Cescfab
Thích phó đà

Một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều trong lịch sử tranh cãi của nhân loại: hai con hổ và con sư tử giao tranh, con nào sẽ giành phần hơn? Mỗi người có một ý kiến, cả hổ và sư tử đều có cho mình những người ủng hộ: các nhà khoa học, các trang tin lớn, các quản lý vườn thú, các hướng dẫn viên du lịch tự nhiên. Lịch sử chiến đấu giữa hổ và sư tử cũng rất dày đặc, phần thắng không nghiêng nhiều một con nào cả. Có quá nhiều yếu tố có thể dẫn đến kết cục trận đấu, đa số chúng ta hay thậm chí là các chuyên gia chỉ có thể phỏng đoán.

Bức tượng hổ vồ sư tử do Emile-Joseph-Alexandre Gouget tạc nên.
Khi câu hỏi này xuất hiện trên Quora, một nền tảng hỏi/đáp tự do về mọi vấn đề trên đời, danh sách dài những người trả lời có hai cái tên đáng chú ý: Đó là Ariel Williams và Rory Young.
Cả hai câu trả lời đều được trang báo The Huffington Post đăng tải lại, điều đáng chú ý nhất là mỗi người họ lại ủng hộ một loài. Dưới đây là những gì họ viết:
Rory Young, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, một kiểm lâm và một cây bút viết truyện cũng có những ý kiến rất hay.
Sư tử Châu Á (nhỏ hơn sư tử Châu Phi) và hổ đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày nay, lãnh thổ của hai loài này không còn giao nhau nữa nhưng trong quá khứ, chuyện đó đã xảy ra và việc sư tử phải giao tranh với hổ để giành lãnh thổ chắc chắn đã xuất hiện. Trong ví dụ dưới, tôi sẽ giả định một con sư tử đực và một con hổ đực đánh nhau.
Mặc dù sư tử cái săn theo bầy, nhưng sư tử đực lại sống gần như cô đơn cả đời. Chúng bị ép rời bầy khi được khoảng 2 tuổi. Nếu con sư tử đực có thể chiếm quyền kiểm soát của cả đàn, chúng sẽ dành cả đời để chiến đấu, giữ bằng được đàn của mình khỏi tay những con sư tử muốn chiếm quyền khác.

Trong trường hợp một con sư tử đực không có đàn, nó sẽ đánh nhau bất kì khi nào đụng độ một con sư tử đực khác hoặc sẽ tìm một con sư tử đực đầu đàn nào đó, chiến đấu nhằm cướp quyền chỉ huy cả đàn.
Từ những điều trên, ta có thể thấy một con sư tử đực dành cả cuộc đời trưởng thành của mình để giao tranh. Trên thực tế, chúng dành quá nhiều thời gian cho việc giao tranh, quá ít thời giờ để ăn uống. "Lịch sinh hoạt" không điều độ khiến sư tử đực chỉ sống được khoảng 10 năm tuổi, sư tử cái thường sống được tới 15 năm.
Dành nhiều thời gian để chiến đấu, sư tử đực có cách thích nghi riêng của mình: cơ thể chúng có một lá chắn tự nhiên, đó chính là cái bờm bù xù. Chúng chiến đấu như những đô vật, đối mặt với địch thủ, bám chặt lấy nhau và cố chiếm thế thượng phong bằng sức mạnh. Tôi đã chứng kiến sư tử đực đánh lẫn nhau nhiều lần, và đã gặp hai con sư tử đực bỏ mạng vì giao tranh như thế. Cả hai con đều bị chết do vết cắn xuyên xương sống. Từ những gì tôi tìm hiểu được, vết thương dẫn đến tử vong rất thường thấy trong các cuộc giao tranh của sư tử.

Có thể suy ra bờm của sư tử rất hữu dụng trong việc giao tranh. Để vượt qua được lớp rào chắn bằng lông này, một con vật đối thủ sẽ cần rất nhiều sức, phải làm con sư tử thấm mệt đến mức lộ sơ hở để mà cắn vào xương sống. Hổ thì không có cách phòng vệ này. Lý do: chúng không thường xuyên giao tranh.
Hổ là loài sống đơn độc. Dù nặng hơn con sư tử, vai của hổ lại thấp hơn. Chênh lệch cân nặng phải tới 15%, dù rất lớn nhưng tôi tin rằng chừng đó là không đủ để con hổ có một lợi thế quá vượt trội, nhất là khi con hổ thấp hơn con sư tử.
Xét về tập tính, con hổ đực thường giải quyết bất hòa qua việc phô diễn sức mạnh và đe dọa đối thủ, chúng thường tránh mặt nhau, không ưa giao tranh. Một con hổ khi chịu thua sẽ nằm ngửa, giơ bụng ra để nói cho đối thủ biết mình chịu lép vế. Vì không mấy khi giao chiến, hổ sẽ gặp bất lợi cực lớn trước một kẻ cả đời chinh chiến.
Việc này giống như ném một võ sĩ ít kinh nghiệm vào lồng với một chiến binh cao hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn và có một lịch sử chiến chinh đặc mùi máu.
Chẳng phải nghi ngờ gì. Một con sư tử hoang sẽ thắng bởi nó đã dành cả đời giao tranh với những con sư tử khác rồi. Kích cỡ không phải là yếu tố duy nhất đem lại chiến thắng.

Bức tượng hổ vồ sư tử do Emile-Joseph-Alexandre Gouget tạc nên.
Khi câu hỏi này xuất hiện trên Quora, một nền tảng hỏi/đáp tự do về mọi vấn đề trên đời, danh sách dài những người trả lời có hai cái tên đáng chú ý: Đó là Ariel Williams và Rory Young.
Cả hai câu trả lời đều được trang báo The Huffington Post đăng tải lại, điều đáng chú ý nhất là mỗi người họ lại ủng hộ một loài. Dưới đây là những gì họ viết:
Rory Young, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, một kiểm lâm và một cây bút viết truyện cũng có những ý kiến rất hay.
Sư tử Châu Á (nhỏ hơn sư tử Châu Phi) và hổ đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày nay, lãnh thổ của hai loài này không còn giao nhau nữa nhưng trong quá khứ, chuyện đó đã xảy ra và việc sư tử phải giao tranh với hổ để giành lãnh thổ chắc chắn đã xuất hiện. Trong ví dụ dưới, tôi sẽ giả định một con sư tử đực và một con hổ đực đánh nhau.
Mặc dù sư tử cái săn theo bầy, nhưng sư tử đực lại sống gần như cô đơn cả đời. Chúng bị ép rời bầy khi được khoảng 2 tuổi. Nếu con sư tử đực có thể chiếm quyền kiểm soát của cả đàn, chúng sẽ dành cả đời để chiến đấu, giữ bằng được đàn của mình khỏi tay những con sư tử muốn chiếm quyền khác.

Trong trường hợp một con sư tử đực không có đàn, nó sẽ đánh nhau bất kì khi nào đụng độ một con sư tử đực khác hoặc sẽ tìm một con sư tử đực đầu đàn nào đó, chiến đấu nhằm cướp quyền chỉ huy cả đàn.
Từ những điều trên, ta có thể thấy một con sư tử đực dành cả cuộc đời trưởng thành của mình để giao tranh. Trên thực tế, chúng dành quá nhiều thời gian cho việc giao tranh, quá ít thời giờ để ăn uống. "Lịch sinh hoạt" không điều độ khiến sư tử đực chỉ sống được khoảng 10 năm tuổi, sư tử cái thường sống được tới 15 năm.
Dành nhiều thời gian để chiến đấu, sư tử đực có cách thích nghi riêng của mình: cơ thể chúng có một lá chắn tự nhiên, đó chính là cái bờm bù xù. Chúng chiến đấu như những đô vật, đối mặt với địch thủ, bám chặt lấy nhau và cố chiếm thế thượng phong bằng sức mạnh. Tôi đã chứng kiến sư tử đực đánh lẫn nhau nhiều lần, và đã gặp hai con sư tử đực bỏ mạng vì giao tranh như thế. Cả hai con đều bị chết do vết cắn xuyên xương sống. Từ những gì tôi tìm hiểu được, vết thương dẫn đến tử vong rất thường thấy trong các cuộc giao tranh của sư tử.

Có thể suy ra bờm của sư tử rất hữu dụng trong việc giao tranh. Để vượt qua được lớp rào chắn bằng lông này, một con vật đối thủ sẽ cần rất nhiều sức, phải làm con sư tử thấm mệt đến mức lộ sơ hở để mà cắn vào xương sống. Hổ thì không có cách phòng vệ này. Lý do: chúng không thường xuyên giao tranh.
Hổ là loài sống đơn độc. Dù nặng hơn con sư tử, vai của hổ lại thấp hơn. Chênh lệch cân nặng phải tới 15%, dù rất lớn nhưng tôi tin rằng chừng đó là không đủ để con hổ có một lợi thế quá vượt trội, nhất là khi con hổ thấp hơn con sư tử.
Xét về tập tính, con hổ đực thường giải quyết bất hòa qua việc phô diễn sức mạnh và đe dọa đối thủ, chúng thường tránh mặt nhau, không ưa giao tranh. Một con hổ khi chịu thua sẽ nằm ngửa, giơ bụng ra để nói cho đối thủ biết mình chịu lép vế. Vì không mấy khi giao chiến, hổ sẽ gặp bất lợi cực lớn trước một kẻ cả đời chinh chiến.
Việc này giống như ném một võ sĩ ít kinh nghiệm vào lồng với một chiến binh cao hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn và có một lịch sử chiến chinh đặc mùi máu.
Chẳng phải nghi ngờ gì. Một con sư tử hoang sẽ thắng bởi nó đã dành cả đời giao tranh với những con sư tử khác rồi. Kích cỡ không phải là yếu tố duy nhất đem lại chiến thắng.