Một thực tế ai cũng có thể thấy thuế quan của Mỹ trên tất cả là nhằm vào Trung Quốc đối thủ được nhận xét là Có nguồn lực mạnh mẽ nhất và tinh vi nhất trong các đối thủ Chiến lược của Mỹ từ xưa đến nay.
Từ nhiệm kỳ 1 Trump đã dùng mọi cách để kìm hãm sự trỗi dậy của TQ điều mà chính quyền Obama đã phớt lờ không làm trước đó. Tổng thống Biden trong nhiệm kỳ của mình vẫn duy trì các chính sách đối đầu của Trump với Trung Quốc và siết chặt hơn.
Đến nhiệm kỳ 2 của Trump thì mọi việc càng cho thấy kìm hãm Trung Quốc đã trở thành mục tiêu số 1 của Chính giới Hoa Kỳ ở cả Lưỡng Đảng, trong 3 nhiệm kỳ qua chưa có 1 tiếng nói nào của Hoa Kỳ về TQ ở cả lưỡng Đảng mà lại mang màu sắc tích cực.
Đòn thuế quan 125% chỉ là một trong số rất nhiều những thứ Trump sẽ áp lên Trung Quốc. Vì Mỹ quyết tâm gài Trung Quốc vào bẫy thu nhập Trung bình, ép Trung Quốc không thể chuyển đổi nền kinh tế sản xuất trở thành nền kinh tế tiêu dùng dịch vụ hay nói cách khác không thể trở thành nền inh tế có cơ cấu điển hình của một nước phát triển.
Bằng đòn thuế quan trên Trunmp đã đưa Trung Quốc phải hứng chịu 4 vấn đề khủng hoảng:
1. Khủng hoảng dân số – già trước khi giàu:
• Từ 2022 đến nay số Trung Quốc giảm 3 năm liên tiếp, đến năm 2024 đã mất gần 2 triệu người/năm.
• Tỷ lệ sinh chỉ còn 1,0 con/phụ nữ – thấp hơn cả Nhật, Hàn, Ý.
• Năm 2023, số người trên 60 tuổi đã chiếm hơn 21% dân số. Nghĩa là cứ 5 người thì 1 ông/bà già.
• Đến cuối thế kỷ dân số Trung Quốc sẽ còn 700.000.000 người trong khi dân số Mỹ sẽ lên 400.000.000 người.
Đây là một quá trình không thể đảo ngược, chưa 1 Quốc gia nào trên thế giới tăng lại được tỷ lệ sinh khi nó đã vào chu kỳ giảm.
• Kết quả: Lực lượng lao động teo tóp, quỹ hưu trí căng như dây đàn, tiền làm ra ít nhưng tiền phải chi cho an sinh xã hội lại tăng cao, mà giới trẻ thì “tang ping” (nằm thẳng) – không cưới, không sinh, không xài tiền.
2. Khủng hoảng bất động sản: trái tim rỉ máu của nền kinh tế
• Trước 2021, BĐS chiếm tới 25-30% GDP TQ (tính cả ngành phụ trợ như thép, xi măng, tài chính).
• Đến 2023, hơn 50% nhà ở bán trước vẫn chưa hoàn thiện, dân bức xúc, niềm tin sụp đổ.
• Các ông lớn như Evergrande, Country Garden, Sunac… vỡ nợ hoặc bên bờ phá sản.
• Hệ quả: Doanh số BĐS giảm 60-70%, kéo theo chuỗi sụp đổ từ ngân hàng nhỏ đến doanh nghiệp xây dựng.
3. Khủng hoảng việc làm – thất nghiệp tràn lan
- Thất nghiệp thanh niên ở Trung Quốc năm 2023 chính thức vượt mốc 21,3% – tức là cứ 5 bạn trẻ thì có hơn 1 người thất nghiệp.
• Nhưng đó mới là số liệu công bố trước tháng 8/2023. Sau đó thì Bộ Thống kê Trung Quốc ngừng công bố luôn, với lý do “cần cải cách cách tính”. Dân mạng gọi vui là: “Số xấu quá, xóa số luôn cho nhanh.”
• Nghiên cứu độc lập từ Đại học Bắc Kinh cuối năm 2023 ước tính:
“Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên có thể vượt quá 46,5% nếu tính cả số ‘nằm im’, không còn tìm việc.”
Cái này gọi là “tình trạng thất nghiệp trá hình” – không có việc, nhưng cũng không đăng ký thất nghiệp vì biết đăng ký cũng vô ích.
• Không chỉ sinh viên, mà công nhân nhà máy cũng khốn khổ.
Trong năm 2022-2024, hàng loạt nhà máy dời sang Việt Nam, Ấn Độ, Mexico để né thuế, tiết kiệm chi phí. Hàng triệu việc làm chuyển ra ngoài mà không quay lại.
• Tệ nhất là các ngành “hot” như công nghệ, tài chính, bất động sản – từng là ước mơ của giới trẻ, giờ cũng lao dốc:
• Tencent, Alibaba, Bytedance, v.v. cắt giảm hàng chục ngàn nhân sự.
• Các ngân hàng địa phương cũng đóng băng tuyển dụng, thậm chí giảm lương hàng loạt.
• Một số báo cáo ghi nhận: Cử nhân Trung Quốc chạy đi làm shipper, chạy xe ôm, lương tháng tầm 4.000-5.000 NDT (~14-17 triệu VNĐ), nhưng còn khó kiếm hơn công việc văn phòng vì cạnh tranh quá gắt.
• Trong các hội nhóm WeChat hay Zhihu, từ khóa “躺平” (nằm im), “啃老” (ăn bám bố mẹ) hay “润” (chạy trốn ra nước ngoài) trở thành xu hướng. Người trẻ không còn tin rằng cố gắng thì sẽ đổi đời – mà chỉ cố gắng để… không phát điên.
4. Khủng hoảng thừa – sản xuất nhưng không ai mua
• Trung Quốc sản xuất dư thừa xe điện, pin mặt trời, thép, hàng loạt ngành bị Mỹ-EU điều tra bán phá giá.
• Tăng trưởng công nghiệp có, nhưng doanh thu giảm, tồn kho tăng.
• Gần đây, EV Trung Quốc bị EU dọa đánh thuế, Mỹ thì đập luôn 125% thuế vào xe điện, pin và công nghệ xanh Trung Quốc.
• Bài toán ở đây: sản xuất ra mà không bán được thì thành “lỗ kép” – vừa đốt vốn vừa mất niềm tin.
Tất cả sẽ kéo theo một khủng hoảng thứ 5 đó là:
Khủng hoảng tài chính: bóng ma đang lởn vởn
• Nợ công ngầm (local government debt) ước tính hơn 90 nghìn tỷ NDT (~12.000 tỷ USD).
• Nhiều địa phương bán đất không ai mua, thu ngân sách lao dốc.
• Chính phủ phải dùng chiêu “đổi nợ cũ thành nợ mới” – tức là lấy tiền chỗ nọ vá chỗ kia, mà chỗ nào cũng rò nước.
• Tín hiệu cảnh báo: các ngân hàng nhỏ bị rút tiền ồ ạt, một số phải được nhà nước ngầm “bơm máu”.
- Người dân đổ xô đi tích trữ vàng, USD ttong khủng hoảng bất chấp khuyến cáo của Nhà nước
Ảnh: Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
Cú bồi của Mỹ – Thuế 125% ngày 10/4/2025
• Tổng thống Trump chơi ván bài “diệt công xưởng”, đánh vào tất cả những ngành sản xuất của Trung Quốc đang “xuất khẩu để sống”.
• Mục tiêu rõ ràng của Trump: cắt TQ khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển chuỗi này về Mỹ và đồng minh.
...
Tóm lại: Tàu bây giờ đúng là một nền kinh tế lớn, nhưng đang đối mặt với vòng xoáy đi xuống: Dân số già – lao động thiếu – niềm tin tiêu dùng thấp – doanh nghiệp vỡ nợ – sản xuất thừa – bị chặn đầu ra.
Bẫy thu nhập trung bình đang hiện hình rõ mồn một. Tàu từng mơ bá chủ, nhưng có khi đang đi đúng con đường “chưa bá đã tàn”.
Mấy thằng Tàu nô còn mơ “thiên triều” thì chắc nên tụt quần ra ngồi tính lại.”