newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Thứ sáu, 18/4/2025, 01:00 (GMT+7)
Ukraine phụ thuộc vào hệ thống Patriot nhằm đối phó tên lửa đạn đạo Iskander-M, song tình trạng thiếu khí tài khiến họ thường xuyên để lọt mục tiêu.
Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 9/4 tuyên bố Ukraine sẵn sàng mua các loại khí tài mà Mỹ từng viện trợ miễn phí, đề cập khả năng chi 15 tỷ USD để đặt mua 10 hệ thống phòng không tầm xa Patriot. "Chúng tôi sẽ tìm nguồn tiền và chi trả cho tất cả", ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó bác bỏ đề xuất này. "Ông ấy luôn tìm cách mua tên lửa. Không thể bắt đầu cuộc chiến chống lại ai đó lớn gấp mình 20 lần, rồi sau đó hy vọng mọi người cung cấp tên lửa cho quý vị", ông chủ Nhà Trắng nói.
Hai ngày sau, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi các đồng minh phương Tây tập trung cải thiện mạng lưới phòng không cho Ukraine và cung cấp thêm ít nhất 10 hệ thống Patriot, sau khi Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine thông qua các cam kết viện trợ quân sự mới có tổng giá trị hơn 21 tỷ euro (23,8 tỷ USD).
Tổng thống Zelensky đứng cạnh bệ phóng Patriot tại căn cứ ở Đức hồi tháng 6/2024. ảnh trên: AFP
Giới chuyên gia quân sự cho rằng những lời kêu gọi liên tiếp của ông Zelensky cho thấy tầm quan trọng của Patriot với năng lực phòng không Ukraine, cũng như khoảng trống phòng thủ mà Nga có thể khai thác do tình trạng thiếu thốn hệ thống này.
Patriot là một trong số ít hệ thống tại Ukraine có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, bên cạnh SAMP/T do châu Âu sản xuất và S-300V từ thời Liên Xô. Nguồn dự trữ tên lửa hạn chế khiến S-300V Ukraine hiếm khi tham chiến, trong khi SAMP/T gặp nhiều vấn đề kỹ thuật và nguồn cung đạn quá khan hiếm.
"Điều đó khiến Patriot trở thành yếu tố cốt lõi trong lưới phòng không Ukraine. Đây là hệ thống phòng không duy nhất thực sự đủ khả năng đối phó tên lửa đạn đạo Nga", cây bút Stefan Korshak viết trên tờ Kyiv Post.
Các hệ thống Patriot của Ukraine được trang bị tên lửa PAC-3 MSE hiện đại nhất do Mỹ sản xuất, có tầm bắn tối đa 120 km đối với máy bay và 60 km đối với tên lửa đạn đạo. Đây từng được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời Ukraine, nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với các hệ thống phòng không mà phương Tây viện trợ trước đó.
Quân đội Ukraine đã tiếp nhận 6 tổ hợp Patriot được Mỹ và một số nước châu Âu chuyển giao, nhưng số lượng này không đủ để lập lưới phòng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ. Lực lượng Nga cũng từng tập kích, phá hủy nhiều đài chỉ huy, radar dẫn bắn và bệ phóng Patriot của Ukraine, khiến tình trạng thiếu hụt khí tài càng nghiêm trọng.
"Ukraine phải ưu tiên bố trí các khẩu đội Patriot ở những thành phố có hạ tầng công nghiệp then chốt hoặc sân bay trọng yếu. Điều này dẫn đến khoảng trống Patriot trên phần lớn lãnh thổ, nơi tên lửa đạn đạo Iskander-M có thể tùy ý tấn công mục tiêu mà không bị cản trở", Korshak thừa nhận.
Tên lửa Iskander-M Nga lao xuống trận địa Patriot Ukraine trong video công bố tháng 10/2024. Video: BQP Nga
Ngay cả ở khu vực được hệ thống Patriot bảo vệ, tên lửa Iskander-M vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng. Thời gian từ khi quả đạn rời bệ phóng ở Nga đến khi lao xuống mục tiêu tại Ukraine chỉ là 1-4 phút, khiến lực lượng phòng không gần như không có thời gian phản ứng.
Đại tá Yuri Ignat (ảnh dưới) thư ký báo chí Bộ tư lệnh không quân Ukraine, tuyên bố các tổ hợp phòng không Patriot từng giúp nước này đối phó tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa đạn đạo Iskander-M, nhưng nỗ lực đánh chặn ngày càng trở nên khó khăn hơn khi Nga liên tục nâng cấp vũ khí và điều chỉnh chiến thuật.
Phòng không Ukraine hôm 6/4 để lọt 16 máy bay không người lái (UAV) tự sát cùng 10 tên lửa hành trình và đạn đạo, trong đó có 5 quả Iskander-M, dẫn tới thiệt hại ở thủ đô Kiev và hàng loạt tỉnh.
Trong cuộc tập kích nhằm vào Kiev hồi giữa tháng 2, báo động không kích chỉ được kích hoạt khi cuộc tấn công đã diễn ra. Hãng tin Reuters nhận định Nga sử dụng "tên lửa khó bị radar phát hiện" và khiến quân đội Ukraine không thể phát cảnh báo sớm.
Bộ tư lệnh không quân Ukraine lúc đó tuyên bố đánh chặn 6 trong 7 tên lửa Iskander-M, trong khi các nhân chứng cho biết hàng loạt vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thành phố.
Khẩu đội Iskander-M diễn tập tại vùng Viễn Đông của Nga hồi năm 2024. ảnh trên: TASS
Tổng thống Zelensky từng khẳng định Ukraine cần 27 tổ hợp Patriot hoặc các hệ thống tương đương để bao phủ toàn bộ không phận. Kiev nhiều lần đề nghị Washington bán thêm hoặc cấp phép sản xuất tổ hợp Patriot cùng đạn tên lửa ở Ukraine. Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn bác bỏ đề xuất này.
"Ukraine có năng lực chế tạo tên lửa và hệ thống dẫn đường công nghệ cao, với nền móng từ thời Liên Xô và liên tục cải thiện cho đến nay. Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đủ khả năng lắp ráp tên lửa Patriot và tự chế tạo một số bộ phận, nhưng giới phân tích thừa nhận sẽ mất nhiều năm để dây chuyền nội địa bắt đầu hoạt động", Korshak cho hay.
Chuyên trang quân sự Defense Express của Ukraine chỉ ra rằng điểm nghẽn trong chế tạo tên lửa Patriot không nằm ở số lượng dây chuyền lắp ráp, mà là nguồn cung linh kiện từ các nhà thầu phụ của Mỹ.
"Quá trình sản xuất tên lửa và các thành phần của Patriot đòi hỏi những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD, thỏa thuận hợp tác lâu dài và năng lực sản xuất sẵn có. Đối với Ukraine, tiến trình mang tính chiến lược này không rẻ và cũng không thể diễn ra nhanh chóng", chuyên trang này cho hay.
Ukraine phụ thuộc vào hệ thống Patriot nhằm đối phó tên lửa đạn đạo Iskander-M, song tình trạng thiếu khí tài khiến họ thường xuyên để lọt mục tiêu.
Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 9/4 tuyên bố Ukraine sẵn sàng mua các loại khí tài mà Mỹ từng viện trợ miễn phí, đề cập khả năng chi 15 tỷ USD để đặt mua 10 hệ thống phòng không tầm xa Patriot. "Chúng tôi sẽ tìm nguồn tiền và chi trả cho tất cả", ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó bác bỏ đề xuất này. "Ông ấy luôn tìm cách mua tên lửa. Không thể bắt đầu cuộc chiến chống lại ai đó lớn gấp mình 20 lần, rồi sau đó hy vọng mọi người cung cấp tên lửa cho quý vị", ông chủ Nhà Trắng nói.
Hai ngày sau, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi các đồng minh phương Tây tập trung cải thiện mạng lưới phòng không cho Ukraine và cung cấp thêm ít nhất 10 hệ thống Patriot, sau khi Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine thông qua các cam kết viện trợ quân sự mới có tổng giá trị hơn 21 tỷ euro (23,8 tỷ USD).

Tổng thống Zelensky đứng cạnh bệ phóng Patriot tại căn cứ ở Đức hồi tháng 6/2024. ảnh trên: AFP
Giới chuyên gia quân sự cho rằng những lời kêu gọi liên tiếp của ông Zelensky cho thấy tầm quan trọng của Patriot với năng lực phòng không Ukraine, cũng như khoảng trống phòng thủ mà Nga có thể khai thác do tình trạng thiếu thốn hệ thống này.
Patriot là một trong số ít hệ thống tại Ukraine có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, bên cạnh SAMP/T do châu Âu sản xuất và S-300V từ thời Liên Xô. Nguồn dự trữ tên lửa hạn chế khiến S-300V Ukraine hiếm khi tham chiến, trong khi SAMP/T gặp nhiều vấn đề kỹ thuật và nguồn cung đạn quá khan hiếm.
"Điều đó khiến Patriot trở thành yếu tố cốt lõi trong lưới phòng không Ukraine. Đây là hệ thống phòng không duy nhất thực sự đủ khả năng đối phó tên lửa đạn đạo Nga", cây bút Stefan Korshak viết trên tờ Kyiv Post.

Các hệ thống Patriot của Ukraine được trang bị tên lửa PAC-3 MSE hiện đại nhất do Mỹ sản xuất, có tầm bắn tối đa 120 km đối với máy bay và 60 km đối với tên lửa đạn đạo. Đây từng được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời Ukraine, nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với các hệ thống phòng không mà phương Tây viện trợ trước đó.
Quân đội Ukraine đã tiếp nhận 6 tổ hợp Patriot được Mỹ và một số nước châu Âu chuyển giao, nhưng số lượng này không đủ để lập lưới phòng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ. Lực lượng Nga cũng từng tập kích, phá hủy nhiều đài chỉ huy, radar dẫn bắn và bệ phóng Patriot của Ukraine, khiến tình trạng thiếu hụt khí tài càng nghiêm trọng.
"Ukraine phải ưu tiên bố trí các khẩu đội Patriot ở những thành phố có hạ tầng công nghiệp then chốt hoặc sân bay trọng yếu. Điều này dẫn đến khoảng trống Patriot trên phần lớn lãnh thổ, nơi tên lửa đạn đạo Iskander-M có thể tùy ý tấn công mục tiêu mà không bị cản trở", Korshak thừa nhận.
Tên lửa Iskander-M Nga lao xuống trận địa Patriot Ukraine trong video công bố tháng 10/2024. Video: BQP Nga
Ngay cả ở khu vực được hệ thống Patriot bảo vệ, tên lửa Iskander-M vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng. Thời gian từ khi quả đạn rời bệ phóng ở Nga đến khi lao xuống mục tiêu tại Ukraine chỉ là 1-4 phút, khiến lực lượng phòng không gần như không có thời gian phản ứng.
Đại tá Yuri Ignat (ảnh dưới) thư ký báo chí Bộ tư lệnh không quân Ukraine, tuyên bố các tổ hợp phòng không Patriot từng giúp nước này đối phó tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa đạn đạo Iskander-M, nhưng nỗ lực đánh chặn ngày càng trở nên khó khăn hơn khi Nga liên tục nâng cấp vũ khí và điều chỉnh chiến thuật.

Phòng không Ukraine hôm 6/4 để lọt 16 máy bay không người lái (UAV) tự sát cùng 10 tên lửa hành trình và đạn đạo, trong đó có 5 quả Iskander-M, dẫn tới thiệt hại ở thủ đô Kiev và hàng loạt tỉnh.
Trong cuộc tập kích nhằm vào Kiev hồi giữa tháng 2, báo động không kích chỉ được kích hoạt khi cuộc tấn công đã diễn ra. Hãng tin Reuters nhận định Nga sử dụng "tên lửa khó bị radar phát hiện" và khiến quân đội Ukraine không thể phát cảnh báo sớm.
Bộ tư lệnh không quân Ukraine lúc đó tuyên bố đánh chặn 6 trong 7 tên lửa Iskander-M, trong khi các nhân chứng cho biết hàng loạt vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thành phố.

Khẩu đội Iskander-M diễn tập tại vùng Viễn Đông của Nga hồi năm 2024. ảnh trên: TASS
Tổng thống Zelensky từng khẳng định Ukraine cần 27 tổ hợp Patriot hoặc các hệ thống tương đương để bao phủ toàn bộ không phận. Kiev nhiều lần đề nghị Washington bán thêm hoặc cấp phép sản xuất tổ hợp Patriot cùng đạn tên lửa ở Ukraine. Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn bác bỏ đề xuất này.
"Ukraine có năng lực chế tạo tên lửa và hệ thống dẫn đường công nghệ cao, với nền móng từ thời Liên Xô và liên tục cải thiện cho đến nay. Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đủ khả năng lắp ráp tên lửa Patriot và tự chế tạo một số bộ phận, nhưng giới phân tích thừa nhận sẽ mất nhiều năm để dây chuyền nội địa bắt đầu hoạt động", Korshak cho hay.
Chuyên trang quân sự Defense Express của Ukraine chỉ ra rằng điểm nghẽn trong chế tạo tên lửa Patriot không nằm ở số lượng dây chuyền lắp ráp, mà là nguồn cung linh kiện từ các nhà thầu phụ của Mỹ.
"Quá trình sản xuất tên lửa và các thành phần của Patriot đòi hỏi những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD, thỏa thuận hợp tác lâu dài và năng lực sản xuất sẵn có. Đối với Ukraine, tiến trình mang tính chiến lược này không rẻ và cũng không thể diễn ra nhanh chóng", chuyên trang này cho hay.
Sửa lần cuối: