newboi
Con chim biết nói
25/03/2025 Trần Lý
về Chiến lược Toàn cầu của Mỹ sau Cuộc Cách mạng Fracking (dầu đá phiến) cùng các diễn tiến tiếp tục xảy ra sau đó như Chiến Tranh Ukraine.. chiến lược Năng lượng toàn cầu của Mỹ đang tiếp tục qua các Chiến thuật về Đất hiếm mà Mỹ đang tiến từng bước thực hiện (sau Lithium, Bình điện.. ), dự tính đến năm 2035, Mỹ sẽ điều hành Thế giới bằng.. năng lượng... hay Mỹ sẽ trở thành một Đế quốc Năng lượng toàn cầu.
Tổng Thống Trump, ngay trong buổi lễ Tuyên thệ nhậm chức, tuyên bố : “Drill, baby, drill”; công bố Mỹ trong tình trạng ‘national energy emergency; và “American energy all over the world”..
Lời tuyên bố “American energy all over the world” cho thấy Mỹ đang thực hiện Chiến Lược Dầu khí toàn cầu, mở rộng thị thường bán dầu-khí đến nhiều quốc gia :
(Thị trường Dầu khí toàn cầu hiện vượt quá con số 2 ngàn tỷ (trillions) USD)
BBC World Service (ngày 17 tháng 2 năm 2025) có bản tóm lược :
1- Khai thác Khí đốt Alaska
Geopolitical Monitor (ngày 6 tháng 2 năm 2025) ghi nhận mối liên hệ giữa Chính sách Kinh tế (Tariff) của Trump với việc tái sinh các Dự án LNG Alaska..
Theo tạp chí này: Dự án , đang bị trì hoãn, Alaska LNG, vận chuyển khí đốt thiên nhiên từ khu vực giàu nguồn năng lượng tại Tiểu bang Alaska, và đưa ra thị trường toàn cầu, đã được ‘tái sinh’ qua một Hợp đồng ký kết giữa Alaska Gasline Development Corporation và tập đoàn Glenfarne (doanh nghiệp chuyên phát triển các Cơ cấu hạ tầng, có trụ sở tại New York). bên cạnh đó là một Sắc lệnh Hành pháp của Trump bãi bỏ các điều lệ bó buộc của LIên bang từng gây ngăn trở cho kế hoạch này. Các đe dọa áp dụng tariff lên các sản phẩm của Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tạo một áp lực để các quốc gia này phải tích cực tham gia đầu tư vào phương án..
Dự án với chi phí dự trù 44 tỷ USD, liên quan đến việc xây cất một Hệ thống ống dẫn khí đốt dài 800 dặm chuyển khí đốt từ Alaska’s North Slope (ảnh dưới) đến một Cơ sở hóa lỏng, cũng tại Alaska..Khi hoạt động, cơ sở này sẽ có khả năng cung cấp 20 triệu tấn khí đốt hóa lỏng (LNG), mỗi năm và giao đến 2 khách hàng chính là Nhật Bản và Hàn Quốc (2 quốc gia này có sẵn những hạm đội vận chuyển LNG ‘mạnh’ nhất thế giới). Dự án cũng sẽ tạo nhiều công việc, xây dựng các cấu trúc căn bản và gia tăng lợi tức dài hạn cho Tiểu bang Alaska
Ngoài vai trò kinh tế, Khí đốt Alaska còn nằm trong một chiến lược dùng Dầu Khí của Mỹ, để đạt được các mục tiêu địa chính trị [geopolitics]..Các nước Đồng minh của Mỹ tại Châu Á luôn tìm cách giảm sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga và Qatar.., nhưng hiện chưa có phương thức ‘ hoàn toàn không dùng Khí đốt Nga’ do các yếu tố địa lý.. Khi LNG Alaska hoạt động, các nước Châu Á đang phải nhập cảng Khí đốt Nga, sẽ có thêm sự lựa chọn tùy theo nhu cầu an ninh của họ.
Hàn Quốc và Nhật Bản, cả hai đều là những nước quan trọng nhập cảng Khí-đốt, đã phải xét duyệt lại vấn đề an ninh quốc gia ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine và dọa ‘khóa vòi khí đốt bán cho Châu Âu, (nếu Châu Âu không nhượng bộ trước các đòi hỏi ‘địa chính trị' của Nga). Trong khi Nga thất bại, không thể khuất phục được Châu Âu, thì Nhật Bản và Hàn Quốc.. lại mất niềm tin vào nguồn cung Dầu-Khí từ Nga..
Nhật Bản, tuy hợp tác với Nga trong kế hoạch khai thác Khí đốt tại mỏ Sakhalin-2 (ảnh dưới) và nhận được 9% nhu cầu khí đốt từ Nga, nay đã quyết định chuyển trục và kết nối với Dầu-khí Mỹ, đặc biệt khi Alaska LNG thành hiện thực..
Hàn Quốc, tự nguyện giảm nhập LNG từ Nga (LNG không nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ đối với Khí đốt Nga ), và chuyển sang LNG nhập từ Úc, Qatar, Mỹ... đồng thời nhập thêm một số lượng phụ từ Malaysia và Oman..
Các chương trình phục hồi hoạt động đã được Trump đề ra từ Nhiệm kỳ 1 (năm 2017) Mỹ đã có ‘viễn kiến’ xuất cảng Khí đốt sang Châu Á..nhưng qua nhiệm kỳ của Biden thì chính sách môi sinh của Đảng Dân chủ đã làm ngưng trệ mọi kế hoạch phát triển..
Tổng Thống Trump, khởi đầu nhiệm kỳ mới, đã quyết tâm thực hiện Chiến lược, đưa khí đốt Mỹ sang Châu Á (bao vây Dầu-khí Nga,) không chỉ bằng một loạt các sắc lệnh hành pháp :
Tổng Thống Trump cùng Bộ trưởng Năng lượng Burgum (ảnh trên) đã có những cuộc hội đàm riêng với Thủ Tướng Shigeru Ishiba (ảnh dưới) thảo luận về hợp tác Nhật-Mỹ, khai thác Khí đốt Alaska, cùng kế hoạch Nhật Bản góp phần vào dự án 44 tỷ USD này… Dự án vẫn được giữ trong vòng bí mật, chưa có chi tiết nào được chính thức công bố,,
Kế hoạch của Trump, khi thành hình, theo chuyên viên Kenneth Weinstein (ảnh dưới) Viện Hudson Institute sẽ “vẽ lại bản đồ . năng lượng ‘ của khu vực Nam Á, dưới sự điều hành của Mỹ..
ngày 20 tháng 3 năm 2025 theo tin Reuters, Công Ty Quốc doanh năng lượng Đài Loan, CPC Corp đã ký thỏa ước hợp tác đầu tư vào Alaska LNG (với Alaska Gasline Development Corp), và sẽ mua Khí đốt từ Alaska như nguồn cung cấp năng lượng chính cho Đài Loan.
Dự án gồm :
LNG Mỹ hiện được vận chuyển sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan từ các Cơ sở tại Vịnh Mexico, sau đó qua Kênh đào Panama, hoạch có khi phải đi thật xa, vòng qua Châu Phi và Ấn Độ Dương (xem dưới) Mỹ chưa có các Cơ sở xuất cảng LNG bên bờ biển Phía Tây, Dự án duy nhất sắp hoạt động là Dự án Sempra’s Costa Azul (do Mỹ đầu tư) tại Mexico (xem dưới)
2- Dầu khí Canada.. qua đường ống Mỹ.
LNG Alaska không chỉ đơn thuần là một kế hoạch phát triển kinh tế Alaska và xuất cảng khí đốt sang thị trường Châu Á, nhưng về Geopolitics (địa chính trị) là kế hoạch ‘nắm chặt’ các Đồng minh của Mỹ tại Nam Á và còn là một Chiến Lược ‘kết nối’ chặt thêm lệ thuộc kinh tế Dầu-khí của Canada với Mỹ ! khi LNG Alaska nối kết với Khí đốt Canada !
LNG Alaska còn là một ‘cú giò lái ‘ của Chiến lược Dầu Khí Mỹ, đối phó với Khí đốt Canada! (Nhật đang có thỏa ước tạm mua Khí đốt của Alberta (Canada), LNG Canada Development Inc, đang có kế hoạch xuất cảng Khí đốt từ Alberta, và từ British Columbia với việc xây dựng một cơ sở hóa lỏng lại Kitimat (ảnh dưới); Kế hoạch này là ‘đầu tư cộng tác’ giữa Shell, Petronas, PetroChina, Mitsubishi)..nhưng đang gặp ‘cạnh tranh trực tiếp của LNG Alaska..)
Canada đang có đường ống dẫn khí đốt ‘địa phương’ dài 670 km tử Mỏ khí đốt Dawson Creek đến Kitimat, có khả năng chuyển vận 2.1 tỷ mét khối khí/ngày) Đường ống đã hoàn tất vào năm 2025, nhưng chưa hoạt động đủ công suất do còn phải xây dựng tiếp các trạm bơm trung chuyển. Ngoài ra Cơ sở hóa lỏng cũng chưa hoàn thành.
LNG Alaska đã có sẵn những ‘phương án’ kết nối với Khí đốt Canada và trong tương lai năm 2030, Khí đốt Canada sẽ có thể được chuyển sang Mỹ và rồi sau đó qua các Cơ sở hóa lỏng bên bờ Thái Bình Dương.. theo đúng đường lối Petropolitics của Mỹ ?
về Chiến lược Toàn cầu của Mỹ sau Cuộc Cách mạng Fracking (dầu đá phiến) cùng các diễn tiến tiếp tục xảy ra sau đó như Chiến Tranh Ukraine.. chiến lược Năng lượng toàn cầu của Mỹ đang tiếp tục qua các Chiến thuật về Đất hiếm mà Mỹ đang tiến từng bước thực hiện (sau Lithium, Bình điện.. ), dự tính đến năm 2035, Mỹ sẽ điều hành Thế giới bằng.. năng lượng... hay Mỹ sẽ trở thành một Đế quốc Năng lượng toàn cầu.
Tổng Thống Trump, ngay trong buổi lễ Tuyên thệ nhậm chức, tuyên bố : “Drill, baby, drill”; công bố Mỹ trong tình trạng ‘national energy emergency; và “American energy all over the world”..
Lời tuyên bố “American energy all over the world” cho thấy Mỹ đang thực hiện Chiến Lược Dầu khí toàn cầu, mở rộng thị thường bán dầu-khí đến nhiều quốc gia :
(Thị trường Dầu khí toàn cầu hiện vượt quá con số 2 ngàn tỷ (trillions) USD)
BBC World Service (ngày 17 tháng 2 năm 2025) có bản tóm lược :
- Ấn Độ và Mỹ thỏa thuận việc gia tăng cung cấp Dầu-Khí Mỹ cho thị trường Ấn Độ. Trong chuyến viếng thăm Mỹ ngày 12 tháng 2 năm 2025 thủ tướng Modi (ảnh dưới) xác nhận trong ’thỏa ước chung’ : Mỹ sẽ là Quốc gia cung cấp (hàng đầu) về dầu thô, chế phẩm hóa dầu và khí đốt cho Ấn Độ..

- Chỉ vài ngày sau khi Trump nhậm chức, Hàn Quốc, một trong những quốc gia nhập cảng LNG nhiều nhất, cho biết sẽ gia tăng mua LNG của Mỹ để giảm sự thặng dư mậu dịch giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời để cải thiện an ninh của Hàn Quốc về năng lượng, đang phải nhập cảng từ nhiều nguồn, trong đó có Nga.
- Công ty năng lượng quan trọng Nhật Bản JERA,.. cũng có kế hoạch dự trù mua thêm LNG của Mỹ..
- Tình hình Dầu-Khí trong Kế hoạch của Mỹ hiện nay ?
1- Khai thác Khí đốt Alaska
Geopolitical Monitor (ngày 6 tháng 2 năm 2025) ghi nhận mối liên hệ giữa Chính sách Kinh tế (Tariff) của Trump với việc tái sinh các Dự án LNG Alaska..
Theo tạp chí này: Dự án , đang bị trì hoãn, Alaska LNG, vận chuyển khí đốt thiên nhiên từ khu vực giàu nguồn năng lượng tại Tiểu bang Alaska, và đưa ra thị trường toàn cầu, đã được ‘tái sinh’ qua một Hợp đồng ký kết giữa Alaska Gasline Development Corporation và tập đoàn Glenfarne (doanh nghiệp chuyên phát triển các Cơ cấu hạ tầng, có trụ sở tại New York). bên cạnh đó là một Sắc lệnh Hành pháp của Trump bãi bỏ các điều lệ bó buộc của LIên bang từng gây ngăn trở cho kế hoạch này. Các đe dọa áp dụng tariff lên các sản phẩm của Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tạo một áp lực để các quốc gia này phải tích cực tham gia đầu tư vào phương án..

Dự án với chi phí dự trù 44 tỷ USD, liên quan đến việc xây cất một Hệ thống ống dẫn khí đốt dài 800 dặm chuyển khí đốt từ Alaska’s North Slope (ảnh dưới) đến một Cơ sở hóa lỏng, cũng tại Alaska..Khi hoạt động, cơ sở này sẽ có khả năng cung cấp 20 triệu tấn khí đốt hóa lỏng (LNG), mỗi năm và giao đến 2 khách hàng chính là Nhật Bản và Hàn Quốc (2 quốc gia này có sẵn những hạm đội vận chuyển LNG ‘mạnh’ nhất thế giới). Dự án cũng sẽ tạo nhiều công việc, xây dựng các cấu trúc căn bản và gia tăng lợi tức dài hạn cho Tiểu bang Alaska

Ngoài vai trò kinh tế, Khí đốt Alaska còn nằm trong một chiến lược dùng Dầu Khí của Mỹ, để đạt được các mục tiêu địa chính trị [geopolitics]..Các nước Đồng minh của Mỹ tại Châu Á luôn tìm cách giảm sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga và Qatar.., nhưng hiện chưa có phương thức ‘ hoàn toàn không dùng Khí đốt Nga’ do các yếu tố địa lý.. Khi LNG Alaska hoạt động, các nước Châu Á đang phải nhập cảng Khí đốt Nga, sẽ có thêm sự lựa chọn tùy theo nhu cầu an ninh của họ.
Hàn Quốc và Nhật Bản, cả hai đều là những nước quan trọng nhập cảng Khí-đốt, đã phải xét duyệt lại vấn đề an ninh quốc gia ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine và dọa ‘khóa vòi khí đốt bán cho Châu Âu, (nếu Châu Âu không nhượng bộ trước các đòi hỏi ‘địa chính trị' của Nga). Trong khi Nga thất bại, không thể khuất phục được Châu Âu, thì Nhật Bản và Hàn Quốc.. lại mất niềm tin vào nguồn cung Dầu-Khí từ Nga..
Nhật Bản, tuy hợp tác với Nga trong kế hoạch khai thác Khí đốt tại mỏ Sakhalin-2 (ảnh dưới) và nhận được 9% nhu cầu khí đốt từ Nga, nay đã quyết định chuyển trục và kết nối với Dầu-khí Mỹ, đặc biệt khi Alaska LNG thành hiện thực..

Hàn Quốc, tự nguyện giảm nhập LNG từ Nga (LNG không nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ đối với Khí đốt Nga ), và chuyển sang LNG nhập từ Úc, Qatar, Mỹ... đồng thời nhập thêm một số lượng phụ từ Malaysia và Oman..

- Những ‘vấn đề’ tồn tại của Alaska LNG (ảnh trên)
Các chương trình phục hồi hoạt động đã được Trump đề ra từ Nhiệm kỳ 1 (năm 2017) Mỹ đã có ‘viễn kiến’ xuất cảng Khí đốt sang Châu Á..nhưng qua nhiệm kỳ của Biden thì chính sách môi sinh của Đảng Dân chủ đã làm ngưng trệ mọi kế hoạch phát triển..
Tổng Thống Trump, khởi đầu nhiệm kỳ mới, đã quyết tâm thực hiện Chiến lược, đưa khí đốt Mỹ sang Châu Á (bao vây Dầu-khí Nga,) không chỉ bằng một loạt các sắc lệnh hành pháp :
- Tăng nhanh phát triển tài nguyên
- Thúc đẩy việc rút thời gian cấp giáp phép, khuyến khích mọi kế hoạch đầu tư.
- Bãi bỏ các luật lệ không cần thiết
- Đơn giản các thủ tục đầu tư và khai thác Dầu-Khí..

Tổng Thống Trump cùng Bộ trưởng Năng lượng Burgum (ảnh trên) đã có những cuộc hội đàm riêng với Thủ Tướng Shigeru Ishiba (ảnh dưới) thảo luận về hợp tác Nhật-Mỹ, khai thác Khí đốt Alaska, cùng kế hoạch Nhật Bản góp phần vào dự án 44 tỷ USD này… Dự án vẫn được giữ trong vòng bí mật, chưa có chi tiết nào được chính thức công bố,,

Kế hoạch của Trump, khi thành hình, theo chuyên viên Kenneth Weinstein (ảnh dưới) Viện Hudson Institute sẽ “vẽ lại bản đồ . năng lượng ‘ của khu vực Nam Á, dưới sự điều hành của Mỹ..

ngày 20 tháng 3 năm 2025 theo tin Reuters, Công Ty Quốc doanh năng lượng Đài Loan, CPC Corp đã ký thỏa ước hợp tác đầu tư vào Alaska LNG (với Alaska Gasline Development Corp), và sẽ mua Khí đốt từ Alaska như nguồn cung cấp năng lượng chính cho Đài Loan.
Dự án gồm :
- Đường ống dài 807 miles, đường kính ống dẫn 42-inch; Khởi điểm tại Prudhoe Bay (Alaska’s North Slope) ;chấm dứt tại Valdez. (Thương cảng duy nhất tại Bắc Mỹ vùng Arctic, không bị đóng đá vào mùa Đông).
- Nhiều điểm nối chia nhánh giúp phân phối khí đốt đến toàn Tiểu bang Alaska.
- Nhiều trạm bơm dọc theo đường ống.
- Nhà máy Hóa lỏng được xây dựng tại Nikiski, và từ đây sẽ được xuất cảng bằng các tàu chuyên chở LNG đi Châu Á..
LNG Mỹ hiện được vận chuyển sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan từ các Cơ sở tại Vịnh Mexico, sau đó qua Kênh đào Panama, hoạch có khi phải đi thật xa, vòng qua Châu Phi và Ấn Độ Dương (xem dưới) Mỹ chưa có các Cơ sở xuất cảng LNG bên bờ biển Phía Tây, Dự án duy nhất sắp hoạt động là Dự án Sempra’s Costa Azul (do Mỹ đầu tư) tại Mexico (xem dưới)
2- Dầu khí Canada.. qua đường ống Mỹ.
LNG Alaska không chỉ đơn thuần là một kế hoạch phát triển kinh tế Alaska và xuất cảng khí đốt sang thị trường Châu Á, nhưng về Geopolitics (địa chính trị) là kế hoạch ‘nắm chặt’ các Đồng minh của Mỹ tại Nam Á và còn là một Chiến Lược ‘kết nối’ chặt thêm lệ thuộc kinh tế Dầu-khí của Canada với Mỹ ! khi LNG Alaska nối kết với Khí đốt Canada !
LNG Alaska còn là một ‘cú giò lái ‘ của Chiến lược Dầu Khí Mỹ, đối phó với Khí đốt Canada! (Nhật đang có thỏa ước tạm mua Khí đốt của Alberta (Canada), LNG Canada Development Inc, đang có kế hoạch xuất cảng Khí đốt từ Alberta, và từ British Columbia với việc xây dựng một cơ sở hóa lỏng lại Kitimat (ảnh dưới); Kế hoạch này là ‘đầu tư cộng tác’ giữa Shell, Petronas, PetroChina, Mitsubishi)..nhưng đang gặp ‘cạnh tranh trực tiếp của LNG Alaska..)

Canada đang có đường ống dẫn khí đốt ‘địa phương’ dài 670 km tử Mỏ khí đốt Dawson Creek đến Kitimat, có khả năng chuyển vận 2.1 tỷ mét khối khí/ngày) Đường ống đã hoàn tất vào năm 2025, nhưng chưa hoạt động đủ công suất do còn phải xây dựng tiếp các trạm bơm trung chuyển. Ngoài ra Cơ sở hóa lỏng cũng chưa hoàn thành.
LNG Alaska đã có sẵn những ‘phương án’ kết nối với Khí đốt Canada và trong tương lai năm 2030, Khí đốt Canada sẽ có thể được chuyển sang Mỹ và rồi sau đó qua các Cơ sở hóa lỏng bên bờ Thái Bình Dương.. theo đúng đường lối Petropolitics của Mỹ ?
Sửa lần cuối: