newboi
Thanh niên Ngõ chợ
thứ năm, 17/4/2025,Thanh Danh 09:54 (GMT+7)
Khu rừng Darien từng được coi là "mỏ vàng" với hàng trăm nghìn người di cư đi qua, nhưng nay hoang vắng khi Mỹ siết kiểm soát biên giới thời ông Trump
Gương mặt của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện lên trên chiếc TV màn hình phẳng mà Luis Olea đã mua bằng số tiền kiếm được khi chở người di cư xuyên qua khu rừng rậm hẻo lánh Darien, nơi từng chứng kiến làn sóng di cư khổng lồ tới Mỹ.
Dải rừng mưa nhiệt đới hẻo lánh, nằm dọc biên giới Panama và Colombia, có giai đoạn được mệnh danh là "xa lộ di cư" với hơn 1,2 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đi về hướng bắc đến biên giới Mexico - Mỹ.
Một nhóm người di cư từ Colombia đi qua vào khu vực Lajas Blacas, miền nam Panama, sau khi băng qua rừng Darien vào ngày 26/9/2024.
Vào thời kỳ cao điểm, giới chức Panama ước tính có khoảng 2.500 đến 3.000 người băng qua tuyến đường di cư nhiều núi cao, sông sâu ở Darien mỗi ngày. Giờ con số đó chỉ còn khoảng 10 người mỗi tuần.
Dòng người di cư khổng lồ từng được coi là "mỏ vàng" tạo ra làn sóng bùng nổ kinh tế cho những vùng kém phát triển dọc rừng Darien. Người di cư phải trả tiền cho dân địa phương để vượt sông bằng thuyền, mua quần áo, thức ăn và nước uống sau những chuyến đi kiệt sức.
Tại các ngôi làng như Villa Caleta, quê nhà của Olea, nằm trong vùng đất của người bản địa Comarca, nhiều gia đình đã bỏ cả nghề trồng chuối và lúa truyền thống để chuyển hẳn sang lái thuyền chở người nhập cư qua sông.
Làn sóng di dân di chuyển qua dải rừng Darien tăng mạnh từ khoảng năm 2021, khi nhiều người từ các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ rời bỏ quê hương vì lo sợ khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19, bạo lực băng đảng leo thang và bất ổn chính trị.
Dù các nhóm tội phạm kiếm bộn tiền khi kiểm soát các tuyến đường di cư và tống tiền người yếu thế, làn sóng di dân đã gián tiếp bơm tiền vào các khu vực thiếu đầu tư công, theo Manuel Orozco, giám đốc Chương trình Di cư, Kiều hối và Phát triển tại tổ chức Đối thoại Xuyên Mỹ (IAD).
"Làn sóng này tạo ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều người. Giống như bạn vừa tìm được một mỏ vàng", Orozco nói.
Làng Villa Caleta nhìn từ trên cao, nằm dọc dòng sông Tuquesa, ngày 7/4.
Các lái thuyền trên sông Tuquesa được gọi là "lancheros", sẽ chở người di cư đến cảng Lajas Blancas, nơi họ lên xe buýt đi tiếp về phía bắc.
Đây được coi là công việc "hái ra tiền", với thu nhập có thể lên tới 300 USD mỗi ngày. Nghề này sinh lời đến mức các làng dọc sông đã phân chia lịch lái thuyền cho người dân để đảm bảo ai cũng có phần.
Nhờ tiền từ dòng người di cư, Olea lắp được máy phát điện cho căn nhà gỗ một phòng nằm giữa rừng rậm. Các gia đình trong vùng cũng dư dả hơn và đầu tư cho con cái học hành. Người bản địa xây nhà mới và bắt đầu có cuộc sống sung túc hơn trong vài năm qua.
Nhưng rồi dòng tiền đột ngột biến mất cùng với sự vắng bóng của đoàn người di cư đến Mỹ. Sau khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1 và siết kiểm soát tiếp nhận tị nạn từ biên giới phía nam, gần như chẳng còn người di cư nào đi qua rừng Darien.
Bến thuyền từng tấp nập người qua lại giờ đây vắng tanh. Nền kinh tế vừa chớm nở đã sụp đổ và người dân địa phương phải vội vã xoay xở tìm kế mưu sinh khác.
"Trước kia, chúng tôi sống nhờ vào dòng người di cư. Nhưng giờ chẳng còn ai đến nữa", Olea, 63 tuổi, nói.
"Khi mỏ vàng di cư cạn kiệt, bạn chỉ còn hai lựa chọn: hoặc rời đi đến thành phố, hoặc tiếp tục sống trong nghèo đói", Orozco, giám đốc IAD, nói.
Olea, cũng như nhiều người Comarca khác, từng sống nhờ vào việc trồng chuối gần làng Villa Caleta, cạnh con sông Turquesa gần biên giới Colombia.
Khi dòng người di cư bắt đầu tràn qua, ông và nhiều người khác đã đầu tư mua thuyền để đón họ tại thị trấn Bajo Chiquito, điểm dừng chân đầu tiên sau cuộc hành trình khắc nghiệt. Nhờ có tiền của di dân mà ông lắp pin năng lượng mặt trời trên mái tôn, nâng nền nhà để tránh lũ, mua máy bơm nước và cả TV.
Khi không còn người di cư nào thuê thuyền qua sông, ông đang tính tới việc quay lại nương rẫy của mình để canh tác từ đầu.
Phần lớn người địa phương choáng váng vì sự sụt giảm đột ngột của dòng người di cư kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Olea đã quay lại trồng chuối, nhưng phải mất ít nhất 9 tháng nữa mới thu hoạch được. Ông có thể bán chiếc thuyền giờ để không, nhưng thừa nhận: "Ai mà mua bây giờ? Đâu còn ai cần đến nữa".
Pedro Chami, 56 tuổi, một lái thuyền khác, đã từ bỏ nương rẫy khi cơn sốt nhập cư bùng lên. Giờ đây, ông ngồi trước nhà đục chảo gỗ, hy vọng thử vận may sàng cát tìm vàng trong sông.
"Tôi đang thử xem có khá hơn không, xem có mua được ít đồ ăn không. Hồi trước, ngày nào tôi cũng có 200 USD trong tay. Giờ thì không còn xu nào", Chami nói.
Lajas Blancas, bến thuyền từng đón hàng nghìn người di cư mỗi ngày, giờ đã biến đổi. Không còn hình ảnh nhộn nhịp người mua hàng, mua thẻ sim, chăn màn, thuê pin sạc. Lajas Blancas nay như một thị trấn ma, với các biển quảng cáo "Đồ Mỹ" in màu đỏ, trắng, xanh treo chỏng chơ.
Gia đình Zobeida Concepcion là một trong ba hộ còn bám trụ tại Lajas Blancas. Người phụ nữ 55 tuổi nói rằng phần lớn những người từng bán hàng cho người di cư đã lên đường đến Panama City tìm việc. "Khi ông Trump thắng cử, mọi hoạt động phục vụ người di cư gần như dừng lại ngay lập tức", bà nói.
Khu rừng Darien từng được coi là "mỏ vàng" với hàng trăm nghìn người di cư đi qua, nhưng nay hoang vắng khi Mỹ siết kiểm soát biên giới thời ông Trump

Gương mặt của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện lên trên chiếc TV màn hình phẳng mà Luis Olea đã mua bằng số tiền kiếm được khi chở người di cư xuyên qua khu rừng rậm hẻo lánh Darien, nơi từng chứng kiến làn sóng di cư khổng lồ tới Mỹ.
Dải rừng mưa nhiệt đới hẻo lánh, nằm dọc biên giới Panama và Colombia, có giai đoạn được mệnh danh là "xa lộ di cư" với hơn 1,2 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đi về hướng bắc đến biên giới Mexico - Mỹ.

Một nhóm người di cư từ Colombia đi qua vào khu vực Lajas Blacas, miền nam Panama, sau khi băng qua rừng Darien vào ngày 26/9/2024.
Vào thời kỳ cao điểm, giới chức Panama ước tính có khoảng 2.500 đến 3.000 người băng qua tuyến đường di cư nhiều núi cao, sông sâu ở Darien mỗi ngày. Giờ con số đó chỉ còn khoảng 10 người mỗi tuần.

Dòng người di cư khổng lồ từng được coi là "mỏ vàng" tạo ra làn sóng bùng nổ kinh tế cho những vùng kém phát triển dọc rừng Darien. Người di cư phải trả tiền cho dân địa phương để vượt sông bằng thuyền, mua quần áo, thức ăn và nước uống sau những chuyến đi kiệt sức.
Tại các ngôi làng như Villa Caleta, quê nhà của Olea, nằm trong vùng đất của người bản địa Comarca, nhiều gia đình đã bỏ cả nghề trồng chuối và lúa truyền thống để chuyển hẳn sang lái thuyền chở người nhập cư qua sông.

Làn sóng di dân di chuyển qua dải rừng Darien tăng mạnh từ khoảng năm 2021, khi nhiều người từ các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ rời bỏ quê hương vì lo sợ khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19, bạo lực băng đảng leo thang và bất ổn chính trị.
Dù các nhóm tội phạm kiếm bộn tiền khi kiểm soát các tuyến đường di cư và tống tiền người yếu thế, làn sóng di dân đã gián tiếp bơm tiền vào các khu vực thiếu đầu tư công, theo Manuel Orozco, giám đốc Chương trình Di cư, Kiều hối và Phát triển tại tổ chức Đối thoại Xuyên Mỹ (IAD).
"Làn sóng này tạo ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều người. Giống như bạn vừa tìm được một mỏ vàng", Orozco nói.

Làng Villa Caleta nhìn từ trên cao, nằm dọc dòng sông Tuquesa, ngày 7/4.
Các lái thuyền trên sông Tuquesa được gọi là "lancheros", sẽ chở người di cư đến cảng Lajas Blancas, nơi họ lên xe buýt đi tiếp về phía bắc.
Đây được coi là công việc "hái ra tiền", với thu nhập có thể lên tới 300 USD mỗi ngày. Nghề này sinh lời đến mức các làng dọc sông đã phân chia lịch lái thuyền cho người dân để đảm bảo ai cũng có phần.

Nhờ tiền từ dòng người di cư, Olea lắp được máy phát điện cho căn nhà gỗ một phòng nằm giữa rừng rậm. Các gia đình trong vùng cũng dư dả hơn và đầu tư cho con cái học hành. Người bản địa xây nhà mới và bắt đầu có cuộc sống sung túc hơn trong vài năm qua.
Nhưng rồi dòng tiền đột ngột biến mất cùng với sự vắng bóng của đoàn người di cư đến Mỹ. Sau khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1 và siết kiểm soát tiếp nhận tị nạn từ biên giới phía nam, gần như chẳng còn người di cư nào đi qua rừng Darien.

Bến thuyền từng tấp nập người qua lại giờ đây vắng tanh. Nền kinh tế vừa chớm nở đã sụp đổ và người dân địa phương phải vội vã xoay xở tìm kế mưu sinh khác.
"Trước kia, chúng tôi sống nhờ vào dòng người di cư. Nhưng giờ chẳng còn ai đến nữa", Olea, 63 tuổi, nói.
"Khi mỏ vàng di cư cạn kiệt, bạn chỉ còn hai lựa chọn: hoặc rời đi đến thành phố, hoặc tiếp tục sống trong nghèo đói", Orozco, giám đốc IAD, nói.

Olea, cũng như nhiều người Comarca khác, từng sống nhờ vào việc trồng chuối gần làng Villa Caleta, cạnh con sông Turquesa gần biên giới Colombia.
Khi dòng người di cư bắt đầu tràn qua, ông và nhiều người khác đã đầu tư mua thuyền để đón họ tại thị trấn Bajo Chiquito, điểm dừng chân đầu tiên sau cuộc hành trình khắc nghiệt. Nhờ có tiền của di dân mà ông lắp pin năng lượng mặt trời trên mái tôn, nâng nền nhà để tránh lũ, mua máy bơm nước và cả TV.
Khi không còn người di cư nào thuê thuyền qua sông, ông đang tính tới việc quay lại nương rẫy của mình để canh tác từ đầu.

Phần lớn người địa phương choáng váng vì sự sụt giảm đột ngột của dòng người di cư kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Olea đã quay lại trồng chuối, nhưng phải mất ít nhất 9 tháng nữa mới thu hoạch được. Ông có thể bán chiếc thuyền giờ để không, nhưng thừa nhận: "Ai mà mua bây giờ? Đâu còn ai cần đến nữa".

Pedro Chami, 56 tuổi, một lái thuyền khác, đã từ bỏ nương rẫy khi cơn sốt nhập cư bùng lên. Giờ đây, ông ngồi trước nhà đục chảo gỗ, hy vọng thử vận may sàng cát tìm vàng trong sông.
"Tôi đang thử xem có khá hơn không, xem có mua được ít đồ ăn không. Hồi trước, ngày nào tôi cũng có 200 USD trong tay. Giờ thì không còn xu nào", Chami nói.

Lajas Blancas, bến thuyền từng đón hàng nghìn người di cư mỗi ngày, giờ đã biến đổi. Không còn hình ảnh nhộn nhịp người mua hàng, mua thẻ sim, chăn màn, thuê pin sạc. Lajas Blancas nay như một thị trấn ma, với các biển quảng cáo "Đồ Mỹ" in màu đỏ, trắng, xanh treo chỏng chơ.
Gia đình Zobeida Concepcion là một trong ba hộ còn bám trụ tại Lajas Blancas. Người phụ nữ 55 tuổi nói rằng phần lớn những người từng bán hàng cho người di cư đã lên đường đến Panama City tìm việc. "Khi ông Trump thắng cử, mọi hoạt động phục vụ người di cư gần như dừng lại ngay lập tức", bà nói.