Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, quản lý cấp bộ và các cấp ngang bộ, nói tóm gọn là nắm túi tiền chính của cả nước, thực quyền rất cao. Chức chủ tịch nước là chức cao nhất có quyền phê duyệt và bổ nhiệm hoặc cách chức Thủ tướng, thay mặt cho nước ở trong và ngoài nước, ngoài ra giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái; ký sắc lệnh, nhân viên Nội các; chủ tọa Hội đồng chính phủ,.... nói chung tất tần tật điều 49 trong hiến pháp 2013 quy định. Thời kỳ anh 3X làm thủ thực quyền còn vượt qua TBT là bình thường.
Trước hiến pháp 2013, chức chủ tịch nước chỉ mang tính chất chính danh, là đại diện chứ không có thực quyền (tương đương với chức tổng thống của Ấn và Singapore ấy). Từ sau hiến pháp 2013 thì chức chủ tịch nước mới có thêm một vài quyền lợi bổ sung thêm, cân đối lại quyền lực nhưng nói chung vẫn còn yếu thế nhiều lắm so với mấy chức danh khác. Ở VN hai chức t coi là phế nhất trong bộ tứ là Chủ tiệm nước và chủ tịch QH. Vốn dĩ hai ông này không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của cơ quan chính phủ. Nếu so ra ở những quốc gia Cộng hòa nghị viện khác, thì chức chủ tịch QH (hay chủ tịch viện) có quyền phủ quyết khá mạnh ấy.
Muốn CTN có thực quyền điều hành chính phủ thì phải sửa lại hiến pháp, mà cái này chắc phải vài khóa khóa tới may ra mới có động đậy được.