Vozlitisme
Địt Bùng Đạo Tổ

![]()
Ông Phan Đình Trạc. (Hình: VOV)
Ông Phan Đình Trạc, cánh tay đắc lực của Tổng Bí Thư Tô Lâm, đang nổi lên như một hiện tượng, với nhiều đồn đoán sẽ thay ông Lương Cường trở thành chủ tịch nước nhiệm kỳ tới.
Theo Hiến Pháp Việt Nam, chủ tịch nước có quyền hạn trong lĩnh vực đối ngoại, đại diện cho đất nước ký kết các hiệp ước quốc tế, đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Thời gian gần đây, Chủ Tịch Nước Lương Cường đã tham gia chỉ đạo các hoạt động chính trị, quốc phòng và đối ngoại, nhưng không quá nổi bật, mang tính chất lễ tân, không có dấu ấn mạnh trong các quyết sách lớn. Đặc biệt về nội chính và chính trị, do quyền lực của chủ tịch nước tương đối hạn chế, nên ông Cường không có ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến việc không có sức thu hút mạnh mẽ từ công chúng.
Trong công cuộc cải cách hành chính và chiến dịch chống tham nhũng, ông Cường bộc lộ rõ sự hạn chế về tầm nhìn chiến lược, mờ nhạt vị thế tại Bộ Chính Trị.
Hện nay ban chấp hành Trung Ương Đảng CSVN đang tiến hành lựa chọn nhân sự cấp cao cho Đại Hội 14 nhiệm kỳ 2026-2031, dư luận Việt Nam có nhiều đồn đoán ông Cường sẽ nghỉ hưu, nhường vị trí chủ tịch nước lại cho một người có tầm ảnh hưởng chính trị lớn hơn.
Ông Cường năm nay đã 68 tuổi, được bầu làm chủ tịch nước vào Tháng Năm, 2024, trong bối cảnh chính sự Việt Nam có nhiều biến động nhân sự cấp cao. Sự hiện diện của ông như là cách CSVN hợp thức hóa cho đầy đủ bộ mặt “tứ trụ.” Ông Lương Cường cũng không có các động thái mạnh mẽ để củng cố quyền lực hay mở rộng ảnh hưởng chính trị.
Nhắc đến ông Lương Cường, dư luận Việt Nam nhớ ngay đến vụ một cận vệ theo ông đi công vụ quốc tế vào hồi năm ngoái có hành vi xâm phạm tình dục ở Chile. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN xác định hành vi này không có liên quan đến ông Cường, nhưng bối cảnh chính sự Việt Nam đầy phức tạp có đấu đá nội bộ như hiện nay, các đối thủ chính trị bày ra các hành vi sai trái hòng hạ bệ danh tiếng, tổn hại hình ảnh các quan chức cấp cao như ông Cường trong mắt công chúng, là điều không hiếm xảy ra.
Vậy nếu ông Cường về hưu, ai sẽ là ứng cử viên thay thế? Đảng CSVN vẫn giữ quan điểm chọn một tướng lĩnh hoặc người có nền tảng trong quân đội để giữ thế cân bằng quyền lực, hay sẽ chọn một nhân vật có kinh nghiệm chính trị dày dặn, từng giữ các vị trí cao trong Đảng và Chính Phủ. Nhiều đồn đoán của giới quan sát cho rằng, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang sẽ kế tục chức vụ của ông Lương Cường. Tuy nhiên, từ khi Đảng CSVN thành lập cho đến khi nắm toàn quyền ở Việt Nam như hiện nay, Lê Đức Anh là trường hợp duy nhất lên đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước từ vai trò bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Không phải cứ bộ trưởng Bộ Quốc Phòng là ứng cử viên nặng ký, mà còn phụ thuộc vào cục diện chính trị, cán cân quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ Đảng. Nếu nhìn ở khía cạnh này, ông Giang cũng không thật sự nổi bật, không có ảnh hưởng mạnh trong Bộ Chính Trị. Dự đoán ông Giang cũng có kết cục như ông Lương Cường là về hưu.
Ngoài ông Giang, một nhân vật khác cũng xuất thân từ quân đội và cũng đang được giới quan sát đánh giá cao là ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Ông Nghĩa hiện đang là ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương, từng giữ chức phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội, có vai trò quan trọng trong định hướng tư tưởng, có thể giúp ổn định hệ thống chính trị và có uy tín trong Đảng, quân đội. Ông Võ Văn Thưởng trước khi trở thành chủ tịch nước cũng đã ngồi ở vị trí của ông Nghĩa.
Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng chính trị của Bộ Quốc Phòng hiện nay khá yếu so với thời Lê Đức Anh, không còn đóng vai trò quyết định trong các vấn đề nhân sự cấp cao của Đảng CSVN, hoàn toàn thua vế trước Bộ Công an.
Nhìn rộng hơn, từ Đại Hội Đảng 12, 13, các tướng lĩnh quân đội trong Bộ Chính Trị chỉ còn giữ những vị trí mang tính biểu tượng, các tướng như Phan Văn Giang, Hoàng Xuân Chiến hay Nguyễn Tân Cương… không có dấu ấn đặc biệt, không có sức ảnh hưởng chính trị mạnh, có nghĩa là sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cơ hội giành chức chủ tịch nước của ông Giang hoặc ông Nghĩa. Trừ khi Việt Nam có sự bất ổn về an ninh, chính trị thì mới may ra quân đội và hai ông này mới được chú trọng
Tuy nhiên, nếu Đảng muốn một người từ quân đội để giữ nguyên truyền thống chủ tịch nước thì ông Giang hoặc ông Nghĩa sẽ là lựa chọn số một. Việc Đảng CSVN chọn lựa nhân sự cấp cao, đặc biệt là các nhân vật nhóm “tứ trụ” còn phụ thuộc vào cục diện chính trị, cán cân quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ.
Hiện nay, sự xuất hiện của một ứng cử viên phù hợp xu thế, chiếm nhiều đồn đoán nhất thay thế ông Lương Cường chính là ông Phan Đình Trạc.
Ông Trạc hiện đang là ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Nội Chính Trung Ương, một chức vụ quan trọng hàng đầu trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng CSVN.
Thời gian gần đây, ông Trạc tham gia trực tiếp nhiều vụ án lớn liên quan đến quan chức cấp cao, doanh nghiệp nhà nước điển hình: Việt Á, FLC, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn… ông Trạc và Ban Nội Chính Trung Ương đóng vai trò chủ động điều tra và giám sát, giúp củng cố sự trong sạch của bộ máy chính trị.
Ông Trạc xuất thân từ Viện Kiểm Sát, từng là giám đốc Công An tỉnh Nghệ An rồi sau đó giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp, nội chính.
Dù ông Tô Lâm hoặc phe cánh Bộ Công An không ra mặt công khai trợ giúp cho ông Trạc nhưng với công cuộc phòng chống tham nhũng bắt buộc họ phải cùng phe cánh, chính tuyến với nhau. Có thể ví ông Trạc hiện đang là cánh tay phải đắc lực của ông Tô Lâm và ông Lâm có ảnh hưởng rất lớn đến bầu chọn nhân sự Bộ Chính Trị bao gồm cả nhóm “tứ trụ.”
Ông Trạc không chỉ tập trung chống tham nhũng mà còn làm nhiệm vụ tăng cường kiểm soát các hoạt động của cán bộ, duy trì sự ổn định nội bộ của Đảng, tạo dấu ấn lớn trong việc phòng ngừa các mối đe dọa từ các nhóm-phe phái lợi ích làm tổn hại đến uy tín của Đảng và xây dựng, cải cách bộ máy công vụ minh bạch. Trong các cuộc họp quan trọng, ông Trạc thường có những phát ngôn hoặc lên tiếng thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, qua đó khẳng định vai trò của ông Trạc trong chính trường.
Thêm một yếu tố mà giới quan sát nhận thấy ông Trạc nổi bật hơn các đối thủ ở chỗ, là một trong những nhân vật cơ bản đang “an toàn” về mặt chính trị, nếu được Đảng CSVN tiến cử ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước cũng dễ dàng đạt được sự đồng thuận, không gây ra những xáo trộn lớn về mặt quyền lực. Dĩ nhiên, cuộc đấu tranh giành quyền lực nào cũng có sự toan tính khốc liệt, nên những xáo trộn trong nội bộ Đảng CSVN sẽ khiến những quyết định có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Phan Đình Trạc thay Lương Cường ngồi ghế chủ tịch nước?
Ông Phan Đình Trạc, cánh tay đắc lực của Tổng Bí Thư Tô Lâm, đang nổi lên như một hiện tượng, với nhiều đồn đoán sẽ thay ông Lương Cường

Chắc lại tuồng tin để thăm dò dư luận nữa rồi. Cường quá phế làm nhục mặt quốc thể
