Hiểu biết về kim cương

mày đúng éo biết gì, đá mossanit hay cubic zircon ( CZ) đều là 1 loại đá nhân tạo khác, đương nhiên tính chất nó sẽ khác kim cương vì đéo phải kim cương, nên thuật ngữ "kim cương nhân tạo" đã bị cấm dùng vì có yếu tố lừa đảo, nó được gọi là đá giả kim cương. còn nhân tạo là thế nào, là ví dụ saphia, mày có viên nhân tạo thì tính chất vật lý và hóa học sẽ y hệt, nghĩa là thành phần nó là saphia, còn thành phần của CZ và mosa đéo phải các bon, hiểu ko?
Vãi cả saphia và CZ, Mosa đem vào nói là đá kim cương nhân tạo.
Thuật ngữ kim cương nhân tạo cấm dùng nữa...ờ vậy thôi tao im thôi.
 
Vãi cả saphia và CZ, Mosa đem vào nói là đá kim cương nhân tạo.
Thuật ngữ kim cương nhân tạo cấm dùng nữa...ờ vậy thôi tao im thôi.
tao mang saphia ra làm ví dụ, đương nhiên nó ko phải kim cương, và cz hay mosa cũng thế, nó đéo phải KIM CƯƠNG NHÂN TẠO, VÌ NÓ ĐÉO CÙNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ, mày đã hiểu chưa? mày cần chỉ thì ẳng 1 tiếng tao chỉ cho sự khác nhau
còn chúng mày thích gọi nó là kim cương nhân tạo thì cứ gọi, còn người biết về đá ng ta gọi nó là đá nhân tạo giả ( thay thế) kim cương
 
Nghe bọn mày nói ngứa đít bỏ mẹ. Xàm l...
Kim cương là một trong ba dạng thù hình cơ bản của Cacbon (than đun ấy). Kim cương được xếp vào một trong 4 loại đá quý bao gồm kim cương, hồng ngọc, saphhire, lục bảo. Tất tật bọn đá còn lại được gọi là đá bán quý.
Trong các loại đá quý tự nhiên, kim cương là loại có độ cứng cao nhất (10 theo thang Morh). Nghĩa là nó có thể làm xước tất cả các thể loại đá tự nhiên khác. Và ngược lại éo có thằng nào trong tự nhiên làm xước được nó.
Việc chế tác kim cương vì vậy trở thành một kỹ thuật cực khó vào thủa sơ khai khi máy móc kỹ thuật còn chưa phát triển và do vậy một viên kim cương cổ mang trong nó là cả một kỳ công của lịch sử.
Cái quý nữa là trong các loại đá quý nó có chiết suất thuộc hàng cao nhất là 2,5 mà vẫn giữ được độ trong suốt (chỉ thua rutile-nhưng thằng này éo trong suốt được). Chiết suất cao làm cho kim cương được chế tác có độ lấp lánh cao nhất và tạo ra nhiều mầu sắc do phân tách ánh sáng trắng (độ lửa).
Theo quan điểm những người yêu đá giá trị của mỗi viên đá tự nhiên là vô giá, nó mang trong mình một câu truyện của lịch sử kiến tạo của trái đất, và mỗi viên đá khác nhau đều có một câu truyện khác nhau, không viên nào giống viên nào (đm bọn gian thương đá quý cũng dựa vào quan điểm này để đẩy giá đá tự nhiên lên cao chót vót và dìm đá nhân tạo xuống. Rồi mồm lúc đéo nào cũng vô giá vô giá, nhưng trả đến giá là bán mẹ nó luôn). Đánh giá một viên đá quý nói chung và kim cương không phải ngoại lệ người ta dùng 4 tiêu chí cơ bản Clarity-Color-Cut-Carat weight.
+ Clarity: Độ tinh khiết hay độ sạch được phân thành các cấp I->SI->VS->VVS->IF-FL. Tức là không được thấy tạp ở cấp độ mắt thường, kính lúp x10 lần, x40 lần thậm chí là x100 lần. Tạp thực chất là các vùi (bao thể) của khác khoáng vật khác nằm bên trong đá.
+ Color: mầu sắc, cái này vô vàn. Đối với kim cương mầu của nó thường từ trắng đến vàng nên nó chia các mầu thành nhóm. Nhóm 1 từ D->F; nhóm 2 từ G->J; nhóm 3 từ K->M; nhóm 4 từ M->R, nhóm 5 từ R->Z. Càng về sau mầu càng vàng hơn và không được yêu thích bằng. Nói cung nhóm I và II là có giá trên trời nhất. Còn từ 3 trở đi các chú tha hồ dìm.
Các mầu khác của kim cương thì rất khó nói, mầu xanh không hiếm lắm nhưng nếu mầu đẹp cũng là hàng cực dị, còn mầu hồng và đỏ auto là hàng quốc bảo.
+ Cut: Độ tinh xảo trong chế tác. Cái này là yếu tố con người, đối với hàng đắt giá như kim cương thì hầu hết cut đều perfect kể cả hàng ly tấm (những viên nhỏ hơn 2mm). Dân trong nghề sẽ dùng kính lúp hoặc hiển vi soi nổi để xác định chế tác có theo đúng bản vẽ hay không, các góc có đạt hay không, đáy có đủ hay không, các điểm giao cắt có hội tụ hay không. Tuy nhiên những viên lớn (cỡ trên 3 carat) trở lên kiểu chế tác có thể không theo bản vẽ chuẩn quốc tế. Vì nếu theo bản vẽ quốc tế sẽ rất hao đá. Lúc này sự thông minh của người thợ sẽ được đánh giá cao.
+ Carat weight: Tất nhiên là càng nặng càng đắt tiền. Nhưng nặng trên một mức nào đó thì sẽ thành vô giá. Đơn vị hay dùng là Carat (Cts) bằng 1/5 gram. Dựa vào chế tác chuẩn kiểu tròn (Brilliant) kích thước và khối lượng của viên đá có thể được quy đổi tương đương. ví dụ 0,5mm là 0,5 cts; 5,7 mm là 0,75 cts; 7,3 mm là 1,5 cts ...
 
Đang rảnh viết nốt....

Vì Kim cương trở thành một biểu tượng của sự giầu sang và đẳng cấp của tầng lớp elite. Nên các nhà khoa học từ lâu tìm mọi cách để chế tạo ra kim cương nhân tạo. Hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đến thời điểm này là HPHT tức là chế tạo từ Cacbon (than) ở áp xuất cực cao và nhiệt độ cực cao và CVD (lắng đọng hơi hóa học) lắng đọng các nguyên tử cacbon từ pha hơi trong môi trường plasma áp suất thấp. Đáng tiếc là HPHT thường cho ra kim cương có độ tinh khiết (Clarity) không cao thường thua những viên đỉnh cao của tự nhiên. CVD thì khá hơn có thể đạt đến VVS và Color ở nhóm 1. Nhưng cả hai phương pháp này không tạo ra những viên kim cương quá lớn (vài chục cts là căng) do đó dù có gần 100 năm phát triển, con người hiện vẫn chưa đạt đến trình của tự nhiên.

... Những thứ gần giống với kim cương...
Một phương án khác là chế tạo những loại đá có độ cứng, mầu sắc, chiết suất gần giống với kim cương. Có 03 loại được sử dụng nhiều nhất bao gồm CZ, Mossanite và GGG (YAG).

+ CZ hay cubic zirconia. Chủ yếu là ZrO2 thường có thêm thành phần yttrium. Là vật liệu thuộc họ oxite, được tổng hợp nhân tạo từ trạng thái nóng chảy. Độ cứng 8, chiết suất cỡ 2,2. Độ lửa gần giống kim cương, giá cực rẻ, đủ thể loại mầu. Sử dụng cho đồ trang sức bạc, trang sức giá rẻ, đá gắn răng... Chú ý thằng này khác với đá Zincon - còn gọi là xoàn xiêm là đá tự nhiên họ sillicate ZrSiO4.

+ Mossanite: Là vật liệu không tồn tại trong tự nhiên (ít nhất đến này chưa phát hiện) SiC - Sillic Cacbua. Độ cứng 9,5; chiết suất 2,65-2,95. Lửa tung tóe gần như không thua gì kim cương.

+ GGG (YAG): Gadolinium gallium garnet và Yttrium aluminum garnet thực tế có ứng dụng nhiều trong công nghệ laser. Ngoài ra em đẹp nên em có quyền sóng sánh với kim cương. Đây là các vật liệu thuộc họ garnet, độ cứng thấp cỡ 6-7, chiết suất cỡ 1,9.

Ngoài ra có một số loại đá tự nhiên có mầu trắng giống kim cương cũng khá đẹp như Topaz, Goshenite, Quartz (thạch anh), Zircon, Sapphire trắng...
 
tao mang saphia ra làm ví dụ, đương nhiên nó ko phải kim cương, và cz hay mosa cũng thế, nó đéo phải KIM CƯƠNG NHÂN TẠO, VÌ NÓ ĐÉO CÙNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ, mày đã hiểu chưa? mày cần chỉ thì ẳng 1 tiếng tao chỉ cho sự khác nhau
còn chúng mày thích gọi nó là kim cương nhân tạo thì cứ gọi, còn người biết về đá ng ta gọi nó là đá nhân tạo giả ( thay thế) kim cương
Mẹ mày bắt lỗi ngôn từ còn sủa.
vãi cức.
Đá nhân tạo còn thêm chữ giả nữa hả? vậy có đá tự nhiên thật hay đá tự nhiên giả không tml.
Sủa hay không thì tao với mày nói chung thứ tiếng, cãi nhau với mày nữa thì tao bằng mày à?
 
Nói đơn giản kim cương chẳng có tác dụng Lồn gì thực tế, trước đây thì nó dùng để cắt kính và làm mũi khoan đá, nhưng bây giờ có quá nhiều vật liệu thay thế với giá rẻ hơn nhiều lần, thế cho nên chỉ có mỗi tác dụng làm trang sức, vì vậy nó có giá trên trời.
Nếu mày mua chơi thì nên mua vàng, vì vàng nó ổn định hơn, cũng nhiều tác dụng hơn, bán lại không quá mất giá.
Nếu 1 viên kim cương mày mua ở cửa hàng A, mang ra cửa hàng B bán thì chắc đéo còn nổi 50% giá trị.
 
tầm 30,40tr có mua được cái nhẫn kim cương không tụi m. Tính mua cái phòng thân mà nghe xa xỉ quá nên hơi hoang mang bữa giờ k dám đi xem.
 
Dm kim cương nhân tạo có nhé. Gọi là grown diamond, rẻ hơn thiệt. Cấm cãi
 
đừng chém, chả có kim cương nhân tạo lồn nào hết, nó là kim cương và đá giả kim cương, kim cương nhân tạo còn đắt hơn kim cương bình thường
Chuẩn mày, nó là đá giả kim cương, nhìn thì giống chứ đéo phải kim cương. Còn kim cương nhân tao, đắt vl ra
 
Kim cương được đánh giá phổ biến qua 4 C là Carat, Colour, Cut, Clarity.
Mày đọc đây cho nhanh, tao từng đi mua một cái nhẫn đính hôn nên biết sơ sơ

Mày theo cái đường link của tml này mà đọc tìm hiểu sơ. Chuyên sâu hơn tí thì lên: GIA 4Cs - Diamond 4Cs and Gemstone Information
Trước t cũng có tìm hiểu và mua 01 cái cho vợ tao. Thông số như sau:
+ Carat: 0.33 (càng lớn thì viên đá càng to)
+ Cut: Excellent (tùy thuộc tay nghề thợ)
+ Color: E (màu sắc, level D cao nhất, càng trong thì càng phản quang tốt)
+ Clarity: VVS1 (theo như e bán hàng nói thì trên thế giới ko có viên nào có CLarity là FL - Flawless cả, vì làm méo gì có hoản hảo, cái này chỉ độ tạp chất, tạp chất ít -> càng sáng)
+ GIA certificate
--> Giá total: 3000 SGD (500 tiền nhẫn + 2500 cho viên đá) ~ 50 chai
Cùng settings của tao nếu tml nào mua ở Tiffany & Co thì tầm 80 chai nhé. Do thằng này là hãng khá nổi trên thế giới, m có nhiều tiền thì cứ hãng nổi tiếng mà làm tới

Lời khuyên của tao: nếu muôn mua thì đừng ham carat lớn vì lúc ra thị dâm tại cửa hàng thấy có mấy cái 0.5 carat mà giá còn rẻ hơn cái viên của tao. Mày cứ ráng đẩy đỉnh cái Clarity, Color và Cut (theo thứ tự ưu tiên nhé).
Ngoài ra tùy thuộc vào tay của vợ to hay nhỏ, tao thì thấy chọn hột to như mấy nhà giàu mới nổi khoe của nên ko thích. Thật ra tao cũng méo có tiền nhiều
"Cut" thì thường thấy thằng nào cũng perfect hết, khác nhau là mấy cái hình (phải dùng kính loop soi). Tao thì chọn hình "Heart & Arrow" cổ điển.
Lúc deposit xong thì nó sẽ gửi cho mày cái hình về vết cắt, giấy chứng nhận... qua email.
593715937459376
5937759378
Trải nghiệm bản thân sau khi xài từ năm 2015: thấy nó cũng như cục thủy tinh, chứ méo có gì đặc sắc. Chẳng qua hồi đó trẻ người non dạ đú theo phong trào cầu hôn nên t mới mua chứ h cứ tiền tươi thóc thật mang về cho vợ là vợ vui.

Chữ nhiều, văn lủng củng do t nhớ cái gì thì viết cái đó thôi. TML chịu khó đọc nhé.
 
Sửa lần cuối:
Chuẩn mày, nó là đá giả kim cương, nhìn thì giống chứ đéo phải kim cương. Còn kim cương nhân tao, đắt vl ra
Kim cương nhân tạo tao bán nửa giá kim cương thật. Bao nhiêu cũng có. Chơi ko mấy tml
 
Kim cương nhân tạo tao bán nửa giá kim cương thật. Bao nhiêu cũng có. Chơi ko mấy tml
có bán kim cương nhân tạo nữa à? tao chỉ nghe nói có đá gần giống với kim cương như cz, mossanite. còn cái kim cương nhân tạo kim thì nếu đúng tạo từ cacbon vs áp suất cao thì nghe nói trong phòng lab, giá mắc hơn cả kim cương tự nhiên và số lượng đéo bằng tự nhiên
 
có bán kim cương nhân tạo nữa à? tao chỉ nghe nói có đá gần giống với kim cương như cz, mossanite. còn cái kim cương nhân tạo kim thì nếu đúng tạo từ cacbon vs áp suất cao thì nghe nói trong phòng lab, giá mắc hơn cả kim cương tự nhiên và số lượng đéo bằng tự nhiên

Có đấy cha. Ko nói cz và monsanite nha
 
có bán kim cương nhân tạo nữa à? tao chỉ nghe nói có đá gần giống với kim cương như cz, mossanite. còn cái kim cương nhân tạo kim thì nếu đúng tạo từ cacbon vs áp suất cao thì nghe nói trong phòng lab, giá mắc hơn cả kim cương tự nhiên và số lượng đéo bằng tự nhiên
Tao cũng thấy mấy thằng trang sức bảo thế, chứ kim cương nhân tạo đắt bỏ mẹ mà nhỉ. Toàn đá kiểu giả kim cương, thằng này nó vl thật
 

Có thể bạn quan tâm

Top