Don Jong Un
Trai thôn

Trong bối cảnh thương chiến với Mỹ gây sức ép lên thương mại song phương, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4 giảm mạnh hơn dự kiến, xuống mức thấp nhất trong gần hai năm trở lại đây.
Theo dữ liệu công bố ngày 30/4 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất đạt 49,0 điểm trong tháng 4. Đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1. Mức 50 điểm là mức phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Con số này thấp hơn dự báo 49,8 điểm trong khảo sát của Reuters. Tháng 4 ghi nhận sự suy giảm rõ rệt so với tháng 3, thời điểm hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng một năm, vì các nhà xuất khẩu đẩy mạnh giao hàng trước thời điểm thuế quan cao có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp mức thuế mới lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc. Theo tài liệu công bố bởi Nhà Trắng, một số sản phẩm từ Trung Quốc hiện phải chịu thuế tổng cộng lên đến 245%.
Đáp trả lại, Trung Quốc áp thuế 125% đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời chỉ trích các mức thuế cao ngất ngưởng của Washington là “trò chơi số liệu vô nghĩa”.
Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á Chetan Ahya tại Morgan Stanley, nhận định rằng dòng chảy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị “gián đoạn nghiêm trọng” sau các biện pháp áp thuế trả đũa lẫn nhau. Số lượng tàu chở hàng rời Trung Quốc đến Mỹ đã sụt giảm mạnh trong vài tuần gần đây.
Dù chưa có bằng chứng rõ ràng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại song phương, một số báo cáo gần đây cho thấy đôi bên đang tìm cách giảm nhẹ tác động kinh tế từ thuế. Trung Quốc được cho là đã miễn thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như dược phẩm, thiết bị hàng không, chất bán dẫn và khí ethane.
Trong khi đó, Tổng thống Trump ký sắc lệnh miễn thuế bổ sung với ô tô và linh kiện nhập khẩu, sau khi tạm dừng áp thuế đối với một số sản phẩm điện tử hồi đầu tháng.
Tuy vậy, theo ước tính của ngân hàng Nomura, khoảng 2,2% GDP của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế 145% của Mỹ. Ngoài ra, khoảng 9 triệu lao động trong ngành sản xuất Trung Quốc đang chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế này.
Trong cuộc họp hoạch định chính sách kinh tế tuần trước, giới chức Trung Quốc cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ “tương đối linh hoạt” để ổn định nền kinh tế.
Trong khi nhiều ngân hàng lớn tại Phố Wall đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm nay do ảnh hưởng từ môi trường thương mại bất lợi, Bắc Kinh vẫn khẳng định “hoàn toàn tự tin” vào khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%”.
Trong khi chính quyền ông Trump khẳng định các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ việc đang tham gia bất kỳ vòng đối thoại nào nhằm giải quyết thương chiến với Washington.
%20(4).png)
Theo dữ liệu công bố ngày 30/4 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất đạt 49,0 điểm trong tháng 4. Đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1. Mức 50 điểm là mức phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Con số này thấp hơn dự báo 49,8 điểm trong khảo sát của Reuters. Tháng 4 ghi nhận sự suy giảm rõ rệt so với tháng 3, thời điểm hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng một năm, vì các nhà xuất khẩu đẩy mạnh giao hàng trước thời điểm thuế quan cao có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp mức thuế mới lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc. Theo tài liệu công bố bởi Nhà Trắng, một số sản phẩm từ Trung Quốc hiện phải chịu thuế tổng cộng lên đến 245%.
Đáp trả lại, Trung Quốc áp thuế 125% đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời chỉ trích các mức thuế cao ngất ngưởng của Washington là “trò chơi số liệu vô nghĩa”.
Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á Chetan Ahya tại Morgan Stanley, nhận định rằng dòng chảy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị “gián đoạn nghiêm trọng” sau các biện pháp áp thuế trả đũa lẫn nhau. Số lượng tàu chở hàng rời Trung Quốc đến Mỹ đã sụt giảm mạnh trong vài tuần gần đây.
Dù chưa có bằng chứng rõ ràng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại song phương, một số báo cáo gần đây cho thấy đôi bên đang tìm cách giảm nhẹ tác động kinh tế từ thuế. Trung Quốc được cho là đã miễn thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như dược phẩm, thiết bị hàng không, chất bán dẫn và khí ethane.
Trong khi đó, Tổng thống Trump ký sắc lệnh miễn thuế bổ sung với ô tô và linh kiện nhập khẩu, sau khi tạm dừng áp thuế đối với một số sản phẩm điện tử hồi đầu tháng.
Tuy vậy, theo ước tính của ngân hàng Nomura, khoảng 2,2% GDP của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế 145% của Mỹ. Ngoài ra, khoảng 9 triệu lao động trong ngành sản xuất Trung Quốc đang chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế này.
Trong cuộc họp hoạch định chính sách kinh tế tuần trước, giới chức Trung Quốc cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ “tương đối linh hoạt” để ổn định nền kinh tế.
Trong khi nhiều ngân hàng lớn tại Phố Wall đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm nay do ảnh hưởng từ môi trường thương mại bất lợi, Bắc Kinh vẫn khẳng định “hoàn toàn tự tin” vào khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%”.
Trong khi chính quyền ông Trump khẳng định các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ việc đang tham gia bất kỳ vòng đối thoại nào nhằm giải quyết thương chiến với Washington.