
KHI SỮA GIẢ “VƯƠN TẦM” QUỐC TẾ: CẢNH SÁT ĐIỀU TRA THÁI LAN TRIỆT PHÁ SỮA BỘT GIẢ CỦA VIỆT NAM!
Giữa lúc dư luận vẫn đang xôn xao về những chuyên án xóa sổ đường dây sữa giả thì nhà báo Nguyễn Quyết (báo Gia Đình Mới) đã cung cấp thêm thông tin về việc sữa HIUP cùng nhiều sữa gắn mác Việt Nam bị cảnh sát phía Thái Lan triệt phá:
Vẫn là sữa HIUP cùng nhiều sữa khác của Việt Nam với khẩu hiệu “đồng hành cùng chiều cao Việt” đã bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bêu gương.
Cụ thể, vào 13/6/2024, CIB công bố triệt phá mạng lưới sữa bột Việt Nam quảng cáo sai sự thật, trị giá hơn 18 triệu baht (khoảng 13 tỷ đồng).
Các sản phẩm sữa bột quảng cáo dành cho người mắc bệnh cần giám sát y tế, người cao tuổi, và trẻ em, với các tuyên bố phóng đại như:
-Giảm lượng đường trong máu về mức ổn định, kích thích hoạt động insulin, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hơn các sản phẩm khác 26 lần.
-Tuyên bố sản phẩm được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, và bán chạy số 1 tại New Zealand.
-Các sản phẩm sữa bột như ENZO SURE và các nhãn hiệu liên quan đã bị FDA Thái Lan thông báo qua các kênh trực tuyến rằng chúng không được cấp phép và quảng cáo công dụng sai sự thật.
Lực lượng chức năng tịch thu 41 mặt hàng, tổng cộng hơn 20.000 sản phẩm. Các sản phẩm bị tịch thu bao gồm sữa bột và thuốc thuộc 8 nhãn hiệu:
- FALIGOLD: Tuyên bố giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
- Amesure Diabest Nut Milk: Tuyên bố sau 40 ngày sử dụng, ổn định đường huyết ở mức 70-90 mg, giảm tê bì tay chân, mờ mắt, đau mắt.
- Faligold Canxi: Tuyên bố chống viêm, giảm đau xương khớp, tăng khả năng phục hồi cơ bắp bị tổn thương.
- Colostrum Mirakids: Tuyên bố giúp trẻ tăng hấp thụ, tăng cân đều theo tiêu chuẩn khoa học, tăng cường miễn dịch, phát triển trí não và sự linh hoạt.
- Matti Mum: Tuyên bố cải thiện hoạt động tuyến sữa, tăng tiết sữa sau 24 giờ.
- Sica SURE Canxi Wemee: Tuyên bố giúp trẻ tăng chiều cao 3-5 cm trong 3 tháng, hỗ trợ trí não, tăng miễn dịch.
- HIUP – Sữa tăng chiều cao: Tuyên bố tăng chiều cao 3-5 cm trong 3 tháng, công dụng cao gấp 10 lần sản phẩm thông thường.
- Thuốc Boca Spray, Boca (viên sủi), Boca Premier: Quảng cáo chữa đau đầu gối.
Điều tra mở rộng cho thấy nhóm vi phạm do các nhà đầu tư Việt Nam điều hành, nhập hàng từ Việt Nam và lưu trữ tại các tòa nhà cho thuê để chờ phân phối.
Họ sử dụng nhiều website để quảng cáo và bán hàng qua các nền tảng trực tuyến từ nước ngoài, tránh bán qua Sh*pee hoặc L*zada. Thanh toán được thực hiện bằng hình thức thu tiền tận nơi (COD) để tránh bị kiểm tra.
Khi có đơn hàng, mạng lưới này gửi thông tin đến người quản lý kho tại Thái Lan để đóng gói và giao hàng. Nhóm nhà đầu tư Việt Nam điều hành từ nước ngoài, chỉ đến Thái Lan một lần mỗi tháng.
Họ thường xuyên theo dõi các thông báo của truyền thông Thái Lan, và khi có cảnh báo về sản phẩm sữa không được cấp phép hoặc nguy cơ bị phát hiện, họ chuyển địa điểm lưu trữ và phân phối để tránh bị bắt.
=> Không thể đùa được với Thái Lan nhé!
Chỉ băn khoăn, tại sao sữa HIUP, được quảng cáo "sử dụng nguồn nguyên liệu và dây chuyền nhập khẩu, thành quả kết hợp giữa các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ và Việt Nam và đạt các tiêu chuẩn FDA nghiêm ngặt của Hoa Kỳ" lại bị Cảnh sát Thái Lan bắt hết lần này tới lần khác?
Phải chăng FDA Hoa Kỳ qua được nhưng FDA Thái Lan tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn?
Giữa lúc dư luận vẫn đang xôn xao về những chuyên án xóa sổ đường dây sữa giả thì nhà báo Nguyễn Quyết (báo Gia Đình Mới) đã cung cấp thêm thông tin về việc sữa HIUP cùng nhiều sữa gắn mác Việt Nam bị cảnh sát phía Thái Lan triệt phá:
Vẫn là sữa HIUP cùng nhiều sữa khác của Việt Nam với khẩu hiệu “đồng hành cùng chiều cao Việt” đã bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bêu gương.
Cụ thể, vào 13/6/2024, CIB công bố triệt phá mạng lưới sữa bột Việt Nam quảng cáo sai sự thật, trị giá hơn 18 triệu baht (khoảng 13 tỷ đồng).
Các sản phẩm sữa bột quảng cáo dành cho người mắc bệnh cần giám sát y tế, người cao tuổi, và trẻ em, với các tuyên bố phóng đại như:
-Giảm lượng đường trong máu về mức ổn định, kích thích hoạt động insulin, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hơn các sản phẩm khác 26 lần.
-Tuyên bố sản phẩm được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, và bán chạy số 1 tại New Zealand.
-Các sản phẩm sữa bột như ENZO SURE và các nhãn hiệu liên quan đã bị FDA Thái Lan thông báo qua các kênh trực tuyến rằng chúng không được cấp phép và quảng cáo công dụng sai sự thật.
Lực lượng chức năng tịch thu 41 mặt hàng, tổng cộng hơn 20.000 sản phẩm. Các sản phẩm bị tịch thu bao gồm sữa bột và thuốc thuộc 8 nhãn hiệu:
- FALIGOLD: Tuyên bố giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
- Amesure Diabest Nut Milk: Tuyên bố sau 40 ngày sử dụng, ổn định đường huyết ở mức 70-90 mg, giảm tê bì tay chân, mờ mắt, đau mắt.
- Faligold Canxi: Tuyên bố chống viêm, giảm đau xương khớp, tăng khả năng phục hồi cơ bắp bị tổn thương.
- Colostrum Mirakids: Tuyên bố giúp trẻ tăng hấp thụ, tăng cân đều theo tiêu chuẩn khoa học, tăng cường miễn dịch, phát triển trí não và sự linh hoạt.
- Matti Mum: Tuyên bố cải thiện hoạt động tuyến sữa, tăng tiết sữa sau 24 giờ.
- Sica SURE Canxi Wemee: Tuyên bố giúp trẻ tăng chiều cao 3-5 cm trong 3 tháng, hỗ trợ trí não, tăng miễn dịch.
- HIUP – Sữa tăng chiều cao: Tuyên bố tăng chiều cao 3-5 cm trong 3 tháng, công dụng cao gấp 10 lần sản phẩm thông thường.
- Thuốc Boca Spray, Boca (viên sủi), Boca Premier: Quảng cáo chữa đau đầu gối.
Điều tra mở rộng cho thấy nhóm vi phạm do các nhà đầu tư Việt Nam điều hành, nhập hàng từ Việt Nam và lưu trữ tại các tòa nhà cho thuê để chờ phân phối.
Họ sử dụng nhiều website để quảng cáo và bán hàng qua các nền tảng trực tuyến từ nước ngoài, tránh bán qua Sh*pee hoặc L*zada. Thanh toán được thực hiện bằng hình thức thu tiền tận nơi (COD) để tránh bị kiểm tra.
Khi có đơn hàng, mạng lưới này gửi thông tin đến người quản lý kho tại Thái Lan để đóng gói và giao hàng. Nhóm nhà đầu tư Việt Nam điều hành từ nước ngoài, chỉ đến Thái Lan một lần mỗi tháng.
Họ thường xuyên theo dõi các thông báo của truyền thông Thái Lan, và khi có cảnh báo về sản phẩm sữa không được cấp phép hoặc nguy cơ bị phát hiện, họ chuyển địa điểm lưu trữ và phân phối để tránh bị bắt.
=> Không thể đùa được với Thái Lan nhé!
Chỉ băn khoăn, tại sao sữa HIUP, được quảng cáo "sử dụng nguồn nguyên liệu và dây chuyền nhập khẩu, thành quả kết hợp giữa các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ và Việt Nam và đạt các tiêu chuẩn FDA nghiêm ngặt của Hoa Kỳ" lại bị Cảnh sát Thái Lan bắt hết lần này tới lần khác?
Phải chăng FDA Hoa Kỳ qua được nhưng FDA Thái Lan tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn?