
Nhiều người sống tại các khu chung cư (trung, cao cấp) nói mỗi ngày đều như một "cuộc chiến" đỗ ô tô, đôi khi dẫn đến những xung đột không đáng có với bảo vệ.
"Cuộc chiến" đỗ ô tô chung cư
Mới chuyển đến sống tại căn chung cư cao cấp được một tháng, xe ô tô của anh Hải (31 tuổi) đã bị bảo vệ khóa bánh hai lần do đỗ ngay dưới lòng đường nội khu. Mỗi lần như vậy, anh chấp nhận bị lập biên bản, nộp tiền phạt, vì "không còn cách nào khác để xoay xở".
Tòa nhà anh sống cao 34 tầng, nhưng chỉ có một tầng hầm, trong khi nhà xe nổi do chủ đầu tư xây dựng cách đó khoảng 1km.
"Mỗi ngày về nhà đều như một 'cuộc chiến', nếu sớm thì vẫn còn chỗ đỗ xe dưới hầm, nếu không thì đành chịu đỗ xe bất chấp ngoài lòng đường", anh Hải nói, than vãn những ngày tăng ca phải qua nhà bạn ngủ nhờ vì hầm chung cư thông báo hết "slot".
Người đàn ông thừa nhận do chủ quan, nên trước khi mua chung cư đã không tính đến "bài toán gửi xe".
Nhiều người dân mua chung cư đắn đo về việc thiếu hầm gửi ô tô.
Sống cùng khu nhà, anh Ngọc Thọ (35 tuổi) nói may mắn hơn vì đã kịp mua "slot" tại khu nhà để xe nổi. Tuy nhiên, mỗi sáng, anh lãng phí 30 - 40 phút đi bộ một chiều từ nhà đến khu để xe. Tình cảnh cũng tương tự vào chiều tối tan ca, anh mệt mỏi "cuốc bộ" về nhà, "thở không ra hơi".
"Dù chủ đầu tư đã bố trí phương tiện công cộng để hỗ trợ di chuyển ra nhà để xe, nhưng thời gian chờ đợi cũng mất nhiều thời gian, chưa kể những lúc có việc gấp", anh nói.
Trong khi đó, nhiều gia đình có con nhỏ như chị Mai Ngọc (40 tuổi) càng thêm khốn đốn. Chị cho biết chọn sống cách xa trung tâm Hà Nội, tại một khu đô thị cao cấp, nhưng không ngờ gặp rắc rối chuyện gửi xe. Để tránh tình trạng hai mẹ con đi bộ gần 1km, chị Ngọc mua thêm xe máy gửi dưới hầm tòa nhà. Mỗi sáng, chị chở con từ nhà ra bãi xe nổi, được hỗ trợ gửi xe máy miễn phí, rồi lấy ô tô di chuyển.
"Điều này buộc tôi phải tính toán thời gian để vừa kịp giờ các con vào học, vừa không đến cơ quan trễ. Đôi lúc, tôi cũng ngại mời bạn đến nhà chơi, vì không có chỗ gửi xe, sợ bị bảo vệ khóa bánh", chị Ngọc cho hay.
Từ việc thiếu chỗ gửi ô tô, nhiều chủ phương tiện đỗ xe bất chấp mọi nơi, bị bảo vệ khu đô thị khóa bánh.
Một nhân viên kinh doanh bất động sản tiết lộ điều khách hàng quan tâm nhất mỗi khi mua chung cư, chính là "slot" gửi xe ô tô. Xu hướng này trở nên phổ biến nhiều năm gần đây khi mức sống của người dân tăng cao.
"Chúng tôi thường 'xoa dịu' khách hàng bằng cách giới thiệu những bãi gửi xe gần chung cư, hay khu gửi xe nổi do chủ đầu tư xây dựng. Khách hàng sẽ phải chịu khó đi bộ một đoạn, nhưng thực tế nhiều người không hứng thú", nữ nhân viên nói.
Sau kết hôn, anh Đinh Tuấn (30 tuổi, quận Hà Đông) đau đầu tìm mua chung cư trung tâm Hà Nội, phù hợp công việc của hai vợ chồng. Anh phân vân giữa nhiều tiêu chí, nhưng quan trọng nhất vẫn là bãi đỗ ô tô.
"Tôi đã xem qua nhiều chung cư. Căn hộ vừa tiền thì thiếu hầm gửi xe. Ngược lại, căn hộ có chỗ đỗ ô tô, thì giá đắt", anh cho hay.
Nhiều lần lên các nền tảng mạng xã hội "dò" mua "slot" đỗ ô tô chung cư, anh Tuấn "ngã ngửa" khi thấy nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Một số người thậm chí cho biết đã mua sẵn kìm động lực, sẵn sàng cắt khóa dây mỗi khi bị bảo vệ khóa bánh.
Ô tô bị khóa bánh do đỗ không đúng quy định, chủ phương tiện phá khóa bất chấp bảo vệ ngăn cản (Ảnh cắt từ clip MXH).
"Cuộc chiến" đỗ ô tô chung cư
Mới chuyển đến sống tại căn chung cư cao cấp được một tháng, xe ô tô của anh Hải (31 tuổi) đã bị bảo vệ khóa bánh hai lần do đỗ ngay dưới lòng đường nội khu. Mỗi lần như vậy, anh chấp nhận bị lập biên bản, nộp tiền phạt, vì "không còn cách nào khác để xoay xở".
Tòa nhà anh sống cao 34 tầng, nhưng chỉ có một tầng hầm, trong khi nhà xe nổi do chủ đầu tư xây dựng cách đó khoảng 1km.
"Mỗi ngày về nhà đều như một 'cuộc chiến', nếu sớm thì vẫn còn chỗ đỗ xe dưới hầm, nếu không thì đành chịu đỗ xe bất chấp ngoài lòng đường", anh Hải nói, than vãn những ngày tăng ca phải qua nhà bạn ngủ nhờ vì hầm chung cư thông báo hết "slot".
Người đàn ông thừa nhận do chủ quan, nên trước khi mua chung cư đã không tính đến "bài toán gửi xe".

Nhiều người dân mua chung cư đắn đo về việc thiếu hầm gửi ô tô.
Sống cùng khu nhà, anh Ngọc Thọ (35 tuổi) nói may mắn hơn vì đã kịp mua "slot" tại khu nhà để xe nổi. Tuy nhiên, mỗi sáng, anh lãng phí 30 - 40 phút đi bộ một chiều từ nhà đến khu để xe. Tình cảnh cũng tương tự vào chiều tối tan ca, anh mệt mỏi "cuốc bộ" về nhà, "thở không ra hơi".
"Dù chủ đầu tư đã bố trí phương tiện công cộng để hỗ trợ di chuyển ra nhà để xe, nhưng thời gian chờ đợi cũng mất nhiều thời gian, chưa kể những lúc có việc gấp", anh nói.
Trong khi đó, nhiều gia đình có con nhỏ như chị Mai Ngọc (40 tuổi) càng thêm khốn đốn. Chị cho biết chọn sống cách xa trung tâm Hà Nội, tại một khu đô thị cao cấp, nhưng không ngờ gặp rắc rối chuyện gửi xe. Để tránh tình trạng hai mẹ con đi bộ gần 1km, chị Ngọc mua thêm xe máy gửi dưới hầm tòa nhà. Mỗi sáng, chị chở con từ nhà ra bãi xe nổi, được hỗ trợ gửi xe máy miễn phí, rồi lấy ô tô di chuyển.
"Điều này buộc tôi phải tính toán thời gian để vừa kịp giờ các con vào học, vừa không đến cơ quan trễ. Đôi lúc, tôi cũng ngại mời bạn đến nhà chơi, vì không có chỗ gửi xe, sợ bị bảo vệ khóa bánh", chị Ngọc cho hay.

Từ việc thiếu chỗ gửi ô tô, nhiều chủ phương tiện đỗ xe bất chấp mọi nơi, bị bảo vệ khu đô thị khóa bánh.
Một nhân viên kinh doanh bất động sản tiết lộ điều khách hàng quan tâm nhất mỗi khi mua chung cư, chính là "slot" gửi xe ô tô. Xu hướng này trở nên phổ biến nhiều năm gần đây khi mức sống của người dân tăng cao.
"Chúng tôi thường 'xoa dịu' khách hàng bằng cách giới thiệu những bãi gửi xe gần chung cư, hay khu gửi xe nổi do chủ đầu tư xây dựng. Khách hàng sẽ phải chịu khó đi bộ một đoạn, nhưng thực tế nhiều người không hứng thú", nữ nhân viên nói.
Sau kết hôn, anh Đinh Tuấn (30 tuổi, quận Hà Đông) đau đầu tìm mua chung cư trung tâm Hà Nội, phù hợp công việc của hai vợ chồng. Anh phân vân giữa nhiều tiêu chí, nhưng quan trọng nhất vẫn là bãi đỗ ô tô.
"Tôi đã xem qua nhiều chung cư. Căn hộ vừa tiền thì thiếu hầm gửi xe. Ngược lại, căn hộ có chỗ đỗ ô tô, thì giá đắt", anh cho hay.
Nhiều lần lên các nền tảng mạng xã hội "dò" mua "slot" đỗ ô tô chung cư, anh Tuấn "ngã ngửa" khi thấy nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Một số người thậm chí cho biết đã mua sẵn kìm động lực, sẵn sàng cắt khóa dây mỗi khi bị bảo vệ khóa bánh.

Ô tô bị khóa bánh do đỗ không đúng quy định, chủ phương tiện phá khóa bất chấp bảo vệ ngăn cản (Ảnh cắt từ clip MXH).