Động Đình Hồ, nơi phát tích của chủng tộc dân Việt ngày nay

ho-dong-dinh-2.jpg

“Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người duyên dáng tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương...” của nhạc sĩ Thông Đạt, hay Kiều của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là sông Tương này. Chữ Tương, tiếng Hẹ (Hakka) phát âm là “siong”, tiếng Quảng Đông là “seong”, tiếng Quan thoại là “xiâng”.
Trong Chinh phụ ngâm, những vần thơ hết sức đẹp, cũng lấy cảnh sông nước hồ Động Đình:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng...

Sông Tương đổ vào hồ Động Đình, nơi phát tích của người Kinh sau này

ho-dong-dinh-1.jpg


Không gian văn hóa Việt cổ xưa thường được các nhà nghiên cứu gói gọn trong không gian miền Bắc Việt Nam, nhưng không gian của văn hóa Việt xưa kỳ thực lại rộng hơn thế, khi lịch sử của dân tộc có một giai đoạn diễn ra ở vùng Hoa Nam ngày nay, huyền sử, ca dao cổ của người Việt đều ghi lại những địa danh ở đó. Hồ Động Đình cũng thế, là một địa danh được nhắc tới trong huyền sử của dân tộc Việt, cũng nằm trong khu vực phía Nam Trung Quốc, tại phía Bắc tỉnh Hồ Nam, nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, thuộc quốc gia của Kinh Dương Vương, người làm chủ đất phương Nam.


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi: Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ ( một nàng tiên ở phương Bắc ), sinh một lần trăm người con. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Tên hồ Động Đình cũng được nhắc tới trong một câu ca dao nằm trong kho tàng văn học cổ của dân tộc:

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ hoa cành thương đông
Bống bồng bông bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên


Hồ Động Đình chính là nơi có nền văn hóa đồ ngọc thời đá mới là Thạch Gia Hà rất phát triển của người Việt (có niên đại 4500-4000 năm cách ngày nay), còn Tiền Đường thì là nơi có nền văn hóa Lương Chử (có niên đại 5400-4250 cách ngày nay) cũng rất rực rỡ. Văn hóa Lương Chử gần trùng khớp với mốc khởi đầu 2879 TCN của quốc gia Xích Quỷ được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, văn hóa Thạch Gia Hà có lẽ ứng với quốc gia Văn Lang của các vua Hùng.

Theo khảo cứu gen về di cư người Đông Á, thì người Việt từ vùng đất Tổ thứ hai này đã di cư về Việt Nam, đất Tổ thứ nhất, vào khoảng hơn 4000 năm trước, kiến tạo nên văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu cho tới Đông Sơn. Trung tâm văn hóa của người Việt cũng dịch chuyển theo sự di cư của nhóm dân cư này.

Tuy lượng lớn cư dân đã di cư về Việt Nam và tản ra khắp Đông Nam Á, nhưng đất Hồ Nam cho tới thời Khuất Nguyên, thì vẫn còn một lượng nhất định người Lạc Việt sinh sống, với sự tương hợp hoàn toàn của những hình vẽ trên trống đồng Ngọc Lũ với hoạt động của cư dân vùng Hồ Nam được mô tả trong bài Đông Quân của Khuất Nguyên (theo Lăng Thuần Thanh).

Cũng đã mấy nghìn năm kể từ khi xa đất Tổ, nhưng dường như hồ Động Đình vẫn rất linh thiêng với riêng người Việt, với một đoạn sử thú vị được ghi lại trong thời trung đại:

"Các sứ giả Đại Việt đi Trung Quốc về thường kể: sóng gió hồ Động Đình rất khó lường, thuyền bè qua lại rất khó khăn, duy chỉ có sứ thuyền Đại Việt mỗi lần đến đó, khi đi sang phía Bắc thì gặp gió Nam, lúc trở về phía Nam thì gặp gió Bắc, muôn lần không sai một. Cho nên thuyền bè công hay tư của Trung Quốc, mỗi lần gặp sứ thuyền của ta đều ghé vào để đi cùng. Năm Mậu Thìn đời Cảnh Hưng (1748), thám hoa Nguyễn Huy Oánh khi làm sứ có nhận xét rằng: ”Ở hồ Động Đình, thuyền bè của ta được thuận gió” có lẽ là chỉ vào việc đó." [Tạ Đức]

Đất Tổ giờ chỉ còn trong ký ức, người Việt chỉ còn có thể ghi nhớ thông qua huyền sử của dân tộc là Phú Thọ bịa đặt, tuy sai bét nơi đó đối với người Việt, vùng đất đó mãi linh thiêng fake. Con nơi chính xác đánh dấu giai đoạn văn hiến đầu tiên của dân tộc Việt thì lãng quên.
Vì nó thuộc Trung Quốc
ban do xich quy 2 1

Xích Quỷ vùng được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay là đất sống của dân Bách Việt cổ. “con Rồng cháu Tiên, dân Việt mình... siêu hơn dân tộc khác” nghe rất êm tai. Nhưng ôn lại những trang sử, bàng hoàng nhận ra một bài học khác: nước Việt sinh ra trong ly loạn, những đoàn người đầu tiên đã cố gắng phi thường mới hội được nước Việt như ngày nay. Cảm xúc trước sự huyền bí của lịch sử là một cảm xúc đẹp. Tuy vậy, kiểu hãnh diện mơ màng “con Rồng cháu Tiên” nhưng không biết rằng nước Việt được tạo dựng trong điêu linh, có thể làm biến dạng suy tư của người Việt: làm đứt đoạn, xa rời hẳn với quá khứ. Nếu có đôi điều đặc biệt đáng hãnh diện, đó là trong số hậu duệ của chủng Việt, không có quốc gia nào nắm níu tên “Việt” ngoại trừ dân tộc Việt Nam và sau gần 3.000 năm thăng trầm, sức sống bền bỉ, chấp nhận hòa huyết, sáng tạo tiếng nói, dũng mãnh chống ngoại xâm, mềm dẻo giữ độc lập... mỗi ngày là mỗi cố gắng gượng dậy từ những tang thương dù không hề biết cuối con đường cay đắng hay vinh quang: đó mới là kho báu đích thực và bài học vô cùng quý giá tổ tiên để lại chả phải ngạo với nghễ ba hoa chích choè
 
ho-dong-dinh-2.jpg

“Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người duyên dáng tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương...” của nhạc sĩ Thông Đạt, hay Kiều của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là sông Tương này. Chữ Tương, tiếng Hẹ (Hakka) phát âm là “siong”, tiếng Quảng Đông là “seong”, tiếng Quan thoại là “xiâng”.
Trong Chinh phụ ngâm, những vần thơ hết sức đẹp, cũng lấy cảnh sông nước hồ Động Đình:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng...

Sông Tương đổ vào hồ Động Đình, nơi phát tích của người Kinh sau này

ho-dong-dinh-1.jpg


Không gian văn hóa Việt cổ xưa thường được các nhà nghiên cứu gói gọn trong không gian miền Bắc Việt Nam, nhưng không gian của văn hóa Việt xưa kỳ thực lại rộng hơn thế, khi lịch sử của dân tộc có một giai đoạn diễn ra ở vùng Hoa Nam ngày nay, huyền sử, ca dao cổ của người Việt đều ghi lại những địa danh ở đó. Hồ Động Đình cũng thế, là một địa danh được nhắc tới trong huyền sử của dân tộc Việt, cũng nằm trong khu vực phía Nam Trung Quốc, tại phía Bắc tỉnh Hồ Nam, nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, thuộc quốc gia của Kinh Dương Vương, người làm chủ đất phương Nam.


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi: Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ ( một nàng tiên ở phương Bắc ), sinh một lần trăm người con. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Tên hồ Động Đình cũng được nhắc tới trong một câu ca dao nằm trong kho tàng văn học cổ của dân tộc:

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ hoa cành thương đông
Bống bồng bông bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên


Hồ Động Đình chính là nơi có nền văn hóa đồ ngọc thời đá mới là Thạch Gia Hà rất phát triển của người Việt (có niên đại 4500-4000 năm cách ngày nay), còn Tiền Đường thì là nơi có nền văn hóa Lương Chử (có niên đại 5400-4250 cách ngày nay) cũng rất rực rỡ. Văn hóa Lương Chử gần trùng khớp với mốc khởi đầu 2879 TCN của quốc gia Xích Quỷ được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, văn hóa Thạch Gia Hà có lẽ ứng với quốc gia Văn Lang của các vua Hùng.

Theo khảo cứu gen về di cư người Đông Á, thì người Việt từ vùng đất Tổ thứ hai này đã di cư về Việt Nam, đất Tổ thứ nhất, vào khoảng hơn 4000 năm trước, kiến tạo nên văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu cho tới Đông Sơn. Trung tâm văn hóa của người Việt cũng dịch chuyển theo sự di cư của nhóm dân cư này.

Tuy lượng lớn cư dân đã di cư về Việt Nam và tản ra khắp Đông Nam Á, nhưng đất Hồ Nam cho tới thời Khuất Nguyên, thì vẫn còn một lượng nhất định người Lạc Việt sinh sống, với sự tương hợp hoàn toàn của những hình vẽ trên trống đồng Ngọc Lũ với hoạt động của cư dân vùng Hồ Nam được mô tả trong bài Đông Quân của Khuất Nguyên (theo Lăng Thuần Thanh).

Cũng đã mấy nghìn năm kể từ khi xa đất Tổ, nhưng dường như hồ Động Đình vẫn rất linh thiêng với riêng người Việt, với một đoạn sử thú vị được ghi lại trong thời trung đại:

"Các sứ giả Đại Việt đi Trung Quốc về thường kể: sóng gió hồ Động Đình rất khó lường, thuyền bè qua lại rất khó khăn, duy chỉ có sứ thuyền Đại Việt mỗi lần đến đó, khi đi sang phía Bắc thì gặp gió Nam, lúc trở về phía Nam thì gặp gió Bắc, muôn lần không sai một. Cho nên thuyền bè công hay tư của Trung Quốc, mỗi lần gặp sứ thuyền của ta đều ghé vào để đi cùng. Năm Mậu Thìn đời Cảnh Hưng (1748), thám hoa Nguyễn Huy Oánh khi làm sứ có nhận xét rằng: ”Ở hồ Động Đình, thuyền bè của ta được thuận gió” có lẽ là chỉ vào việc đó." [Tạ Đức]

Đất Tổ giờ chỉ còn trong ký ức, người Việt chỉ còn có thể ghi nhớ thông qua huyền sử của dân tộc là Phú Thọ bịa đặt, tuy sai bét nơi đó đối với người Việt, vùng đất đó mãi linh thiêng fake. Con nơi chính xác đánh dấu giai đoạn văn hiến đầu tiên của dân tộc Việt thì lãng quên.
Vì nó thuộc Trung Quốc
ban do xich quy 2 1

Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay
Chung quy là Việt và Tàu thì 1 gốc phải ko 😆.
Ko phải thì cũng lai tạp vs nhau.
Khác nhau về địa lý, nhưng tập quán, sinh lý tương đồng nhau chứ gì.
 
Chung quy là Việt và Tàu thì 1 gốc phải ko 😆.
Ko phải thì cũng lai tạp vs nhau.
Khác nhau về địa lý, nhưng tập quán, sinh lý tương đồng nhau chứ gì.
Việt + Hoa dưới sông Dương Tử là 1 gốc
Người Hoa bên China mau nhập tịch Việt Nam để hưởng quyền lợi
GDP Việt Nam mỗi người nay là 43.000 USD/năm rồi
 
Parkee tao nghĩ khác biệt vẫn đến từ 1945~1975 thôi.
Bản chất Đàng Trong cũng do Nguyễn Hoàng kéo vào, di cư, bành trướng dần thôi.
Gốc gác ko khác mấy.
lại giọng bọn pakee đòi làm bố đàng trong, đàng trong có dân đàng trong rồi, champa, tàu,..di cư vào bao nhiêu đòi đẻ cả mn? di tích văn hóa chăm, khme bọn bắc cụ đẻ ra luôn à?
Về mặt nhơn chủng, người miền Nam đa số có gốc Ngũ Quảng – thành phần lưu dân từ miền Trung, người Khmer bản địa, người Hoa Minh Hương tị nạn nhà Thanh, người Nhựt Bổn tị nạn, người Thái Lan (trong các trận chiến). Người Bắc Hà chỉ đóng góp gene trong lần di dân đầu tiên (gia tộc Mạc Cảnh Huống theo chúa Nguyễn vào Nam)
 
ngày xưa đi học đéo ai giải thích Động Đình Hồ với dải núi Ngũ Linh là ở đâu
có vẻ giáo viên cũng kệ cho học sinh nghĩ đó là nơi truyền thuyết nào đó

chứ để cho biết, hóa con mẹ nó ra nguồn gốc tộc việt là từ tàu
thì hỏng... :confuse:
 
Parkee tao nghĩ khác biệt vẫn đến từ 1945~1975 thôi.
Bản chất Đàng Trong cũng do Nguyễn Hoàng kéo vào, di cư, bành trướng dần thôi.
Gốc gác ko khác mấy.
Kéo cc. Dân Đàng Trong nó như dân SG - Miền Tây tứ xứ hội nhập về. Và cũng đéo có tư tưởng ai là Tộc chính thống. Có chăng chỉ phân biệt khi gọi nhau là : Mọi - Miên - Tàu - Việt
 
Chung quy là Việt và Tàu thì 1 gốc phải ko 😆.
Ko phải thì cũng lai tạp vs nhau.
Khác nhau về địa lý, nhưng tập quán, sinh lý tương đồng nhau chứ gì.
M ko hiểu à
Tàu gốc là hoa hạ ở hoàng hà
Việt gốc ở dương tử - trường giang
Tàu - hoa hạ nó xâm lược xuống nam. Dân việt số thì chạy xuồng phía nam số thì bị đồng hoá
Đám phía nam là lai hoa- việt nên nhìn giống ng việt hơn đám hoa bắc giống mông cổ
Cái vụ này nó đơn giản vậy mà nhiều t cứ cố tình bẻ thành việt với tàu cùng gốc chả hiểu nổi
 
Kéo cc. Dân Đàng Trong nó như dân SG - Miền Tây tứ xứ hội nhập về. Và cũng đéo có tư tưởng ai là Tộc chính thống. Có chăng chỉ phân biệt khi gọi nhau là : Mọi - Miên - Tàu - Việt
Từ Quảng Nam đổ vào rõ ràng là có sự lai tạp mạnh giữa các tộc.
Trong Nam thì người Hoa cũng đông
 
M ko hiểu à
Tàu gốc là hoa hạ ở hoàng hà
Việt gốc ở dương tử - trường giang
Tàu - hoa hạ nó xâm lược xuống nam. Dân việt số thì chạy xuồng phía nam số thì bị đồng hoá
Đám phía nam là lai hoa- việt nên nhìn giống ng việt hơn đám hoa bắc giống mông cổ
Cái vụ này nó đơn giản vậy mà nhiều t cứ cố tình bẻ thành việt với tàu cùng gốc chả hiểu nổi
Đám Việt còn lại bị 1000 năm bắc thuộc ko lai tạp hoa-việt, hoặc hoa-việt-việt à mày?
 
Chứng tỏ mày coi tiktok duoyin quá 18h/ngày nên nghĩ gái tàu đẹp :))
Tùy vùng. TQ cũng có nhiều tộc người. Đến vùng Giang Tô, Chiết Giang gái xinh ngon đầy. Xưa gọi là Giang Nam nổi tiếng gái xinh từ trong sách vở, lịch sử, truyện Kiều cũng là từ đó mà ra. Còn ví dụ đi Hồ Nam, dân tộc Mông gái toàn mặt vuông, má phúng phính, lùn.
 
Đám Việt còn lại bị 1000 năm bắc thuộc ko lai tạp hoa-việt, hoặc hoa-việt-việt à mày?
Đám còn lại cũng lai nhưng ko bằng vì xa hơn
Như đám chăm có thuyết bảo thật ra cũng là Việt nhưng xa qua tàu nó dek quan tâm nên tách ra trước rồi tiếp nhận vh ấn rẽ nhánh luôn
Thời đó thì lai lung tung cả chỉ là mức độ đồng hoá tới đâu thôi
Vd như tiếng quảnh đông vọn tq vẫn gọi là Việt ngữ, mà gần đây thì nó cũng bị mai một dần luôn
 
Tùy vùng. TQ cũng có nhiều tộc người. Đến vùng Giang Tô, Chiết Giang gái xinh ngon đầy. Còn ví dụ đi Hồ Nam, dân tộc Mông gái toàn mặt vuông, má phúng phính, lùn.
Tây Thi nước Việt năm xưa cũng người vùng Giang Đông này, nói chung nữ nhân vùng Giang Nam xinh đẹp hơn gái miền bắc, Trung Nguyên !! Càn Long năm xưa hay xuất cung đi Nam Tuần là để ngắm gái miền Nam là chính, gần dân là phụ :3
 

Có thể bạn quan tâm

Top