Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn "đô"

BoDoiBienPhong

Khổ vì lồn

(Dân trí) - Sau một thời gian thực hiện tự chủ, thu nhập của giảng viên nhiều trường đại học tăng... chóng mặt.​

Qua thời giảng viên mức lương èo ọt không đủ sống, sau khi tự chủ, giảng viên hàng loạt trường đại học tăng chóng mặt lên cả ngàn "đô", mức vài ngàn "đô" cũng không còn là của hiếm.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là một trong những trường "mạnh tay" trong việc thu hút nhân lực. Thu nhập của giảng viên nơi đây trong những năm qua không ngừng tăng.
Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn đô - 1


Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là một trong những trường giảng viên có thu nhập cao (Ảnh: HCMUTE).

Năm 2019, chỉ sau 3 năm thực hiện tự chủ, thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tại trường đã tăng 150%. Thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng.

Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng, tiến sĩ là 33 triệu đồng/tháng, có người còn đạt tới mức 100 - 200 triệu đồng/tháng. Từ đó đến nay, thu nhập của giảng viên, nhân viên tại trường vẫn không ngừng tăng, mới nhất tăng thêm 2 - 3 triệu đồng/người tùy vị trí, chức danh, thâm niên.

Mức thu nhập cụ thể, theo ông PGS.TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng phụ trách cho rằng rất khó nói vì không có con số cụ thể mà tùy thuộc vào lương, giảng dạy, thu nhập vượt giờ, nghiên cứu khoa học, bài báo, thưởng... Nhà trường có thể thưởng cả trăm triệu đồng cho một bài báo.

Tuy nhiên, phụ trách trường cũng chia sẻ thực tế nhiều giảng viên vẫn ra đi vì có những trường trả mức thu nhập cao hơn.

Thu nhập của giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đến nay cũng chạm ngưỡng ngàn "đô".

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, hiệu trưởng nhà trường thông tin, thu nhập bình quân tại trường tăng 5-10% hàng năm. Hiện nay, thu nhập bình quân hàng tháng của giảng viên tại trường ở mức 21 triệu đồng/người .

Theo thông báo tuyển dụng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH), mức thu nhập khởi điểm tham khảo của trường từ 20 - 55 triệu tùy trình độ từ thạc sĩ đến giáo sư. Từ năm thứ 3 làm việc trở đi, mức thu nhập tăng 30 - 70 triệu đồng. Mức thu nhập tham khảo bao gồm lương nhà nước, thu nhập của trường, phụ cấp, phúc lợi, thưởng Tết, thù lao từ hoạt động giảng dạy/nghiên cứu, tính bình quân theo tháng.
Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn đô - 2

Mức thu nhập tham khảo trong thông báo tuyển dụng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

Đối với ứng viên trúng tuyển có trình độ tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín, cam kết hợp đồng làm việc lâu dài với UEH (tối thiểu 12 năm kể từ thời điểm được công nhận hoàn thành tập sự) sẽ được nhận mức tài trợ ban đầu là 100 triệu đồng.

Theo lãnh đạo một số trường, khi tự chủ đại học, ngân sách giảm nhưng bù lại trường được tăng học phí. Trên cơ sở đó, họ có điều để đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ, giảng viên.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại hội nghị tự chủ đại học 2022 mới đây cho thấy từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng, thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.

Thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Giảng viên thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu đồng trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.

Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; Giảng viên có thu nhập thu nhập trên 300 triệu/năm trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.

Biểu đồ thống kê thu nhập trung bình của giảng viên/năm cũng chỉ ra có trường mức thu nhập từ 60 triệu đồng/năm tăng lên 400 triệu đồng/năm chỉ trong 3 năm (2018-2021).

Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn đô - 3

Thu nhập bình quân của giảng viên/năm từ trên 60 triệu đồng tới trên 400 triệu của 134 cơ sở giáo dục đại học, tương quan giữa năm 2018 và 2012 (Ảnh: Chụp lại báo cáo của Bộ GD-ĐT).

Đến nay, cả nước có 5 trường đại học đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm gồm các trường ĐH FPT, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM.

Top 10 trường có tổng doanh thu cao nhất còn có Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM).
Nguồn: Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn "đô"

Thu nhập cao thế mà tại sao gặp ông giảng viên nào cũng than nghèo là sao . :sad:
 
Thu nhập vài kusd thì cũng k lạ lắm
Đa số mấy ông có cty ngoài or đi làm thuê cho các dự án ngoài thu về khối tiền
 
Giảng viên đại học lương sẽ thấp hơn khoản nghiên cứu khoa học. 1 đề tài cấp bộ bèo nhèo 1 năm ít nhất 2-3 tỷ rồi, một số thầy/cô nhậy nữa thì làm đề tài theo đặt hàng của doanh nghiệp nữa thì ăn tiền cả 2 bên.
 
Giảng viên lương có bằng sinh viên học ra đi làm đâu.
Dc cái mác, với có cty ngoài, chủ yếu là vô đó dạy coi tài năng nào chói sáng, hốt về cty thôi.
 
Lương cứng thì đ có nhiêu. Chủ yếu là ngoại tài.
Chắc la làng lên như vậy để khỏi bị mấy anh trên phường gởi giấy mời.
 
tuỳ thôi mày ơi, ở VN nhiều ông đi dạy vì đam mê. Có cty ngoài và làm tư vấn cho các doanh nghiệp cũng đủ ăn
 
Ông thầy dạy bộ môn kết cấu BTCT 1 2 của tao làm giám đốc công ty xây dựng, cao 1m9, vợ ở nhà bán Bún Bò giải trí, ổng còn đi đóng phim nữa, dạy cho vui thôi, mặt lúc nào cũng đỏ gay như vừa bú hết vài chai bia ấy, nhà biệt thự thì ko phải bàn cải
 
Tao đợt thấy tuyển gv đại học (công lập nhé), quen biết dc thầy trưởng khoa, ông xin cả hiệu trưởng và tp tổ chức cho rồi, sau tao đến nch thì tao hỏi lương, tính toán hồi dc 4tr, khoa mình có khoản thêm thì hơn tý thì dc tầm 5tr-6tr, tao về im luôn
 
Trường công:
1. điểm trừ: lương bèo, cũng phải kiêm nhiều việc khác k tiền
2. điểm cộng: ổn định, ăn về hậu vận (có lương hưu, có tiền thâm niên...); có nhiều thời gian có thể ra ngoài làm thêm; có cơ hội kiếm học bổng đi học nc ngoài
Trường tư:
1.điểm cộng nói trước: lương trên 15tr
2.điểm trừ: giờ dạy nhiều, kiêm các việc khác cũng nhiều, hầu như đéo còn thời gian ra ngoài làm thêm; đéo coi trọng học lên cao nên cơ hội kiếm hb nc ngoài gần như k có; đéo ổn định hnay còn dạy mai ra đường (dĩ nhiên còn tùy chuyên môn nó cần hay k)...
Gv thời nay có chuyên môn vững dù công hay tư vài nghìn k USD là bt, 30-40 củ chứ mấy.
 
Top