Hóa ra thuyết âm mưu là thật à (đáng sợ thật) ????

  • Tạo bởi Tạo bởi Cqson
  • Start date Start date
Trong khi tỷ phú Michael Bloomberg sử dụng sự giàu có của mình để tham gia cuộc đua trở thành ông chủ Nhà Trắng năm 2020, thì tỷ phú Bill Gates đã chứng minh rằng, có một con đường dễ dàng hơn để vươn tới quyền lực chính trị - một cách cho phép các tỷ phú không được lựa chọn để định hình chính sách công nhưng lại có thể “can thiệp” một cách thuận lợi: Từ thiện.

Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV, tỷ phú Bill Gates đã ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc đua điều chế vaccine và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu: "Trung Quốc có dây chuyền sản xuất dược phẩm tuyệt vời. Họ làm việc dựa trên nguyên tắc đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng cao không chỉ ở Trung Quốc mà còn đáp ứng tiêu chuẩn thế giới. Một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất của Quỹ Bill và Melinda Gates chính là đầu tư vào các dự án sản xuất vaccine của Trung Quốc, đặc biệt trong cuộc chiến với dịch viêm phổi Vũ Hán. Trung Quốc có thể làm tốt việc nghiên cứu vaccine và đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua này".
 
Microsoft luôn chú trọng đến bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ năng lực đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, bất chấp lo ngại phần mềm của họ sẽ bị “bẻ khóa”, đối với Microsoft, thị trường Trung Quốc từ lâu đã là "nỗi thèm khát" bởi sức hấp dẫn và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước tỷ dân này.

Bill Gates đã ký một thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh: Chia sẻ mã nguồn cơ bản của hệ điều hành Windows. Tỷ phú Bill Gates phát biểu trong cuộc họp báo: "Đây là một thỏa thuận quan trọng đối với chúng tôi, và là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc”.
Cùng với việc ký các thỏa thuận tương tự với 30 chính phủ khác, Bill Gates cho biết, quyền truy cập vào mã nguồn sẽ cho phép các chính phủ tự đánh giá tính bảo mật của nền tảng Windows, đồng thời cũng cung cấp dữ liệu kỹ thuật họ cần để phát triển các ứng dụng bảo mật của riêng họ trên hệ điều hành Windows.
 
Thôi thôi giờ xảy ra nói gì chả được dm. Đây là chủng cùng họ nhà mers, sars,... sau một dại dịch thì sẽ có các công trình nghiên cứu về nó để đề phòng điều xảy ra trong tương lai. Mà dm toàn từ thằng khựa mà ra là thế đéo nào
 
Tập đoàn Microsoft dưới sự lãnh đạo của Bill Gates đã tạo ra một phòng thí nghiệm phát triển tại Bắc Kinh, nơi đã trở thành thánh địa cho những người giỏi nhất và thông minh nhất của Trung Quốc. Nó đồng thời trở thành niềm tự hào cho người Trung Quốc, và là vũ khí trong cuộc chiến chống lại các đối thủ của Microsoft.
Và như một “phần thưởng”, Trung Quốc công bố một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất của Trung Quốc sẽ mua hệ điều hành Microsoft với giá 250 triệu USD.
 
Vào tháng 10 năm 2019, một bài tập mô phỏng đại dịch có tên Sự kiện 201 - một nỗ lực hợp tác giữa Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Quỹ Bill và Melinda Gates - đã kết luận rằng một loại coronavirus mới giả định có thể giết chết ít nhất 65 triệu người trên toàn thế giới trong vòng 18 tháng sau khi bùng phát. Liệu đó có phải là điều ngẫu nhiên?
  • Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện - chỉ 2 tháng sau mô phỏng về một đại địch tương tự như thế - được tài trợ bởi Microsoft.
  • Tình cờ, đại dịch xuất hiện khi sự thất bại kinh tế đã tệ đến mức khiến nhiều chính phủ có thể phải thay đổi chính sách, thậm chí sụp đổ chế độ.
  • Tình cờ, đại dịch đã phân chia lại tài sản theo hướng tăng gấp rưỡi tài sản cho các hãng công nghệ lớn và truyền thông.
  • Tình cờ, đại dịch giúp tăng tài sản theo cấp số nhân cho các quỹ từ thiện của các ông chủ Big Tech, Big Media, phần lớn số tiền để tài trợ vào việc “thay đổi tư tưởng” của con người, chính phủ nước nghèo theo hướng cấp tiến
  • Tình cờ, đại dịch giúp cho chương trình “Tái lập vĩ đại” của chủ nghĩa toàn cầu có cơ hội khuynh đảo thế giới này
 
Đây có thế coi là Đại chiến thế giới được rồi thay vì oánh nhau bằng vũ khí thông thường hay hạt nhân . Liên minh Tàu + Bill sử dụng Virus và Vaccine để khống chế thế giới .
 
Các nhà khoa học "bất lực" trước chủng virus "bất trị" - COVID-19 và các bệnh nan y?
Corona là một dạng virus chứa trong lớp vỏ gai một đoạn mã di truyền gọi là Axit ribonucleic (RNA). Virus cần bám vào tế bào cụ thể (trong trường hợp này là tế bào hô hấp), giải phóng RNA để biến tế bào cơ thể người trở thành cỗ máy sản sinh thêm virus. Cuối cùng, virus Corona sau khi nhân bản xong được giải phóng khỏi tế bào và thường cũng phá hủy luôn tế bào.
Số người tử vong thực tế do virus Corona chủng mới đã vượt xa đại dịch SARS (2003) và hiện các phòng thí nghiệm trên thế giới đang gấp rút tìm kiếm phương pháp điều trị và vaccine chống lại chủng virus mới này. Tuy nhiên "Phát triển được loại vaccine phòng ngừa hoặc chấm dứt một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng khó khăn hơn ta nghĩ. Việc này thường tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc”, ông Brad Loncar, một nhà đầu tư công nghệ sinh học và Giám đốc điều hành của Loncar Investments cho biết.

Virus Corona biến thể cấp tốc khiến các nhà nghiên cứu xoay xở không kịp khi họ nhận ra rằng, vật liệu di truyền của virus là Axit ribonucleic (RNA). RNA tồn tại trong một chuỗi, không giống như DNA là chuỗi kép. Chỉ có một chuỗi duy nhất giúp RNA dễ dàng chia tách và phối lại vì chỉ cần một kết nối bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là virus có thể đột biến nhanh chóng, khiến cho bất kỳ phương pháp điều trị hoặc vaccine nào ra đời sẽ sớm bị lỗi thời.
 
Theo tạp chí Nature, 3 nghiên cứu công bố liên tiếp gần đây đều ghi nhận biến thể của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, còn có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch tạo ra do vaccine và lần nhiễm bệnh COVID-19 trước (gây ra do chủng virus cũ).


Nhóm các nhà khoa học Nam Phi đã lấy kháng thể của 6 bệnh nhân COVID-19 từng nhập viện trước khi biến thể 501Y.V2 xuất hiện. Họ nhận thấy ở các mức độ khác nhau, cả 6 mẫu đều không thể kháng cự lại biến thể mới.



Ngay cả khi bạn không xem xét tỉ lệ đột biến của virus, việc phát triển vaccine nói chung mất khá nhiều thời gian, có khi kéo dài nhiều năm. Khung thời gian ngắn nhất để phát triển vaccine cũng phải mất ít nhất 1 năm, bởi vaccine sẽ phải trải qua 6 giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn là thử nghiệm lâm sàng. Vaccine cũng cần trải qua việc thử nghiệm rộng khắp và quyết liệt trước khi được chuẩn thuận, đưa ra sử dụng rộng rãi trong dân chúng. (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
 
Theo trợ lý giáo sư Jeanette B. Ruiz, tốc độ nghiên cứu phát triển vaccine là điểm chung đáng lo ngại, khi nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu quá trình chạy đua với thời gian để cho ra vaccine sớm nhất có khiến tính hiệu quả và an toàn của vaccine bị cắt giảm hay không?

Theo thông tin trên "Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine" (VAERS) do CDC và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từ ngày 14/12/2020 đến ngày 14/2/2021, đã có 934 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Mặc dù CDC vẫn tuyên bố rằng, những ca tử vong này “không nhất định là do vaccine gây ra”, và cho đến nay không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy vaccine COVID-19 “có vấn đề về an toàn”, vẫn có khá nhiều lý do khiến nhiều người chần chừ không tiêm vaccine COVID-19 bởi những tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine.
 
Ngay cả khi các nhà khoa học phát triển ra loại vaccine được đánh giá là an toàn để sử dụng, thì lúc ấy virus lại có thể tiếp tục biến thể, khiến vaccine vừa ra đời lại tiếp tục bị "lỗi thời".

Có một nguyên lý là, vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên. Khi vaccine được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vaccine là một vật thể lạ nên ghi nhớ chúng. Khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó. Vì vậy, vaccine chỉ có hiệu nghiệm trước khi cơ thể bị lây nhiễm.
 
Ngay cả khi các nhà khoa học phát triển ra loại vaccine được đánh giá là an toàn để sử dụng, thì lúc ấy virus lại có thể tiếp tục biến thể, khiến vaccine vừa ra đời lại tiếp tục bị "lỗi thời".

Có một nguyên lý là, vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên. Khi vaccine được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vaccine là một vật thể lạ nên ghi nhớ chúng. Khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó. Vì vậy, vaccine chỉ có hiệu nghiệm trước khi cơ thể bị lây nhiễm.
tiếp m ơi
 
bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới “sở hữu” hơn 1.000 tỷ phú.


Theo Globaltimes.cn, bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như kinh tế thế giới đình đốn trong năm 2020, Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú. Vào đầu năm 2021, Trung Quốc hiện có 1.058 tỷ phú với khối tài sản tính bằng đô la Mỹ.

Trung Quốc - vốn điêu đứng vì Thương chiến và virus Vũ Hán như chúng ta từng nghĩ - thực chất lại không hề bị sứt mẻ chút nào, mà ngược lại còn hưởng lợi trong khi cả thế giới chìm trong suy thoái. Nếu năm 2019, Mỹ là đối tác thương mại chính của châu Âu, thì vào năm 2020, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và châu Âu giảm hơn 60 tỷ USD, trong khi thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc tăng khoảng 24 tỷ USD.
TQ là ổ bùng phát virus Vũ Hán, cố tình che giấu bệnh dịch và phải chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19. Nhưng TQ không những không hề chịu trách nhiệm, mà ngược lại còn “bắt” các quốc gia trên thế giới “tự tay” phá hủy nền kinh tế của họ, bằng cách áp dụng biện pháp phong tỏa độc tài y hệt ĐCSTQ thực thi ở Vũ Hán.
 
Mục tiêu chính là gieo rắc nỗi hoảng loạn vì virus từ trường hợp của Ý lan ra khắp châu Âu, dẫn tới cuộc phong tỏa toàn bộ nước Ý. Và như hiệu ứng domino, tiếp theo là Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Anh và một loạt các nước châu Âu khác, tiếp đến là Úc, Mỹ đã buộc phải đóng cửa nền kinh tế.
Phương Tây vốn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc đối với các mặt hàng tiêu dùng và hàng hóa trung gian, đặc biệt là dược phẩm và thiết bị y tế, giờ điêu đứng vì COVID-19. Ít nhất 80% thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc, cũng như thiết bị y tế có xuất xứ từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh của phương Tây và Mỹ vào Trung Quốc thậm chí còn cao hơn, khoảng 90%.

Nền kinh tế Trung Quốc vốn đang liểng xiểng, suy giảm mạnh vì các đòn trừng phạt thuế quan của chính quyền Donald Trump trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung, nay bỗng “hồi sinh” mạnh mẽ hơn 80% so với trước khi bị virus Vũ Hán tấn công, nhờ các thương vụ bán khẩu trang (nhiễm khuẩn), thuốc, dụng cụ test COVID-19 (nhiễm virus) và thiết bị y tế (trục trặc).

Càng gieo rắc nỗi hoảng loạn vì COVID-19 cho thế giới bao nhiêu, các nước càng phong tỏa kéo dài bao nhiêu, thì ĐCSTQ và các thế lực ngầm càng hưởng lợi bấy nhiêu.
 
Một cuộc đàn áp tổng lực của TQ, Big Media, Big Tech, Big Pharma với sự hoảng loạn giả tạo được đẩy lên một mức tinh vi, khiến nhân loại tuyệt vọng trông chờ vào “thần dược” vaccine COVID-19. Thực tế, ĐCSTQ và các thế lực ngầm đã thiết kế một “chỉ thị” độc tài khắc nghiệt dành cho “trường hợp khẩn cấp về sức khỏe”: Tiêm chủng bắt buộc.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Ấn Độ - nước đông dân thứ hai thế giới và là quốc gia đang được các tập đoàn đa quốc gia đổ xô tới đầu tư thay thế thị trường Trung Quốc bỗng dưng lại bùng phát COVID-19 dữ dội, cùng các quốc gia lân cận đang có nguy tái phát?
 
Virus corona có thoát ra từ phòng thí nghiệm ?
Câu hỏi này một lần nữa được các nhà khoa học đặt ra. Le Figaro cho biết « Mối ngờ tai nạn từ phòng thí nghiệm mỗi lúc một dầy đặc ». Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đang nuôi dưỡng mối ngờ vực từ nhiều nhà khoa học.
Theo một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập Drastic, chính quyền Trung Quốc đang tạo dựng « một pháo đài, một bức tường thành nhân tạo », gây khó khăn cho công cuộc điều tra nguồn gốc dịch bệnh. Lập luận của Bắc Kinh cho rằng nguồn gốc dịch bệnh xuất phát từ chợ bán động vật hoang dã Vũ Hán chỉ là một chiếc bình phong.
Nỗi ngờ vực còn tăng thêm khi mà Vũ Hán còn có cả một Viện vi trùng học P4, được biết đến như là một trong những trung tâm nghiên cứu về virus corona ở loài dơi nổi tiếng trên thế giới. Các nhà khoa học quốc tế chỉ trích các đồng nghiệp Trung Quốc đã không cung cấp đầy đủ các dữ liệu khoa học về bộ mã gien một chủng virus rất gần với loài Sars-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Nghi vấn còn thêm dầy đặc khi những cơ sở dữ liệu của Viện Vũ Hán đã bị chính quyền rút khỏi Internet. Theo giải thích Shi Zheng Li, những dữ liệu này được rút đi ngay khi dịch bùng phát do bị tin tặc tấn công. Nhưng nhóm các nhà nghiên cứu độc lập khẳng định rằng các dữ liệu về virus corona ở loài dơi không còn ở trên mạng kể từ tháng 9/2019, tức ba tháng trước khi công bố chính thức có dịch bệnh.
Phải chăng một nghiên cứu sinh đã bị nhiễm virus khi đang thực hành lấy mẫu tại viện ? Liệu các nhà khoa học tại Viện vi trùng học Vũ Hán có cho tiến hành biến đổi bộ gien để nghiên cứu khả năng tiến triển của virus khi xâm nhập vào tế bào của một loài vật khác ?... Ngần ấy câu hỏi các nhà khoa học quốc tế muốn có được câu trả lời từ phía Trung Quốc, nhưng đều vô vọng.
 
Tiết lộ quảng cáo năm 2013 từ internet bóng tối "ám sát Barack Obama chỉ với 15.000 USD" đã gây sốc trên truyền thông và cộng đồng mạng xã hội. Dĩ nhiên sau đó cựu tổng thống Mỹ không bị ám sát, trang web đen cung cấp dịch vụ thuê sát thủ bị chính phủ Mỹ truy tìm và đóng cửa.


Nhưng quảng cáo đã tiết lộ cho chúng ta rằng các dịch vụ và hàng hóa của tội ác cực kỳ sẵn có trong Internet bóng tối. Đặc biệt khi tiền thanh toán cho nó được bảo mật hoàn toàn bởi Bitcoin, đồng tiền ảo vô chính phủ được tung hô trong ánh sáng rực rỡ của loài người ngày nay.

Ở bối cảnh con người có thể ẩn danh, không chịu sự giám sát và trừng phạt của pháp luật, cái ác sẽ nảy mầm như nấm sau mưa. Internet cung cấp cho con người một môi trường như thế. Nhưng môi trường đó chỉ trở nên hoàn hảo khi nó hình thành được thị trường kinh doanh, mua bán tội ác "an toàn" cho những kẻ tham gia, nơi những kẻ rụt rè nhất cũng an tâm hành ác. Nó cần một loại tiền giao dịch, loại tiền mà danh tính của người sở hữu và giao dịch đều biến mất, loại tiền nằm ngoài mọi sự giám sát, quan tâm của các chính phủ trên khắp toàn cầu, một loại tiền nằm ngoài luật pháp. Lúc này, Bitcoin xuất hiện. Sau đó là nhiều loại tiền ảo phi pháp định khác. Thị trường tội phạm trên nền Internet của bóng đêm bắt đầu trở nên hoàn hảo, bùng nổ và ngoài tầm kiểm soát.
 
Khi không phải gánh trách nhiệm hành vi - cái ác sẽ nảy mầm

Năm 1974, nữ nghệ sĩ Marina Abramovic đã có một cuộc thử nghiệm chấn động trong tác phẩm "Rhythm 0, 1974" của cô. Marina bảo với khán giả rằng, cô sẽ không cử động, không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được, không ai phải gánh trách nhiệm cho hành vi của mình.

Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim v..v.. cho đến thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng. Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô.

Kết quả là, chỉ cần không phải gánh trách nhiệm hành vi dù ngay giữa ánh sáng ban ngày trước vô vàn con mắt đang theo dõi, cái ác nảy mầm nhanh như nấm mốc. Hình ảnh như trải qua bạo hành của nữ nghệ sĩ khiến chúng ta không khỏi rùng mình trước cái ác, thứ có thể đang trực chờ nảy mầm trong chính trái tim chúng ta.
 
Câu chuyện không khỏi khiến chúng ta liên tưởng tới Internet bóng tối. Nếu hành vi của con người không chỉ được công nghệ Internet bóng tối và tiền ảo đảm bảo tính ẩn danh mà còn được khuyến khích bởi các chợ rao bán hàng nghìn loại hàng hóa cấm như chất kích thích, gây nghiện, kích dục, vũ khí.. hàng trăm loại dịch vụ tội ác như ấu dâm, tạng người, dịch vụ thuê sát thủ, dịch vụ xâm nhập lấy cắp dữ liệu trái phép (hack), rửa tiền... với giá rẻ hơn nhiều, thuận lợi hơn nhiều so với quá khứ thì điều gì sẽ xảy ra?
Internet bóng tối kết hôn với Bitcoin sáng tạo nên 'thiên đường' của tội phạm

World Wide Web (sau đây gọi là “Web”) và Internet là thường bị nhầm lẫn là từ đồng nghĩa. Thực ra, Internet là một cơ sở hạ tầng mạng, Web là một cách truy cập thông tin thông qua phương tiện Internet. Cụ thể, Web thường được so sánh với đại dương: một kho dữ liệu linh hoạt được tạo thành từ các cấp độ được xếp thành 3 lớp: surface web, deep web và dark web.

Thứ mà những người đọc và sử dụng Internet bình thường tiếp xúc chỉ là lớp trên cùng, surface web, được định nghĩa là các trang web "được lập chỉ mục", có địa chỉ, có thể tìm kiếm bằng các công cụ như Google, Bing và người dùng dễ dàng truy cập. Số lượng và dung lượng thông tin mà các surface web này sở hữu chỉ là phần nổi của tảng bằng chìm, có lẽ chưa tới 20% dung lượng của đại dương web. Và những gì mà Google có thể giúp bạn tìm kiếm ra cũng chỉ từ 4 - 16% thông tin trong khối thông tin khổng lồ của Internet mà thôi.

Dưới lớp bề ngoài này là tầng sâu hơn và rất rộng lớn: Deep Web (còn được các nhà bình luận gọi là Web ẩn hoặc Web vô hình) là những trang web chứa nội dung nhưng không có chỉ mục. Do đó, các công cụ tìm kiếm của Google, Bing không thể tìm thấy các web này. Chỉ riêng web ẩn có dung lượng ước tính lớn gấp 400 - 500 lần dung lượng của surface web. Những thứ chúng ta không tìm được trên Google lớn chiếm một phạm vi vô cùng rộng lớn với nguồn cung được cho là vô hạn.


Nhưng chưa hết, sâu hơn và rộng hơn web ẩn là Dark Web, còn gọi là web bẩn. Các nhà bình luận còn gọi hệ thống này là dark net (mạng lưới bóng tối) hoặc Internet bóng tối. Web ẩn dù không thể tìm kiếm bằng công cụ Google nhưng bạn vẫn có thể truy cập nó nếu bạn biết địa chỉ, nơi để vào. Web bẩn khó tiếp cận hơn nhiều. Chúng ta không thể truy cập web bẩn từ các trình duyệt web thông thường như Chrome, Opera hay Cốc Cốc... Để vào được nó cần phần mềm đặc biệt, phổ biến hiện nay gọi là TOR hoặc I2P.
 
Dù vậy, sự thật là do công nghệ phát triển, quy trình để thực sự truy cập và lướt web đen tương đối đơn giản vì nó là sự kết hợp giữa phần mềm thân thiện với người dùng và các hướng dẫn chi tiết để có thể truy cập dễ dàng. Hướng dẫn truy cập này, điều buồn cười, là bạn có thể tìm thấy chi tiết bằng cách hỏi Google. Các trang web sạch (surface) sẽ cung cấp hướng dẫn tỉ mỉ khi được hỏi đến.

Internet bóng tối, theo một cách thức nào đó, quả thực nó cũng là môi trường lý tưởng để người dân các nước độc tài như Trung Quốc, Triều Tiên, Venezuela, Iran... lên tiếng, là môi trường lý tưởng để những nhân chứng giấu tên có thể tố cáo tội phạm và gửi bằng chứng cho cảnh sát mà không lo sợ bị trả thù. Nhưng đáng tiếc, đó chỉ là phần "tích cực" quá nhỏ bé, có lẽ chiếm tới 1% của Internet bóng đêm mà thôi.

Với khả năng ẩn danh, dễ dàng sử dụng, Internet bóng đêm là môi trường lý tưởng của ma quỷ reo rắc hạt giống của cái ác, khiến nó nảy mầm, sinh sôi và lan tỏa ra thế giới mà chúng ta đang sống. Điều kinh khủng nhất là internet bóng tối trở nên đặc biệt dễ dàng và gần gũi với tối ác khi nó “kết hôn” với Bitcoin và các loại tiền ảo ngoài vòng pháp luật như Bitcoin.
 
Bitcoin thành toàn cho giấc mơ giao dịch tội ác

Internet bóng tối, khi chưa có một công cụ thanh toán ẩn danh và nằm ngoài mọi sự giám sát của cơ quan chính phủ, pháp luật toàn cầu, vẫn rất rủi ro cho bọn tội phạm và cảnh sát vẫn có nhiều cơ hội để truy tìm vết tích của tội phạm vì dấu vết của dòng tiền.

Việc thanh toán tiền pháp định là phải có đầy đủ lý do thanh toán với hồ sơ chứng minh cho khoản thanh toán đó, hợp pháp, hợp lý và hợp lệ. Hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế và minh bạch thông tin, chia sẻ thông tin toàn cầu nhờ công nghệ giúp cho các khoản thanh toán quốc tế ngày càng minh bạch hơn, giảm thiểu khả năng rửa tiền bẩn, chuyển tiền thanh toán phi pháp... Việc dịch chuyển tiền mặt qua biên giới và rửa tiền mặt (bẩn) thành tiền sạch trong tài khoản ngân hàng cũng trở nên ngày một khó khăn. Nếu bạn mang quá 10,000 USD sang Mỹ bạn phải khai báo số tiền mang theo. Nếu bạn mang quá 3,000 USD ra khỏi Việt Nam bạn cũng phải khai báo Hải quan tại sân bay về số tiền mặt và mục đích sử dụng này.

Rất có thể, sự phát triển của minh bạch thông tin thanh toán quốc tế khiến thị trường buôn bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ của tội ác trở nên khó khăn hơn. Rất khó thể sự khó khăn này đã thúc đẩy sự ra đời của Bitcoin và các đồng tiền điện tử ngoài vòng pháp định tương tự như nó.

Ông Satoshi Nakamoto, một kỹ sư phần mềm xuất sắc của Nhật Bản, đã phát minh ra Bitcoin vào năm 2008, sử dụng một thuật toán blockchain [chuỗi khối]. Nó được thiết kế để trở thành đồng tiền kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên trên thế giới, không được kiểm soát bởi bất kỳ chính quyền trung ương hoặc bất kỳ người trung gian nào. Không có gì ngạc nhiên khi Nakamoto đã làm rất tốt, có thể hưởng khối tài sản cá nhân vượt quá 30 tỷ USD.
 
Bitcoin là giấc mơ của những kẻ vô chính phủ, cung cấp một loại tiền tệ nằm ngoài sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương hoặc cơ quan chính phủ nào và nằm ngoài hệ thống kiểm duyệt trung gian của hệ thống ngân hàng toàn cầu Bretton-Woods.

Nó được thiết kế để phục vụ như một phương tiện kỹ thuật số hoàn hảo, ẩn danh để mua trực tiếp bất kỳ loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào. Bitcoin đang nhanh chóng đi theo hướng đó, nhận được sự tôn trọng chính thống như một "tiền điện tử", thứ tiền đặc biệt mua bất cứ thứ gì trên thế giới này: hàng lậu, vũ khí, tài trợ khủng bố, thậm chí cả nội tạng người... .


Bitcoin đang trở thành đơn vị tiền tệ của Internet, được hàng triệu người coi là tương lai tuyệt vời của một hệ thống tiền tệ toàn cầu mới, không bị kiểm soát của bất kỳ chính phủ và hệ thống thanh toán bù trừ ngân hàng nào trên thế giới (hiện nay, hệ thống thanh toán bù trừ lớn nhất toàn cầu là SWIFT).

Với các đặc điểm này, Bitcoin nổi lên vào năm 2011 như một loại tiền tệ được lựa chọn cho những kẻ buôn bán ma túy thực hiện các giao dịch trên một trang web đen có cái tên dịu dàng Silk Road (con đường tơ lụa).

Và các nhà đầu tư ca ngợi Bitcoin cực lực phản đối quan điểm rằng Bitcoin là công cụ tiền tệ giao dịch tội ác. Bitcoin không có tội. Có tội là con người sử dụng nó. Việc một đồng tiền nằm ngoài kiểm soát, phi chính phủ, phi tập trung là mơ ước của thế giới tự do và của nhân loại.

Quay trở lại với thử nghiệm rùng mình về ác tính của con người bộc phát khi không phải chịu trách nhiệm của nghệ sĩ Marina Abramovic năm 1974, chúng ta không thể phủ nhận rằng đồng tiền phi pháp định không chỉ là mơ ước của thế giới tự do, mà còn là mơ ước giải phóng dục vọng hành ác của con người.
 
Đúng là Bitcoin và đồng tiền giống nó cùng với Internet bóng tối giúp những nhóm người bị bức hại nhân quyền trên khắp thế giới này giảm được bức hại về tài chính và thậm chí là bảo toàn tính mạng. Nhưng điều này sẽ chiếm được bao nhiêu phần trăm trong nhu cầu sử dụng Bitcoin Bitcoin và Internet bóng tối không thể lấy việc bảo vệ danh tính những nhóm người thiểu số khốn khổ này làm cái cớ để tồn tại. Cái cớ này chỉ chiếm bao nhiêu nhu cầu sử dụng của nó? Chắc chắn rất ít, phần đa tài nguyên của Internet bóng tối phải thuộc về thị trường tội phạm quốc tế.
Cách thức giao dịch tội ác: Ví dụ về Silk Road

Silk Road, một trong những thị trường giao dịch hàng hóa phi pháp đầu tiên trên Internet bóng tối, được tạo ra bởi Ross Ulbricht, đã bị đánh sập. Đây là một thị trường thương mại điện tử trên Internet bóng tối (tương tự như Alibaba của Trung Quốc hay Amazon của Mỹ) kết nối các nhà cung cấp ma túy bất hợp pháp với những người mua tiềm năng. Các nhà cung cấp sẽ quảng cáo sản phẩm của họ trên các danh sách do Silk Road duy trì, tương tự như các loại danh sách bạn có thể tìm thấy trên bất kỳ thị trường thương mại điện tử hợp pháp nào.

Khi ai đó quyết định mua ma túy qua trang web này, họ thường không muốn gửi tiền trực tiếp cho người bán. Bán rong ma túy không hẳn là một hoạt động kinh doanh đáng tin cậy. Hơn nữa, tất cả những người đã quảng cáo và mua hàng bằng Silk Road đều ẩn danh. Điều này sẽ khiến kẻ gian rất dễ kiếm tiền của khách hàng mà không cần trả lại bất kỳ hàng hóa nào.

Để giải quyết vấn đề này, Silk Road đã cung cấp dịch vụ ký quỹ. Khách hàng mua ma túy từ các nhà cung cấp được liệt kê trên Silk Road sẽ gửi tiền của họ đến Silk Road, thay vì nhà cung cấp. Sau đó, trang web sẽ giữ các khoản tiền này cho đến khi khách hàng xác nhận rằng họ đã nhận được những gì họ đã đặt hàng. Sau đó, Silk Road sẽ chuyển khoản tiền tương ứng theo cam kết cho nhà cung cấp. Dĩ nhiên, Silk Road sẽ thu tiền phí trung gian.

Các khoản tiền luôn được gửi bằng Bitcoin chứ không phải tiền pháp định vì khi được sử dụng đúng cách, Bitcoin đảm bảo mức độ ẩn danh cực lớn. Các nhà chức trách gần như bất lực truy lùng dấu vết của người mua, người bán và cả người cung cấp dịch vụ ký quỹ là Silk Road. Bản thân cả 3 bên này đều có thể dễ dàng chuyển Bitcoin thành USD hoặc các loại tiền pháp định khác, tiền pháp định bằng đầu cơ Bitcoin lại được xem là hợp pháp. Một lỗ hổng khủng khiếp kích thích thị trường tội phạm và phi pháp nở rộ.


Ma túy thường được Bưu điện gửi đến hòm thư bưu điện hoặc, trong trường hợp khách hàng liều lĩnh hơn, gửi trực tiếp đến địa chỉ của họ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo lực lượng thực thi pháp luật về hoạt động của Silk Road là tần suất ma túy được tìm thấy qua đường bưu điện tăng đột biến.

Tuy nhiên, Silk Road không phải là một thị trường phi tập trung. Nó chạy trên một máy tính do Ulbricht điều khiển. Nhưng nó đã được bảo vệ ẩn danh bởi vì nó chạy trên Tor, một giao thức truyền thông được thiết kế để cung cấp tính năng ẩn danh cho những người sử dụng nó. Ban đầu được phát triển bởi Hải quân Hoa Kỳ, Tor đã trở nên phổ biến khi người dùng muốn bảo vệ danh tính của họ trực tuyến.

FBI cuối cùng đã bắt giữ Ulbricht bằng cách xâu chuỗi các manh mối mà họ thu thập được từ nhiều nơi khác nhau bên ngoài mạng Tor. Tuy nhiên, không có Silk Road này sẽ lập tức có Silk Road khác, mọc như nấm sau mưa. Nên nhớ rằng Internet bóng tối chiếm hơn 80% tài nguyên Internet hiện nay trên toàn cầu. Một Silk Road trong câu chuyện nhỏ này có thể chiếm được bao nhiêu tiện nghi trong bóng tối khổng lồ này?
 
Tờ Nikkei Asia gần đây đã đăng bài phân tích của ông Kevin Sheives - Phó Giám đốc và Ryan Arick là Trợ lý Chương trình tại Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ tại Quỹ Quốc gia về Dân chủ - về lo ngại Vaccine Covid-19 chính là vũ khí để các chính phủ độc tài lật đổ những nền dân chủ còn lại trên thế giới.

Trung Quốc và Nga đang tham gia vào một cuộc tấn công ngoại giao để đạt được lợi thế tối đa trong việc phân phối vaccine của họ trên toàn cầu. Các nền kinh tế đang phát triển, nơi còn hạn chế trong việc tự phát triển vaccine cũng như nguồn tài chính mua vaccine, trở thành nơi tiếp nhận chính trong chiến lược “ngoại giao vaccine” này, chủ yếu là các quốc gia tại Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.


Trung Quốc đã cung cấp hơn 240 triệu liều (và còn tiếp tục) cho ít nhất 78 quốc gia, trong khi Nga đã cung cấp 12,8 triệu liều cho hơn 30 quốc gia với tốc độ chậm hơn rất nhiều.

Tác giả Sheives gọi Nga và Trung Quốc là "các chính phủ độc tài" và ông cho rằng các chính phủ này đang khống chế các kênh phân phối vaccine để phục vụ lợi ích cho chế độ của họ. Trong một số trường hợp, vaccine của các chính phủ ngày phục vụ lợi ích của chế độ chứ không phải là của những người đang rất cần được tiêm chủng trong mùa dịch.

Đối với các quốc gia độc tài tham gia vào chính sách ngoại giao vaccine toàn cầu, những công cụ này nhằm tăng cường quyền lực mềm của họ; dịch bệnh càng nặng, càng khó lường, thì công cụ của họ càng sắc bén.

Ông Sheives tóm lược kết quả nghiên cứu của nhóm mình về "tác động của COVID-19 đối với nền dân chủ", khẳng định rằng ngoại giao vaccine của 2 chính phủ này, đang nhấn mạnh vào 4 chiến lược sau:

  1. Phổ biến thông tin sai lệch hoàn toàn về vaccine phương Tây;
  2. Ưu tiên có được vaccine đầu tiên (chiếm ưu thế) chứ không phải là sự an toàn của vaccine;
  3. Nhắm mục tiêu sớm tiếp cận đến các mạng lưới tinh hoa chính trị;
  4. Đảm bảo dùng vaccine để trao đổi lấy các lợi ích chính trị khác [dù không liên quan gì đến vaccine hay dịch bệnh]
Thao túng thông tin sai lệch về vaccine phương Tây

Đầu tiên, khi vaccine bắt đầu được phát triển, các nhà chức trách ở Nga và Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược thao túng thông tin để gây mất lòng tin vào vaccine phương Tây.

Các quan chức Mỹ cáo buộc rằng các cơ quan tình báo Nga đã phát động các chiến dịch thông tin sai lệch trực tuyến để làm suy yếu niềm tin vào vaccine của Pfizer-BioNTech, công khai nghi ngờ tính hợp lệ của các thử nghiệm lâm sàng và nhấn mạnh quá mức các tác dụng phụ được báo cáo của vaccine này.

Đồng điệu với Nga, một mạng lưới tuyên truyền do Bắc Kinh tổ chức đã lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội sau khi Pfizer báo cáo dữ liệu lâm sàng của mình, trong khi các nhà ngoại giao của họ nhanh chóng khuếch đại các bài đăng tiêu cực được sản xuất theo đơn đặt hàng về chủ đề này.

Những mạng lưới thông tin sai lệch này không phải là những tin đồn thất thiệt. Chúng là các chiến dịch được điều phối, do chính phủ điều hành nhằm chống lại các loại vaccine vốn khá có uy tín của Mỹ và Phương Tây; những quốc gia có bề dày phát triển vaccine tốt hơn Nga và Trung Quốc.

Với các chính phủ độc tài, có thể khó phân loại thực tế khỏi tiểu thuyết và khoa học khỏi tuyên truyền. Chỉ một ngày sau khi ông Gao Yu, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine của Trung Quốc có tỷ lệ hiệu quả thấp hơn mong đợi và đề xuất pha liều lượng, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển phân tích khoa học của ông vào nhóm tin bị kiểm duyệt và cấm tuyên truyền liên quan đến vaccine. Các bình luận của ông Gao đã bị kiểm duyệt trên các nền tảng truyền thông xã hội và tin tức của Trung Quốc. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bóp méo các bình luận của ông Gao là đề cập đến "tất cả các loại vaccine", chứ không phải vaccine của Trung Quốc.
 

Có thể bạn quan tâm

Top