung học tại trường danh tiếng Nhân Đại. Cả hai cùng thi vào chương trình y khoa 8 năm liên tục (cử nhân + thạc sĩ + tiến sĩ) tại Bắc Đại, sau tốt nghiệp đều vào làm tại các bệnh viện hạng ba và đều đã trở thành phó chủ nhiệm khoa.

Dù vụ bê bối lần này của bác sĩ Tiêu khiến dư luận phẫn nộ, nhưng vì có cô Cốc – người vợ hợp pháp và xuất sắc – làm điểm tựa, danh tiếng của Bắc Đại không bị ảnh hưởng. Mũi dùi dư luận phần lớn đều hướng về Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật và Trường Đại học Y khoa Trung Quốc (tức Học viện Y học liên kết), thậm chí Thanh Hoa cũng không bị vạ lây.

Lý do là bởi trong suốt hơn chục năm qua, Đại học Thanh Hoa nhiều lần muốn “thâu tóm” Bệnh viện Hiệp Hòa, nhưng cố mãi vẫn không hoàn toàn thành công. Từ năm 2007, Thanh Hoa đã bắt đầu giúp Hiệp Hòa tuyển sinh, nghĩa là Hiệp Hòa lấy danh nghĩa Thanh Hoa để tuyển sinh, điểm chuẩn cũng theo chuẩn của Thanh Hoa. Bảng tên “Khoa Y Thanh Hoa” cũng đã được treo lên, nhưng mối quan hệ thì mập mờ, hình thức thì giống mà ruột thì khác.

Thành ra, Thanh Hoa lại “gặp họa mà hóa phúc”, vụ bê bối học thuật này không dính tới họ. Nhân vật cầm trịch chương trình “4+4” của Hiệp Hòa chính là Vương Thần – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Y học Trung Quốc – người từng bị tố cáo vì dùng quyền lực chiếm đất công xây bệnh viện tư nhân, gây thất thoát hàng trăm tỷ tài sản quốc gia nhưng vẫn bình yên vô sự.

Ông ta còn dám đứng sau chương trình 4+4 của Hiệp Hòa, mở toang cánh cửa đặc quyền cho con cháu các gia đình có thế lực bước vào “điện thờ” y học hàng đầu này. Ông ta còn nhiều lần lên báo ca ngợi mô hình đào tạo y khoa 4+4 là ưu việt, rằng chương trình sẽ chọn ra những người học trái ngành (báo chí, kinh tế…) nhưng có phẩm chất tốt nhất, có lòng nhân ái nhất, có đạo đức cao nhất, muốn học y nhất. Nghe thì hoa mỹ, nhưng thực tế thì mọi người đã thấy rồi đấy.

Kết quả là chương trình 4+4 này lại sản sinh ra những sinh viên tệ hại như cô Đổng – vô đức, vô tài. Mà cô ta thậm chí chưa phải là người tệ nhất. Trong vài năm qua, chương trình này đã tuyển hơn 100 sinh viên, không có ai là “tệ nhất”, chỉ có “tệ hơn nữa”.

Tài liệu bị phanh phui trên mạng rất nhiều, những gì được chia sẻ công khai chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Và trọng điểm là đây: Vương Thần không chỉ “mở cửa sau” cho các quan hệ trong dự án 4+4, mà lần này còn bị “bóc” luôn chuyện cậu con trai không ra gì của mình. Cậu ta học đại học, cao học dởm và tiến sĩ ở mấy trường chẳng mấy tên tuổi tại Mỹ, thế mà lại được sắp xếp làm trợ lý giáo sư tại Khoa Triết học Đại học Bắc Kinh khiến người ta không hiểu nổi.

Theo thông tin lan truyền, con trai độc nhất của Vương Thần, Vương Dự Châu – đã không phải thi đại học ở Trung Quốc, mà tốt nghiệp cấp 3 xong thì sang Mỹ học đại học. Trường đại học cậu ta theo học là Westminster College – một trường có thứ hạng sau 750 trên bảng xếp hạng QS, tương đương một trường hạng trung ở Trung Quốc. Sau đó lại học một năm cao học tại một đại học vô danh ở New York.

Cuối cùng, cậu ta sang học tiến sĩ tại một trường ở vùng quê bang Ohio – trường Đại học Bang Bowling Green – đến cả người Mỹ cũng ít ai biết. Trường này xếp hạng ngoài 1000 trên bảng xếp hạng QS, đứng thứ 273 ở Mỹ, xếp thứ 152 trong các trường công lập của Mỹ, tỷ lệ trúng tuyển lên đến 90% – kiểu trường “có tiền là vào được”.

Vậy mà một người lấy bằng tiến sĩ từ một trường “trời ơi đất hỡi” lại trở thành trợ lý giáo sư tại Khoa Triết học Bắc Đại. Trong khi đó, những tiến sĩ xuất sắc nhất từ Bắc Đại, Thanh Hoa còn chưa chắc được nhận vào dạy. Không cần nói cũng biết, trong chuyện này có điều bất thường.

Trên trang web chính thức của Bắc Đại không chỉ có lý lịch của Vương Dự Châu, mà còn có nhiều tin tức về việc cậu ta tham gia các hoạt động trong trường. Ở Bắc Đại, chức danh “trợ lý giáo sư” là theo mô hình Mỹ, tương đương với “giảng viên” tại các trường đại học bình thường ở Trung Quốc, là chức danh trung cấp, tiếp theo sẽ là phó giáo sư. Có thể nói là tuổi trẻ tài cao – 27 tuổi đã trở thành trợ lý giáo sư ở Bắc Đại – đúng là “người chiến thắng cuộc đời”. Nhưng rốt cuộc cũng bị vạ lây bởi vụ cô Đổng.

Tóm lại, sau tất cả những sự việc bất thường này, chắc chắn có một “giang hồ” đầy rẫy tham nhũng ẩn sau, bao nhiêu lợi ích trao đổi, bao nhiêu quyền – tiền giao dịch, e rằng chỉ có Vương Thần mới biết rõ".
 
Tóm tắt lại, sự nghiệp đầy hứa hẹn của bác sĩ Tiêu Phi đã sụp đổ do bê bối ngoại tình và tắc trách trong công việc. Vụ việc này vô tình hé lộ những bất thường trong chương trình đào tạo bác sĩ "4+4" tại Trường Y học Bắc Kinh, nơi nhiều người không có nền tảng y khoa vững chắc vẫn có thể nhanh chóng trở thành bác sĩ.
Điển hình là trường hợp của Đổng Tập Oánh, người từ cử nhân kinh tế đã "nhảy cóc" vào chương trình 4+4 và bị tố cáo có quan hệ tình ái với Tiêu Phi, đồng thời bỏ bê bệnh nhân trong ca phẫu thuật. Nghi vấn về năng lực của cô càng tăng khi luận văn tiến sĩ bị tố đạo nhái từ sáng chế của người khác và có sự "chống lưng" từ gia đình có thế lực.
Cùng với Đổng Tập Oánh, dư luận cũng "điểm danh" nhiều trường hợp tương tự trong chương trình 4+4, như Kim Sơn Mộc với luận văn thạc sĩ quá ngắn hay Hàn Giai Chú "thần đồng" thăng tiến quá nhanh. Những vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng đào tạo y tế và tính minh bạch trong hệ thống giáo dục ở Trung Quốc. Hiện tại, các bên liên quan đang bị điều tra và dư luận vẫn tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của vụ việc.

Xưa nay luôn chết vù loz là có thật
 
Các iq cow tàu chơi lớn thật. Iq cow nhfa mình cùng lắm cho con cái nắm giữ vị trí vô thưởng vô phạt như cậu Khôi ngồi tiêu tiền 300 tỷ. Đây cho luôn vào nơi tiêu mạng người haha

Tự hào vì Việt Nam có thế hệ lãnh đạo nghĩ cho dân, vì dân đéo nhiw lũ trung cộng
 
Các iq cow tàu chơi lớn thật. Iq cow nhfa mình cùng lắm cho con cái nắm giữ vị trí vô thưởng vô phạt như cậu Khôi ngồi tiêu tiền 300 tỷ. Đây cho luôn vào nơi tiêu mạng người haha

Tự hào vì Việt Nam có thế hệ lãnh đạo nghĩ cho dân, vì dân đéo nhiw lũ trung cộng
mày nói chi tiết về vụ cậu khôi đi. sao mn nói t k hiểu mấy.
 
Các iq cow tàu chơi lớn thật. Iq cow nhfa mình cùng lắm cho con cái nắm giữ vị trí vô thưởng vô phạt như cậu Khôi ngồi tiêu tiền 300 tỷ. Đây cho luôn vào nơi tiêu mạng người haha

Tự hào vì Việt Nam có thế hệ lãnh đạo nghĩ cho dân, vì dân đéo nhiw lũ trung cộng
cũng thế cả thôi mom ơi , mom có chắc là ở ta chỉ nắm chức vô thưởng vô phạt không =)))) chỉ là chưa lô lô thh
 
Cậu khôi đồn cháu nội 7 zit quay. Show tài khoản 300 tỷ 1 tháng flex trên thờ rét. H ẩn hết r. Cx là con cháu iq cow
sau này pác khôi sẽ làm lãnh đạo cha già dân tộc của cháu m thôi
lúc đó m gần chết nằm trên giường vừa thở vừa chửi đổng cay cú tăng xông bất lực
cháu m sẽ chửi m là thằng già phản động và rút ống thở kết thúc cuộc đời xamer
 
Sửa lần cuối:
Bên cạnh đó, nữ y tá Vương Phỏng đã làm dư luận chấn động khi tiết lộ việc Tiêu Phi đã bỏ bê bệnh nhân suốt 40 phút trong ca phẫu thuật, chỉ để làm vừa lòng Tiểu Đổng, một bác sĩ đang trong thời gian huấn luyện. Điều này không chỉ vi phạm quy định y khoa mà còn là hành động trái pháp luật, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đù má mày.
Viết kiểu này làm tao tưởng có clip sex coi.

Cô và Tiêu Phi, đã bỏ mặc bệnh nhân đang gây mê toàn thân để ra ngoài cãi nhau với y tá trong phòng mổ. Hành động này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp và an toàn y tế.
 
Đù má mày.
Viết kiểu này làm tao tưởng có clip sex coi.
40 phút cơ mà. Msan nê chán

cũng thế cả thôi mom ơi , mom có chắc là ở ta chỉ nắm chức vô thưởng vô phạt không =)))) chỉ là chưa lô lô thh
Nhưng chưq iq cow con nào nhảy vào ngành y thì phải. Có nghĩa cá bác nhà vẫn cii tribgj mangh dân hơn khựa
 
Bọn này chúng nó ra nn học vài năm rồi lộn ngược về TQ, tham gia vào các chương trình ưu đãi nhân tài để vào thẳng các đh danh tiếng như Thanh Hoa, sau đó lại áp dụng 77 49 các thủ thuật "hợp pháp" khác để hoàn thành nhanh khóa học lấy bằng. Sau khi ra đời, lí lịch sáng như gương, du học, top trường. Mà hầu hết sv các trường top như Thanh Hoa, Bắc Đại đều thế, 90% là con ông cháu cha, chỉ có 10% dân đen thực tài được dùng để làm hình ảnh, và culi cho đám con cháu kia. VN có lẽ cũng y chang à.
 
Bọn này chúng nó ra nn học vài năm rồi lộn ngược về TQ, tham gia vào các chương trình ưu đãi nhân tài để vào thẳng các đh danh tiếng như Thanh Hoa, sau đó lại áp dụng 77 49 các thủ thuật "hợp pháp" khác để hoàn thành nhanh khóa học lấy bằng. Sau khi ra đời, lí lịch sáng như gương, du học, top trường. Mà hầu hết sv các trường top như Thanh Hoa, Bắc Đại đều thế, 90% là con ông cháu cha, chỉ có 10% dân đen thực tài được dùng để làm hình ảnh, và culi cho đám con cháu kia. VN có lẽ cũng y chang à.
vn có chương trình liên kết vs đh nc ngoài đó
học ở vn mấy năm xong sang nc ngoài 2 năm lấy bằng đh trường top
cái xh trọng bằng cấp nên có $ là mua đc thôi
 
giờ tao hiểu sao nhà giàu và cán bộ Tàu sống chết ra nước ngoài chữa bệnh, Singapore, Nhật Bản ( mặc dù cho dlv Tàu chửi như chó ) và Mỹ đế chữa

vn có chương trình liên kết vs đh nc ngoài đó
học ở vn mấy năm xong sang nc ngoài 2 năm lấy bằng đh trường top
cái xh trọng bằng cấp nên có $ là mua đc thôi
Troy, South, Leed University,... mấy trường bthg thôi m nhưng đc cái mác là trường nước ngoài
 
Bọn này chúng nó ra nn học vài năm rồi lộn ngược về TQ, tham gia vào các chương trình ưu đãi nhân tài để vào thẳng các đh danh tiếng như Thanh Hoa, sau đó lại áp dụng 77 49 các thủ thuật "hợp pháp" khác để hoàn thành nhanh khóa học lấy bằng. Sau khi ra đời, lí lịch sáng như gương, du học, top trường. Mà hầu hết sv các trường top như Thanh Hoa, Bắc Đại đều thế, 90% là con ông cháu cha, chỉ có 10% dân đen thực tài được dùng để làm hình ảnh, và culi cho đám con cháu kia. VN có lẽ cũng y chang à.
Dm đám bodo tin mấy chạy top top trường thanh hoa bắc đại số 1 tg lắm. Thằng nào đọc báo nghiên cứu tụi nó là biết kết quả đẹp vcl, mà làm lại thì đéo bao giờ bằng số liệu đó
 
Dm đám bodo tin mấy chạy top top trường thanh hoa bắc đại số 1 tg lắm. Thằng nào đọc báo nghiên cứu tụi nó là biết kết quả đẹp vcl, mà làm lại thì đéo bao giờ bằng số liệu đó
Nền khoa học TQ bây giờ đang được gánh bởi lớp sv du học mấy thập kỷ trước, bọn này đều là thực tài, và các nhân tài lăn lộn trời âu mấy chục năm hồi hương. Tương lai khi lớp này chết đi, khoa học TQ sợ là sẽ chững lại thậm chí là đi xuống, vì lớp kế thừa quá kém cỏi, có tiếng mà ko có miếng, chỉ giỏi chạy truyền thông.
 
Dm đám bodo tin mấy chạy top top trường thanh hoa bắc đại số 1 tg lắm. Thằng nào đọc báo nghiên cứu tụi nó là biết kết quả đẹp vcl, mà làm lại thì đéo bao giờ bằng số liệu đó
Nền khoa học TQ bây giờ đang được gánh bởi lớp sv du học mấy thập kỷ trước, bọn này đều là thực tài, và các nhân tài lăn lộn trời âu mấy chục năm hồi hương. Tương lai khi lớp này chết đi, khoa học TQ sợ là sẽ chững lại thậm chí là đi xuống, vì lớp kế thừa quá kém cỏi, có tiếng mà ko có miếng, chỉ giỏi chạy truyền thông.
@zte_sieucap @Mãn Thiên Hoa Vũ @Beautiful Checker vào deff cho bố Tàu
 
Nền khoa học TQ bây giờ đang được gánh bởi lớp sv du học mấy thập kỷ trước, bọn này đều là thực tài, và các nhân tài lăn lộn trời âu mấy chục năm hồi hương. Tương lai khi lớp này chết đi, khoa học TQ sợ là sẽ chững lại thậm chí là đi xuống, vì lớp kế thừa quá kém cỏi, có tiếng mà ko có miếng, chỉ giỏi chạy truyền thông.
@Trương Lương
 
bất kỳ nước nào chỉ có đám lái máy bay chiến đấu là có tài thật sự,dù là cocc thì nó chỉ có 1 slot thôi chứ cũng phải đủ sức khỏe học hảnh bài bản,chứ đéo có thằng ngu nào giao chiếc máy bay mấy chục triêu đô cho thằng ngu đéo biết lái
 

Có thể bạn quan tâm

Top