Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vụn’ tới di sản thế giới

Hong Quan CANDY

Mai là mùng một

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới - Ảnh 1.
Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU​

Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham gia hội thảo khoa học quốc tế 20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội tại chính di tích này.

Hội thảo cho thấy thành quả nghiên cứu rất lớn của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong 20 năm qua để giải mã Hoàng thành Thăng Long - một di tích rất độc đáo, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, trung tâm chính trị quan trọng bậc nhất trong hệ thống các kinh đô của Việt Nam, nơi hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử.

306003753_3174577789460429_4898232892039212363_n.jpg

Hình ảnh phục dựng của cung điện Hoành Thành Thăng Long thời Lý​

Là nhà khoa học trẻ phát biểu tại hội thảo, TS Phạm Lê Huy (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết ông rất xúc động khi nhìn thấy thành quả nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này trong 20 năm qua, từ một di tích trước đây được đánh giá là "đống gạch vỡ" đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

169085061_3858722717557740_941501113305498768_n.jpg

Sơ đồ khu vực khai quật tại số 18 Hoàng Diệu​

Ông Huy nhấn mạnh đây không phải công lao của cá nhân riêng rẽ mà là nỗ lực của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu và cả các nhà ngoại giao, nhà chính trị, trong đó có những người đã không còn nữa như GS Phan Huy Lê, TS khảo cổ Nguyễn Tiến Đông.

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới - Ảnh 2.
Cảnh thăm dò khai quật đầu tiên tại di tích Hoàng thành Thăng Long - Ảnh tư liệu được trưng bày tại hội thảo​

TS Phạm Lê Huy góp ý kiến nêu nhiều hướng nghiên cứu di tích này trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh ngoài nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung nghiên cứu về thời Lê, phục dựng điện Kính Thiên, thì cũng cần tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn khác ở di tích này như nghiên cứu thời Lý - Trần, di tích hành cung Long Thiên thời Nguyễn, thời kỳ tiền Thăng Long (thời Tùy Đường), hay thời thuộc Minh.

Ông Huy cho rằng tuy thời Tùy Đường, thuộc Minh là những giai đoạn chúng ta chịu sự đô hộ của nước ngoài, ít được nghiên cứu, nhưng đó vẫn là giai đoạn lịch sử mang tính cơ hữu của di tích này, giúp chúng ta làm rõ tính chất liên tục của di tích - điều mà UNESCO đánh giá cao nhất ở di tích này.

Cong_nghe_di_san-1641511452168.jpg

Hình ảnh phục dựng Điện Kính Thiên - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội​

Ông Huy cũng đặt hy vọng thời gian sắp tới Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình 3D về di tích này để người dân bình thường cũng có thể tiếp cận, hình dung về di tích hơn, bởi tới nay vẫn có không ít người chỉ nhìn di tích vô giá này như "đống gạch vỡ" ở các hố khai quật.

Ngày 9-9, hội thảo tiếp tục lắng nghe ý kiến tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

https://tuoitre.vn/20-nam-giai-ma-h...-vo-toi-di-san-the-gioi-20220908174624727.htm
 
Sửa lần cuối:
Nhìn sang Trung Quốc, La Mã Hy Lạp, Ba Tư rồi quay sang nhìn cung Thăng Long. t chỉ cười nhẹ
 
ĐM, nhắc đến Hoàng-Thành-Thăng-Long tao chỉ nghĩ đến 4 anh lính trẻ trong phim Mùi cỏ cháy :too_sad:
 
Nhìn sang Trung Quốc, La Mã Hy Lạp, Ba Tư rồi quay sang nhìn cung Thăng Long. t chỉ cười nhẹ
Hoàng thành Thăng Long tính ra bị đập đi xây lại 3 lần. Đến thời Pháp là đập hẳn. Với cái cường độ đập phá đó thì đến Kim tự tháp chắc cũng bị dỡ còn cái móng.
 
Nếu đúng như trong ảnh là khá vloz ra rồi còn chê gì nữa
Dân ít lực yếu,thế là đc rồi
Chúng mày có nhớ vụ dân dốt cái tháp gì gì đấy ko ?
Xây to,cao vào làm gì nếu lực ko có,để dân ghét ?
 
Nhìn sang Trung Quốc, La Mã Hy Lạp, Ba Tư rồi quay sang nhìn cung Thăng Long. t chỉ cười nhẹ
Thực ra theo như khảo cổ thì thành Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ rất to lớn nhé, nếu nói quy mô rộng lớn có thể so được với Trường An thời nhà ĐƯờng luôn (chưa nói kiến trúc có đẹp không hay có cao không). Các thời sau này quy mô thu hẹp dần, nhất là thời Nguyễn thì vì không còn là kinh đô nên càng ngày càng hẹp
 
Nếu đúng như trong ảnh là khá vloz ra rồi còn chê gì nữa
Dân ít lực yếu,thế là đc rồi
Chúng mày có nhớ vụ dân dốt cái tháp gì gì đấy ko ?
Xây to,cao vào làm gì nếu lực ko có,để dân ghét ?
Cửu Trùng Đài với Điện Trăm nóc của Lê Tương Dực. Huy động đến 20 vạn thợ thuyền và binh lính làm lao dịch. Cuối cùng bị chính đám thợ thuyền với lính nổi loạn lật đổ luôn
 
Cửu Trùng Đài với Điện Trăm nóc của Lê Tương Dực. Huy động đến 20 vạn thợ thuyền và binh lính làm lao dịch. Cuối cùng bị chính đám thợ thuyền với lính nổi loạn lật đổ luôn
Đúng dồi,quên mất cái tên
Thế nên là lực yếu thì ko nên mong xây wonder làm gì,để tiền đắp vào quân đội,kinh tế với lo cho dân là đc
 
Vũ như tô ông trổ nghề fuho xây bao đền chùa thời lý to đẹp giờ mất gần hết. Phí của.
 
Thực ra theo như khảo cổ thì thành Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ rất to lớn nhé, nếu nói quy mô rộng lớn có thể so được với Trường An thời nhà ĐƯờng luôn (chưa nói kiến trúc có đẹp không hay có cao không). Các thời sau này quy mô thu hẹp dần, nhất là thời Nguyễn thì vì không còn là kinh đô nên càng ngày càng hẹp
Đỉnh cao của Hoàng thành Thăng Long là vào thời cuối Lê Sơ. Khoảng ~160 ha. Gấp đôi Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và Hoàng thành Tây Kinh thời Hồ (~80 ha). Gấp 4 lần Hoàng thành Huế (~40 ha).
303341113_5406965752733421_5370563417100436480_n.jpg

Cũng khá hoành tráng.
 
Sửa lần cuối:
Đỉnh cao của Hoàng thành Thăng Long là vào thời cuối Lê Sơ. Khoảng ~160 ha. Gấp đôi Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và Hoàng thành Tây Kinh thời Hồ (~80 ha). Gấp 4 lần Hoàng thành Huế (~40 ha).
303341113_5406965752733421_5370563417100436480_n.jpg

Cũng khá hoành tráng.
k coi dc
 

Đề xuất hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến trong di sản Hoàng thành Thăng Long​

Nhà Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ) nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Hiện tòa nhà này chia đôi quảng trường trước cửa nền điện Kính Thiên đến Đoan Môn làm hai khu vực.

Chính vì vậy, PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nêu đề xuất hạ giải nhà Cục Tác chiến. Tòa nhà được đề xuất hạ giải không bao gồm Hầm Chỉ huy tác chiến T1 - khu vực hiện vẫn đang được khai thác, phục vụ khách tham quan.

Theo PGS.TS Trần Đức Cường, việc hạ giải nhà Cục Tác chiến là cần thiết để hoàn trả không gian điện Kính Thiên.
Theo một số chuyên gia, việc hạ giải nhà Cục Tác chiến là cần thiết để hoàn trả không gian điện Kính Thiên.

Theo kết quả đợt khai quật khảo cổ được công bố ngày 22/11, từ một số hố thám sát nằm trong tòa nhà Cục Tác chiến, các nhà khoa học đã có một số phát hiện mới, quan trọng về Hoàng thành Thăng Long. Địa tầng Thời Lê sơ và Lê trung hưng tiếp tục phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự Đạo.

Đặc biệt, lần đầu xuất lộ Ngự Đạo thời Lê sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn, bên cạnh Ngự Đạo lại có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng. Lối đi này trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của Đoan Môn.
Đề xuất hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến trong di sản Hoàng thành Thăng Long - 1

Di tích Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: Hữu Nghị).

Nhà Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ) nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Hiện tòa nhà này chia đôi quảng trường trước cửa nền điện Kính Thiên đến Đoan Môn làm hai khu vực.

Chính vì vậy, PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nêu đề xuất hạ giải nhà Cục Tác chiến. Tòa nhà được đề xuất hạ giải không bao gồm Hầm Chỉ huy tác chiến T1 - khu vực hiện vẫn đang được khai thác, phục vụ khách tham quan.

Theo PGS.TS Trần Đức Cường, việc hạ giải nhà Cục Tác chiến là cần thiết để hoàn trả không gian điện Kính Thiên.

Trao đổi với PV Dân trí, một chuyên gia thuộc Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đồng tình với quan điểm hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến.

Theo ông, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. UNESCO đã khuyến nghị là phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Đề xuất hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến trong di sản Hoàng thành Thăng Long - 2

Dấu tích cống nước mới được phát lộ (Ảnh: M.T).

"Di tích của chúng ta có đặc trưng là phế tích kiến trúc mang tính chất khảo cổ học. Tất cả đang nằm trong lòng đất, muốn hiểu được thì phải khai quật lên. Dưới nền của tòa nhà là rất nhiều dấu ấn của sân Đan Trì. Nếu không nghiên cứu được thì không phục hồi được không gian điện Kính Thiên", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Cũng theo ông, tòa nhà Cục Tác chiến hiện đang xuống cấp nặng. Nơi đây được cho là không gian lính Pháp ở. Nếu hạ giải, nên bảo tồn di tích này dưới dạng khác: Tư liệu hóa, số hóa và trưng bày những nét điển hình.

"Quan điểm của tôi là ủng hộ hạ giải nhà Cục Tác chiến, nhưng phải tư liệu hóa rất kỹ kiến trúc ấy và phải bảo tồn, trưng bày nó ở một dạng thức khác", ông nhấn mạnh.
Đề xuất hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến trong di sản Hoàng thành Thăng Long - 3

Dấu tích sân Đan Trì (Ảnh: M.T).

Theo vị chuyên gia, điện Kính Thiên là không gian thiêng, quan trọng nhất của kinh đô Thăng Long trên các phương diện quy hoạch kinh đô, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, tâm linh, vị trí và chức năng.

Trong tâm thức người Việt Nam, các sự kiện văn hóa, sự kiện lịch sử quan trọng đều diễn ra ở đây.

Không gian này được cấu trúc bởi ba thành phần kiến trúc cơ bản gồm: Chính điện Kính Thiên, sân Đan Trì (sân Đại Triều) và Đoan Môn. Vậy nên việc khai quật sân Đan Trì sẽ có đóng góp quan trọng trong khát vọng khôi phục không gian điện Kính Thiên.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình, một số quan điểm lại cho rằng, việc hạ giải tòa nhà cần phải cân nhắc rất kỹ. Lý do là bởi đây cũng là di tích của một thời kỳ lịch sử đất nước.

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu tại khu vực trung tâm của khu di sản, với tổng diện tích 8.440m2.

Đặc biệt theo các chuyên gia khảo cổ, cuộc khai quật năm 2022 đã phát lộ nhiều tư liệu mới, giúp các nhà khoa học làm rõ rất nhiều giá trị của Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, nhất là có thêm nhiều tư liệu mang tính xác thực cao để khôi phục không gian điện Kính Thiên.
 
Sửa lần cuối:

Đề xuất hạ giải tòa nhà Cục Tác chiến trong di sản Hoàng thành Thăng Long​

Nhà Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ) nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Hiện tòa nhà này chia đôi quảng trường trước cửa nền điện Kính Thiên đến Đoan Môn làm hai khu vực.

Chính vì vậy, PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nêu đề xuất hạ giải nhà Cục Tác chiến. Tòa nhà được đề xuất hạ giải không bao gồm Hầm Chỉ huy tác chiến T1 - khu vực hiện vẫn đang được khai thác, phục vụ khách tham quan.

Theo PGS.TS Trần Đức Cường, việc hạ giải nhà Cục Tác chiến là cần thiết để hoàn trả không gian điện Kính Thiên.
:matrix: :vozvn (25): :vozvn (25): :)):)):)):)):)):)):))=))=))
liệu có thể giải phóng mặt bằng được khu Nhà Của Quân Đội ko???????!!!!!! . (bố mày có Súng đấy)
 
Mẹ nhìn cái thành cổ trung quốc mà học nè lũ cs ăn hại, như này còn nguyên nhà cửa của dân ở trong thành cổ nó còn chưa khoe, tụi cs có vài viên gạch vỡ mà suốt ngày thành cổ , nhìn ko bằng cái mộ cổ của tụi nó
thanh-co-Binh-Dao-1.jpg
truong_an.jpg
 
Sửa lần cuối:
Đến như đại nội huế vào thăm còn thấy chả còn gì đáng kể, nữa là hoàng thành.
 

Có thể bạn quan tâm

Top