Hà Nội có 15 000 trung tâm dạy thêm, giá học thêm tăng cao

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
Vân Trang - Thứ sáu, 28/03/2025 18:39 (GMT+7)
Toàn thành phố hiện có 15.000 trung tâm, hộ kinh doanh có liên quan đến dạy thêm. Mức học phí nhiều trung tâm tăng cao so với trước.

Hà Nội có 15.000 trung tâm dạy thêm, giá học thêm tăng cao
Việc dạy thêm, học thêm được quản lý chặt chẽ sẽ đảm bảo quyền lợi cho học sinh. ảnh trên: Vân Trang

Sau Thông tư 29, giá dạy thêm, học thêm tăng cao
Thông tin trên do giám đốc Trần Thế Cương sở Giáo dục và Đào tạo (ảnh dưới) Hà Nội đưa ra tại hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT chiều 28.3.
Ông Trần Thế Cương được điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội |  Giáo dục Việt Nam

ông Cương đánh giá, sau 1,5 tháng thực hiện Thông tư 29, tính chủ động của học sinh đã tăng lên. Các em được “trả lại tuổi thơ” đúng nghĩa. Ngoài ra, Thông tư 29 giúp các trường chủ động triển khai chương trình kế hoạch năm học, đem lại danh dự cho giáo viên.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Thông tư 29 cũng bộc lộ nhiều bất cập. Đó là việc số lượng trung tâm, hộ kinh doanh có liên quan đến dạy thêm, học thêm tăng cao; mức giá dạy thêm cũng tăng cao.

"Qua khảo sát cấp xã, cấp phường, mức thu phí học thêm có phần cao hơn rất nhiều so với trước đây. Mặc dù đây là sự tự nguyện giữa phụ huynh và trung tâm" - ông Cương nói.

Theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, ước tính trên toàn thành phố hiện có khoảng 15.000 trung tâm và hộ kinh doanh đến dạy thêm, học thêm đã thành lập. Điều này dẫn đến áp lực về thời gian, nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên.

"Số trung tâm nhiều, trong khi lượng người thực thi nhiệm vụ rất ít. Do đó, vấn đề thanh tra kiểm tra đảm bảo theo chức năng quản lí nhà nước khó khăn ở cấp xã, phường" - ông Cương nêu vấn đề.

Người đứng đầu ngành giáo dục Thủ đô cũng trăn trở, hiện nay, Thông tư 29 chưa có các quy chế, chế tài xử lí vi phạm về dạy thêm, học thêm. Do đó, ông đề nghị Bộ hướng dẫn cụ thể để các địa phương có cơ sở thực hiện.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GDĐT. Ảnh: Bộ GDĐT
vụ trưởng Thái Văn Tài vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GDĐT. ảnh trên: Bộ GDĐT

Một số địa phương còn lúng túng trong triển khai dạy thêm, học thêm
Thông tin về tình hình triển khai Thông tư 29 thời gian qua, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT cho biết Bộ đã chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về dạy thêm học thêm; thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 6 tỉnh, thành phố.

Tính tới thời điểm hiện tại, có 44 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo tình hình triển khai Thông tư 29 về Bộ; vẫn còn 19 tỉnh chưa gửi báo cáo.

Hiện đã có 4 tỉnh ban hành quy định về dạy thêm học thêm của tỉnh, căn cứ theo Thông tư 29 (Long An, Cà Mau, Hải Dương và Bình Dương). Dự kiến đến tháng 4.2025, các địa phương còn lại sẽ ban hành quy định này.

Bộ GDĐT đánh giá, Thông tư 29 đi vào thực tiễn đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Đối với học sinh, quy định của Thông tư đã hạn chế tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không đúng quy định, các trường tập trung nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình chính khóa, chấm dứt việc dạy thêm có thu phí trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tri thức mà không bị áp lực về học tập và tài chính.

Học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm tòi, tính tự giác và phát triển khả năng tư duy độc lập ngay từ cấp tiểu học, cân bằng giữa học tập và phát triển kỹ năng khác, giúp gắn kết giữa con cái và cha mẹ.

Quy định chặt chẽ về đối tượng giáo viên không được dạy thêm góp phần đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, giảm bớt sự chênh lệch về cơ hội học tập giữa các học sinh, hạn chế gây xung đột lợi ích, mất công bằng trong đánh giá và giảng dạy.

Đối với giáo viên, quy định giáo viên không được dạy chính học sinh của mình giúp tránh tiếng xấu cho giáo viên dạy thêm chính đáng, củng cố uy tín, danh dự của nhà giáo. Nhận thức của giáo viên về nghĩa vụ thuế thu nhập, giá trị tự bồi dưỡng chuyên môn cũng được thay đổi.

Tuy nhiên, theo ông Thái Văn Tài, đến thời điểm hiện tại vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.
Bộ GDĐT cho biết, một trong những việc cần làm để việc thực hiện Thông tư 29 đạt hiệu quả bền vững trong thời gian tới là thực hiện tốt “5 không”, “4 đề cao” trong triển khai Thông tư 29.

Năm không gồm: Không “đánh trống bỏ dùi”; không thỏa hiệp; không khoan nhượng; không biến tướng; không nói khó mà không làm.

Bốn đề cao là: vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tinh thần tự tôn, tự trọng; tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; tính tự giác, tự học của học sinh; vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.
 
Mấy bà gv dạy chính chỗ tao chỉ nhăm nhăm dạy thêm ở nhà, chứ trên lớp toàn dạy qua loa, gọi là cho xong, tao thấy thông tư 29 quá hợp lý
 

Có thể bạn quan tâm

Top