thế nguời h'mong thì nguồn gốc ở đâu hả mày? gg mỗi nơi một thông tin loạn cả lên
Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người H'Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến
Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một người
thợ săn và con
chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không có con chó của mình. Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng ông. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người H'Mông cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa.
Nơi thứ hai trong đó miêu tả người H'Mông từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng "chỉ đường" của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của
người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người H'Mông chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất.
Tại Trung Quốc,
vương quốc Miêu đầu tiên được ghi chép có tên gọi là
Cửu Lê (ở trung lưu sông Hoàng Hà, đâu đó ở một trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Hồ Nam và Giang Tô) và những người cai trị nó có tước hiệu là
Chiyou (
Xi Vưu trong tiếng Hoa) hay
Txiv Yawg (trong
tiếng H'Mông)
[19]. "Trí Zờ" có nghĩa là "ông-cha", và là tước hiệu tương đương nhưng không ít quyền lực hơn
hoàng đế. Các tổ tiên "
Xi Vưu" được coi là
dân tộc Liangzhu. Cửu Lê được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc và 81 thị tộc.
Lịch sử theo truyền thuyết Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của
Xi Vưu đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh
Hà Bắc và
Liêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của
Hoàng Đế và
Viêm Đế, các thủ lĩnh của bộ tộc
Hoa Hạ (華夏) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông
Hoàng Hà.
La bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người
Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào
thế kỷ XXVI TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người
Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người H'Mông là nhờ có la bàn.
Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người H'Mông được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là
Miêu và
Lê (黎). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc
Hoa Hạ (ngày nay là
người Hán) mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với
người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ
nhà Chu (
1122 TCN-
256 TCN). Số còn lại di cư dần từ Hoàng Hà xuống phía Nam do sự bành trướng của người Hán
[20].
Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Cửu Lê, người dân của
Cửu Lê chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng
Xi Vưu có ba con trai, và sau khi
Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa
Hoa Hạ. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi
Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của
Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác.
Thuật ngữ "Miêu" lần đầu tiên được sử dụng bởi người Hoa vào thời kỳ tiền Tần, tức là trước năm
221 TCN. Nó thông thường được sử dụng trong các tổ hợp như "nanmiao", "miaomin", "youmiao" và "sanmiao" (三苗
Sānmiáo). Vào thời kỳ đó, những bộ tộc này sống ở phía nam sông
Trường Giang, nhưng sau đó đã bị người Hoa đẩy lui xa hơn nữa về phía nam. Do phần lớn lãnh thổ của sáu triều vua (Đông Ngô, Đông Tấn, tiền Tống, Tề, Lương, Trần) nằm ở phía nam sông này, việc khuất phục người Miêu đã là mối quan tâm chính để đảm bảo sự ổn định của các triều đại này. Với sự cướp bóc của
Ngũ Hồ ở các khu vực phía bắc con sông này, nhiều người Hán đã di cư xuống phía nam càng tăng cường thêm việc đồng hóa người Miêu thành người Hán.
Vào thời kỳ
nhà Đường, người Miêu đã không còn là bộ tộc người chính không phải gốc Hán, ngoại trừ tại khu vực tỉnh
Vân Nam ngày nay, ở đó 6
chiếu (詔 có nghĩa là "vương quốc") của người Miêu. Vương quốc nằm phía nam nhất là
Mông Xá Chiếu (蒙舍詔) hay
Nam Chiếu thống nhất cả sáu chiếu để thành lập quốc gia độc lập vào đầu
thế kỷ VIII với sự hỗ trợ từ phía
nhà Đường. Tước hiệu của người đứng đầu nhà nước này là Nam Chiếu Vương (南詔王), có nghĩa là Vua của
Nam Chiếu. Lo ngại về sự đe dọa ngày càng tăng từ phía
Thổ Phồn (ngày nay là
Tây Tạng) đã thúc đẩy triều đình Trung Quốc thiết lập một quan hệ hữu nghị với cả hai nước này.
Nhà Đường cũng triển khai một khu vực quân sự, là Kiến Nam tiết sứ (劍南節度
Jiànnán Jiédǔ) nằm ở khu vực ngày nay là phía nam tỉnh
Tứ Xuyên và giáp biên giới với
Nam Chiếu.