Joker206vn
Chúa tể đa cấp
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm, không cần tài sản bảo đảm nếu dự luật sửa đổi Luật TCTD được thông qua.
Đề xuất tăng quyền xử lý rủi ro hệ thống qua cơ chế cho vay đặc biệt. Ảnh: Hải Nguyễn.
Trao quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không cần tài sản bảo đảm
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể sẽ được trao quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không cần tài sản bảo đảm, nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Theo thông tin từ NHNN, việc sửa đổi này nhằm triệt để phân cấp, phân quyền, giúp cơ quan điều hành chính sách tiền tệ có thể xử lý kịp thời các rủi ro hệ thống, đặc biệt với các TCTD yếu kém, mà không cần qua nhiều cấp trung gian như trước.
Hiện nay, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm hoặc không có tài sản bảo đảm vẫn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ tháng 3.2025, Chính phủ đã thống nhất chủ trương chuyển quyền quyết định về cho NHNN, nhằm đảm bảo tính linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả trong điều hành hệ thống tài chính – ngân hàng.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã chỉ đạo tại Công văn số 2923/VPCP-KTTH ngày 8.4.2025, yêu cầu NHNN “khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định thẩm quyền cho vay đặc biệt” và nhấn mạnh nguyên tắc phân cấp, phân quyền đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống.
Hỗ trợ ngân hàng yếu, giảm nguy cơ đổ vỡ hệ thống
Cơ chế “cho vay đặc biệt” là một trong các công cụ quan trọng để NHNN hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời. Tuy nhiên, quy trình phức tạp, thời gian kéo dài đã từng khiến việc hỗ trợ không phát huy hiệu quả, thậm chí có trường hợp mất kiểm soát.
Với cơ chế mới được đề xuất, NHNN có thể trực tiếp ra quyết định cho vay đặc biệt trong tình huống khẩn cấp, rút ngắn thời gian phản ứng, giảm nguy cơ lây lan rủi ro trong hệ thống.
Bên cạnh đó, dự luật cũng nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, khả thi, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật.
Thay đổi lớn trong xử lý rủi ro ngành ngân hàng
Việc trao thêm quyền cho NHNN được đặt trong tổng thể các nỗ lực “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.
Dự thảo luật này được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt trong cơ chế xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng hơn trong việc can thiệp hỗ trợ hệ thống, đặc biệt khi nền kinh tế đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

Trao quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không cần tài sản bảo đảm
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể sẽ được trao quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không cần tài sản bảo đảm, nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Theo thông tin từ NHNN, việc sửa đổi này nhằm triệt để phân cấp, phân quyền, giúp cơ quan điều hành chính sách tiền tệ có thể xử lý kịp thời các rủi ro hệ thống, đặc biệt với các TCTD yếu kém, mà không cần qua nhiều cấp trung gian như trước.
Hiện nay, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm hoặc không có tài sản bảo đảm vẫn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ tháng 3.2025, Chính phủ đã thống nhất chủ trương chuyển quyền quyết định về cho NHNN, nhằm đảm bảo tính linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả trong điều hành hệ thống tài chính – ngân hàng.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã chỉ đạo tại Công văn số 2923/VPCP-KTTH ngày 8.4.2025, yêu cầu NHNN “khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định thẩm quyền cho vay đặc biệt” và nhấn mạnh nguyên tắc phân cấp, phân quyền đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống.
Hỗ trợ ngân hàng yếu, giảm nguy cơ đổ vỡ hệ thống
Cơ chế “cho vay đặc biệt” là một trong các công cụ quan trọng để NHNN hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời. Tuy nhiên, quy trình phức tạp, thời gian kéo dài đã từng khiến việc hỗ trợ không phát huy hiệu quả, thậm chí có trường hợp mất kiểm soát.
Với cơ chế mới được đề xuất, NHNN có thể trực tiếp ra quyết định cho vay đặc biệt trong tình huống khẩn cấp, rút ngắn thời gian phản ứng, giảm nguy cơ lây lan rủi ro trong hệ thống.
Bên cạnh đó, dự luật cũng nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, khả thi, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật.
Thay đổi lớn trong xử lý rủi ro ngành ngân hàng
Việc trao thêm quyền cho NHNN được đặt trong tổng thể các nỗ lực “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.
Dự thảo luật này được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt trong cơ chế xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng hơn trong việc can thiệp hỗ trợ hệ thống, đặc biệt khi nền kinh tế đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.