Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Kiều bào mong có chính sách mở hơn để những kiều bào có cống hiến sẽ có quốc tịch Việt Nam
“Và nếu muốn được nhập quốc tịch thì phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài, đồng nghĩa với việc DN Việt kiều phải tự mình rút ra khỏi cộng đồng DN nước ngoài đó, vô hình trung sẽ đánh mất vị thế và cơ hội để kết nối và cống hiến nhiều cho đất nước”- bà Trân nói.
TS Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp VN – Đài Loan, góp ý tại toạ đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI
Bà Trân nêu thực tế các kiều bào ở nước ngoài nếu có quốc tịch nước sở tại sẽ dễ dàng hơn trong việc kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, có thể cống hiến cho TP.HCM từ xa, mở rộng quan hệ kết nối.
“Như tôi một tháng về nước 2, 3 lần để đưa các doanh nghiệp nước ngoài vào tìm hiểu môi trường đầu tư tại TP.HCM, nhưng chỉ có thể dùng visa và gặp nhiều hạn chế. Tôi rất mong chúng ta sẽ có chính sách cởi mở, tạo điều kiện hơn cho kiều bào trong việc cấp quốc tịch, đặc biệt là những kiều bào có đóng góp cho sự phát triển của đất nước”- bà Trân bày tỏ
Theo TS Minh, quy định tại Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) vướng ở quy chế song tịch, tức vừa có quốc tịch VN vừa có quốc tịch nước ngoài.
Quy chế về song tịch luật có quy định. Đó là 3 trường hợp nêu tại Điều 19 Luật Quốc tịch: “Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đối với trường hợp “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN” đã rõ. Nhưng đối với 2 trường hợp còn lại là có công lao đặc biệt và có lợi cho Nhà nước không có định nghĩa cụ thể.
“Việc này dẫn tới hệ quả như có trường hợp dù 10 bằng khen nhưng không rõ có được xác định là đã đóng góp to lớn hay không. Việc này chỉ có cơ quan nhà nước mới dám công nhận nhưng họ cũng rất e dè. Còn nếu phải thôi quốc tịch nước ngoài thì người VN định cư ở nước ngoài sẽ mất đi các chế độ, chính sách, ưu đãi… ở nước ngoài. Khi đó sẽ khó có thể đóng góp, hỗ trợ tối đa nguồn lực vào trong nước.
Dự thảo Luật Quốc tịch hiện nay đề xuất giao cho Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy có rất nhiều văn bản Chính phủ đã thiếu nợ. Vì vậy, chúng ta chưa biết được khi nào có câu trả lời chính thức về vấn đề này”- ông Minh nêu vấn đề.
Cũng theo TS Minh, bên cạnh quy chế song tịch, các kiều bào cũng cần sự thừa nhận thông qua vấn đề chức danh. Đối với viên chức, Luật Viên chức cho phép có 2 quốc tịch nhưng có điều kiện “phải cư trú tại VN”.
Tuy không trực tiếp quy định không cho phép người VN định cư ở nước ngoài đăng ký dự tuyển viên chức nhưng với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức (điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức là người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại VN) thì “cánh cửa” trở thành viên chức dường như “đã đóng” đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cạnh đó, vấn đề chấp nhận rủi ro khi nghiên cứu khoa học, theo điểm d khoản 1 Điều 23 Luật Khoa học và Công nghệnăm 2013 cho thấy pháp luật chỉ chấp nhận "thiệt hại, rủi ro" khi có nguyên nhân khách quan.
Cạnh đó, việc miễn trách nhiệm dân sự này chỉ áp dụng đối với người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ theo quy định tại Điều 19 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 - tức là viên chức mà không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bởi người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể trở thành viên chức).
TS Minh cho rằng quy định trên vô hình trung tạo ra sự phân biệt đối xử và không phù hợp với định hướng huy động những trí thức nhân lực cao là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
Các quy định về mời chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đề tài nghiên cứu khoa học còn bất cập. Cụ thể trong khâu quyết toán, các nhà nghiên cứu thường phải cung cấp rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan đến chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Những bất cập này khiến họ ngại tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học hoặc phải đứng sau những người trong nước.
Vì vậy TS Minh đề xuất sửa các quy định liên quan đến Luật Quốc tịch và sửa đổi các quy định về viên chức, mở cánh cửa để định “danh” cho người VN định cư ở nước ngoài.
plo.vn
Sáng 22-4, góp ý tại toạ đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức, nhiều kiều bào đã bày tỏ mong muốn Đảng và Nhà nước có chính sách cởi mở hơn để kiều bào có cống hiến cho sự phát triển của đất nước có thể được quay trở lại quốc tịch Việt Nam (VN).
Mong mỏi cấp quốc tịch VN cho kiều bào có cống hiến
TS Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp VN – Đài Loan (Trung Quốc), bày tỏ phấn khởi khi đất nước có chính sách cấp quốc tịch cho các kiều bào có cống hiến. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này, theo bà đang còn gặp khó khăn.“Và nếu muốn được nhập quốc tịch thì phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài, đồng nghĩa với việc DN Việt kiều phải tự mình rút ra khỏi cộng đồng DN nước ngoài đó, vô hình trung sẽ đánh mất vị thế và cơ hội để kết nối và cống hiến nhiều cho đất nước”- bà Trân nói.

Bà Trân nêu thực tế các kiều bào ở nước ngoài nếu có quốc tịch nước sở tại sẽ dễ dàng hơn trong việc kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, có thể cống hiến cho TP.HCM từ xa, mở rộng quan hệ kết nối.
“Như tôi một tháng về nước 2, 3 lần để đưa các doanh nghiệp nước ngoài vào tìm hiểu môi trường đầu tư tại TP.HCM, nhưng chỉ có thể dùng visa và gặp nhiều hạn chế. Tôi rất mong chúng ta sẽ có chính sách cởi mở, tạo điều kiện hơn cho kiều bào trong việc cấp quốc tịch, đặc biệt là những kiều bào có đóng góp cho sự phát triển của đất nước”- bà Trân bày tỏ
Kiều bào cần được định danh để góp sức nhiều hơn cho TP
Chia sẻ thêm về vấn đề quốc tịch, TS Cao Vũ Minh, Trưởng Bộ môn Luật hành chính – Nhà nước, Trường ĐH Kinh tếLuật, ĐHQG TP.HCM, cho biết ông cũng nhận thấy mong muốn trở về quê hương của rất nhiều kiều bào. “Người VN định cư ở nước ngoài quay về VN họ thường rất thành đạt, mạnh về tài chính nhưng lại không có ‘danh’. Danh ở đây đó chính là quốc tịch”- ông Minh nói.Theo TS Minh, quy định tại Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) vướng ở quy chế song tịch, tức vừa có quốc tịch VN vừa có quốc tịch nước ngoài.
Quy chế về song tịch luật có quy định. Đó là 3 trường hợp nêu tại Điều 19 Luật Quốc tịch: “Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đối với trường hợp “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN” đã rõ. Nhưng đối với 2 trường hợp còn lại là có công lao đặc biệt và có lợi cho Nhà nước không có định nghĩa cụ thể.
“Việc này dẫn tới hệ quả như có trường hợp dù 10 bằng khen nhưng không rõ có được xác định là đã đóng góp to lớn hay không. Việc này chỉ có cơ quan nhà nước mới dám công nhận nhưng họ cũng rất e dè. Còn nếu phải thôi quốc tịch nước ngoài thì người VN định cư ở nước ngoài sẽ mất đi các chế độ, chính sách, ưu đãi… ở nước ngoài. Khi đó sẽ khó có thể đóng góp, hỗ trợ tối đa nguồn lực vào trong nước.
Dự thảo Luật Quốc tịch hiện nay đề xuất giao cho Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy có rất nhiều văn bản Chính phủ đã thiếu nợ. Vì vậy, chúng ta chưa biết được khi nào có câu trả lời chính thức về vấn đề này”- ông Minh nêu vấn đề.
Cũng theo TS Minh, bên cạnh quy chế song tịch, các kiều bào cũng cần sự thừa nhận thông qua vấn đề chức danh. Đối với viên chức, Luật Viên chức cho phép có 2 quốc tịch nhưng có điều kiện “phải cư trú tại VN”.
Tuy không trực tiếp quy định không cho phép người VN định cư ở nước ngoài đăng ký dự tuyển viên chức nhưng với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức (điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức là người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại VN) thì “cánh cửa” trở thành viên chức dường như “đã đóng” đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cạnh đó, vấn đề chấp nhận rủi ro khi nghiên cứu khoa học, theo điểm d khoản 1 Điều 23 Luật Khoa học và Công nghệnăm 2013 cho thấy pháp luật chỉ chấp nhận "thiệt hại, rủi ro" khi có nguyên nhân khách quan.
Cạnh đó, việc miễn trách nhiệm dân sự này chỉ áp dụng đối với người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ theo quy định tại Điều 19 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 - tức là viên chức mà không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bởi người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể trở thành viên chức).
TS Minh cho rằng quy định trên vô hình trung tạo ra sự phân biệt đối xử và không phù hợp với định hướng huy động những trí thức nhân lực cao là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
Các quy định về mời chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đề tài nghiên cứu khoa học còn bất cập. Cụ thể trong khâu quyết toán, các nhà nghiên cứu thường phải cung cấp rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan đến chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Những bất cập này khiến họ ngại tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học hoặc phải đứng sau những người trong nước.
Vì vậy TS Minh đề xuất sửa các quy định liên quan đến Luật Quốc tịch và sửa đổi các quy định về viên chức, mở cánh cửa để định “danh” cho người VN định cư ở nước ngoài.

Kiều bào mong gỡ vướng quy định để được nhập quốc tịch Việt Nam
(PLO)- Kiều bào mong có chính sách mở hơn để những kiều bào có cống hiến sẽ có quốc tịch Việt Nam.
