Dù sát nhập hay không thì vẫn mãi là TP.Hồ Chứa Mưa.

Một cơn mưa ngang qua làm tụt hết mẹ những háo hức về kỷ nguyên vươn mình, kéo ta trở về thực tại của những con đường ngập nước thân thương!
 
Người dân không biết vì sao vùng đất gò cao (Gò Vấp +Thủ Đức) bị ngập sau mưa rất lâu (24 tiếng) và vùng đất thấp (Nhà Bè + Bình Chánh) ngập do triều cường 2-3 tiếng?

Nói thẳng ra do “đô thị hóa tham lam ngu dốt”! Ngày xưa, Thủ Đức, Gò Vấp là đất gò trồng rẫy, nước mưa ngấm xuống đất và chảy trên bề mặt tùy theo lưu vực đổ ra kênh, mương. Khi cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng không xét code nền có cản trở nước mưa thoát trên bề mặt không. Sở cho mật độ xây dựng, nhưng không kiểm tra phần diện tích không được xây phải để trống cho nước mưa ngấm xuống đất.

Hồi xưa ở Tân Sơn Nhứt, nên tôi biết 1.530 hecta đất phi trường và vùng đệm xung quanh (Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn) đều xài mương, cống hở. Ở phía nam, mương hở từ Sư đoàn Dù chảy qua trường Quốc gia Nghĩa tử đổ ra cây cầu (nay lấp bít xây bệnh viện đa khoa Tân Bình) chảy vô kênh Nhiêu Lộc. Cống hở từ cổng Phi Long chảy ra trước cổng bệnh viện 3 đã chiến Hoa Kỳ (nay là bệnh viện Phụ sản). Mương hở phía Bắc Tân Sơn Nhứt dẫn ra kênh Hy Vọng dài 1,2 km đổ vào Tham Lương. Mương hở phía Đông Tân Sơn Nhứt đổ ra Gò Vấp.

Sau năm 1975, lần lượt các mương hở xung quanh Tân Sơn Nhứt bị lấp thành cống hộp, các hồ trữ nước (trong trại Hoàng Hoa Thám) bị lấp, xây Khu dân cư Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám. Chưa kể, tất cả kênh trong nội thành bị lấn chiếm thu hẹp, nhiều đoạn kênh bị lấp đặt cống vì lý do hôi thúi, như kênh Hy Vọng, kênh Hàng Bàng (từ Lò Gốm đến Bình Tiên).

Nếu Sở chỉ nạo vét các kênh mương, mà không tháo dỡ bê tông phần đất không được xây dựng, hạ các code nền cản dòng chảy bề mặt, không phục hồi ao chứa nước trong Hoàng Hoa Thám, hồ Kỳ Hòa, Radar Phú Lâm, Bàu Cát…thì hệ thống cống hộp không đủ thể tích để thoát nước.

Bởi vậy, mới có các bài báo đặt tựa mỉa mai “Gò Vấp, Thủ Đức: Nâng đường cao mấy vẫn không hết ngập”; “Nhiều đường ở thành phố Thủ Đức ngập nước 24 tiếng chưa rút”.

Trước năm 1975, Nhà Bè, Bình Chánh là vùng ruộng bán ngập (nước lớn ruộng ngập 4-5 tấc, nước ròng mặt ruộng cao hơn mặt nước 1-2 mét). Ngày nay, do san lấp ruộng xây nhà, nước không tràn đồng được, mực nước lớn trên dòng sông cao lên, nên Nhà Bè, Bình Chánh chuyển từ “ruộng bán ngập” thành “đường bán ngập’’!
Giờ còn đất Củ Chi không ngập thôi nhỉ?
 
"Thành phố Hồ Chứa Mưa quê ta
Đã viết nên trang thiên cô hồn ca
Thiên cô hồn ca ngàn năm sáng chói
Lưu danh đến muôn đời..."
 
Tao nói thẳng, nhìn thành phố Sài Gòn đéo xứng đáng là 1 đại đo thị,

nó thua gần như tất cả đại đô thị trên thế giới luôn, kể cả bọn có gdp cùng với Việt Nam

Chúng ta ko nhìn nhận ra vấn đề để sửa sai thì muôn đời Sài gòn ko tiên lên nổi, tiến lên nổi ý tao là mức sống, điều kiện sống của Đa số người dân bình thường
 

Cơn mưa như trút nước sáng 10-5 khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nước nặng, tại rốn ngập chợ Thủ Đức cống lại bung lên.​


ngập nước - Ảnh 1.
Cống nước bung, đường ngập nước tại chợ Thủ Đức - Ảnh: MINH HÒA

Cơn mưa lớn trút xuống nhiều nơi ở TP.HCM từ sáng sớm 10-5 khiến nhiều đường ngập nước.

Ghi nhận tại chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức), mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường xung quanh như Lê Văn Minh, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam... Nhiều người đi xe máy thấy nước ngập sâu nên không dám qua, đành quay đầu xe.

Một số trường hợp cố vượt qua bị chết máy phải dẫn bộ.

Tại đây, một số cống nước bị bung lên do áp lực nước mạnh, nước thoát không kịp. Dự án thoát nước tại đây vừa được khánh thành hơn 1 năm trước và cũng từng xảy ra tình trạng tương tự trong cơn mưa lớn đầu mùa mưa 2024.

Ông Phan An Quốc (58 tuổi) có nhà trên đường Dương Văn Cam, cho biết trước khi làm cống ở chợ Thủ Đức, đường này ngập chậm hơn, từ khi làm cống ở chợ xong, mỗi khi mưa lớn nước tràn về hết nên ngập rất nhanh, hơn đầu gối.

ngập nước - Ảnh 2.
Mưa lớn, trước nhà ông Phan An Quốc ngập nặng, nước tràn vào nhà hư hỏng đồ đạc - Ảnh: MINH HÒA

Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên cho biết sáng nay tại TP.HCM nhiều nơi lượng mưa vượt mức 100mm. Cụ thể Củ Chi mưa 217mm, Phạm Văn Cội 107,4mm, Thủ Đức 103,8mm. Các nơi khác của Nam Bộ cũng mưa từ 90mm đến hơn 100mm.

Đây được nhận định là trận mưa to nhất từ đầu mùa.

Trong những ngày tới mưa sẽ tiếp tục xảy ra, do hình thành rãnh áp thấp hướng Tây Bắc - Đông Nam có trục qua Bắc Bộ và khu vực Nam Biển Đông. Rãnh này hoạt động mạnh dần lên chi phối thời tiết Nam Bộ. Gió tây nam cũng có cường độ trung bình yếu.

Chiều và tối mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to đến mưa rất to. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh, lốc, sét, mưa đá.

Cơ quan khí tượng thủy văn cũng cho biết thêm TP.HCM đã chính thức vào mùa mưa. So với mặt bằng chung, TP.HCM vào mùa mưa chậm hơn một số tỉnh khác, có tỉnh đã bước vào mùa mưa từ cuối tháng 4.

Thông thường những trận mưa đầu mùa sẽ diễn biến nhanh, mây phát triển nhanh, gây mưa trên phạm vi hẹp, cường độ mưa lớn.

Cơ quan chức năng đặc biệt lưu ý thời điểm đầu tháng 5 nền nhiệt còn cao, độ ẩm không khí cũng cao dần do gió tây nam bắt đầu hình thành đẩy ẩm từ biển vào. Vì vậy trong các trận mưa thường kèm dông, sét, gió giật, thậm chí có thể xuất hiện mưa đá.

Dự báo trong tháng 5 sẽ có một vài đợt mưa diện rộng, với một vài nơi có mưa lớn, khả năng gây ngập sâu trong các đô thị lớn. Đặc biệt cần đề phòng khả năng những vùng áp thấp trên biển gây thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh, biển động gây nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

Một số hình ảnh mưa to, ngập nước tại TP.HCM sáng 10-5:

ngập nước - Ảnh 3.
Nhiều nhà dân ven đường Lê Văn Minh, phường Linh Tây ngập nặng, nước tràn vào nhà - Ảnh: MINH HÒA

ngập nước - Ảnh 4.
Ông Hoàng Hải (54 tuổi) có sạp ở chợ Thủ Đức - buôn bán phụ tùng xe đạp - bị nước ngập tràn vào cho biết khu vực này cứ mưa lớn là ngập nặng, người dân buôn bán các sạp ở chợ thiệt hại nặng, hư hỏng đồ đạc do nước tràn vào - Ảnh: MINH HÒA

ngập nước - Ảnh 5.
Ngập tại đường song hành xa lộ Hà Nội, xe ô tô chìm trong nước - Ảnh: TIẾN TRẦN

ngập nước - Ảnh 6.
Mưa ngập đoạn trước ga metro Đại học Quốc gia - Ảnh: TIẾN TRẦN

ngập nước - Ảnh 7.
Gần 8h, đường sá vẫn tối đen, xe cộ bật đèn chạy - Ảnh: CHÂU TUẤN

ngập nước - Ảnh 8.
Lực lượng chức năng hướng dẫn, cảnh báo người dân không đi qua chỗ ngập trên đường Dương Văn Cam - Ảnh: MINH HÒA

ngập nước - Ảnh 9.
Đường Đặng Thùy Trâm (quận Bình Thạnh) ngập lênh láng vào sáng 10-5 - Ảnh: CHÂU TUẤN

TP.HCM có nơi mưa hơn 200mm, chợ Thủ Đức cống bung, nhiều đường ngập nước - Ảnh 11.
Ngập gần cả mét tại đường Dương Văn Cam - Ảnh: HUY LÊ

TP.HCM có nơi mưa hơn 200mm, chợ Thủ Đức cống bung, nhiều đường ngập nước - Ảnh 12.
Nhân viên công ty thoát nước nhặt rác trên miệng cống cho nước thoát nhanh - Ảnh: MINH HÒA
@Xoanquay vác ghe ngồi nhậu cứ gọi là mát rượi ;))
 

Có thể bạn quan tâm

Top