Kiến thức về nhạc cổ điển

Tao đã tìm ra câu trả lời bấy lâu nay tao cất công tìm khắp nơi, thằng mặt lồn @titoe xem tham khảo thêm này.

Quy ước cảm thụ âm nhạc giao hưởng.
Có lẽ mỗi một chúng ta đều rất háo hức trước những chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát. Dường như ánh đèn sân khấu và những tinh hoa của nghệ thuật luôn là thứ thu hút chúng ta, để mỗi một lần bước chân đến rạp hát là những khoảnh khắc đáng nhớ.



Tuy nhiên, có vẻ như rất ít người trong chúng ta hiểu được các quy ước khi thưởng thức nghệ thuật tại nhà hát. Việc chúng ta vô tư ăn uống, miệng nhồm nhoàm, nói chuyện điện thoại vô tư như ở nhà, và “hội chứng” tặng hoa, gấu bông… cho nghệ sĩ kể cả khi họ đang thăng hoa với vở diễn… là những bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng kiến thức trong cách hành xử ở nơi được coi là thánh đường của nghệ thuật này.

Hãy thử tìm hiểu về các quy ước dành cho lĩnh vực này.
1. Ăn mặc
Tại châu Âu, khi tham dự Đêm Mở màn ở một nhà hát kịch cổ điển, khán giả phải mặc trang phục trang trọng. Nam giới thường mặc trang phục “Black Tie” (áo tuxedo thường được ưu tiên) hoặc “White Tie”, hoặc áo đuôi tôm. Ở các đêm nhạc kịch khác, nam giới chỉ cần mặc trang phục “black tie” hoặc bộ complê đen. Phụ nữ có thể chọn váy dạ hội dài hoặc ngắn, nhưng thường váy dạ hội dài được xem là trang trọng hơn. Phụ kiên đi kèm với trang phục thường là găng tay.
Nhà hát là nơi đặc biệt, vì thế, khán giả thường mặc trang phục trang trọng. Bạn sẽ bị coi là thiếu lịch sự nếu hiện diện trong trang phục quần jean, áo thun và giày thể thao. Đối với nam giới, complê đen, áo sơ-mi trắng và cà-vạt là trang phục phù hợp nhất. Nữ giới có thể mặc váy dạ hội. Tại những buổi trình diễn không phải là Đêm Mở màn, một bộ váy đen tuyền kết hợp với chuỗi hạt ngọc trai dài luôn là chuẩn mực phù hợp.

2. Thức ăn và thức uống
Không nên ăn hành lá, hành tây, mắm tôm trước giờ trình diễn – những thức ăn này sẽ khiến bạn khó chịu. Trong suốt buổi diễn, không nên gây bất kỳ tiếng ồn nào, không nhỏ to tâm sự với người đi cùng, không nhồm nhoàm nhai bỏng ngô hay kẹo bánh. Không nên ăn quá nhiều trước buổi diễn. Bạn sẽ phải ngồi trong một thời gian dài và sẽ thấy thoải mái hơn nếu không ăn quá nhiều. Đừng nên mặc một bộ complê hoặc váy đầm quá nhỏ so với kích thước của mình. Trước giờ mở màn, không nên uống quá nhiều thức uống có cồn, nếu bạn không muốn phải đi vệ sinh trước khi khúc mở màn kết thúc, cũng như ngủ gục ở những đoạn quan trọng.

3. Thời điểm vỗ tay
ĐỪNG BAO GIỜ vỗ tay cho đến khi nốt nhạc cuối cùng kết thúc, bất kể ĐIỀU GÌ diễn ra! (Quy tắc tương tự được áp dụng với các chương trình ba-lê, nhạc thính phòng. Bạn CHỈ nên vỗ tay sau khi phần cuối cùng kết thúc).

Không vỗ tay cho các chương, các cảnh, các đoạn hoặc màn chào sân của nghệ sĩ tên tuổi bởi đó được coi là hành động vụng về. Nên chào đón chỉ huy dàn nhạc với một tràng pháo tay khích lệ.
4. Cách ứng xử liên quan đến chỗ ngồi
Bạn cần đến nhà hát đúng giờ ghi trong vé mời. Nếu chỗ ngồi của bạn nằm giữa gian, tốt hơn cả bạn nên đến sớm hơn để không gây ảnh hưởng đến những người ngồi xung quanh. Không nên ngồi gác chân lên ghế hay dạng chân dạng cẳng. Tránh lia ống nhòm vào những người xung quanh. Trong giờ giải lao, bạn có thể rời chỗ của mình để đi vệ sinh, ăn lót dạ hoặc ngồi tại chỗ.
Bạn nên tắt các thiết bị điện tử hoặc để ở chế độ “rung”. Thật là một điều kinh khủng khi khúc Puccini du dương bị phá vỡ bởi tiếng chuông điện thoại, thậm chí cả khi tiếng chuông điện thoại đó là nhạc Mozart. Đừng bao giờ sử dụng đèn pin để đọc chương trình. Không nhấp nhổm trên ghế, đung đưa đầu ra trước và sau, hoặc nhịp chân, bất kể bạn đang thấy thoải mái thế nào, hoặc bất kể bạn đang rung động trước giai điệu của bản nhạc ra sao.

Nếu ngồi ở khu vực khác lô ghế, hãy nâng ghế của bạn lên khi không ngồi nữa, để thuận tiện cho những người phải di chuyển trong hàng. Hãy nói “Xin thứ lỗi” khi đi ngang qua trước mặt người khác nếu bạn cần di chuyển trong hàng. Khi phải di chuyển trong hàng ghế, người châu Âu có cách đi ngang qua trước mặt người khác rất lịch sự: Họ xoay mặt hướng về những người họ đang đi ngang qua, thay vì quay lưng lại như người Mỹ.

Hãy yên lặng! Nếu bạn bị ngứa ngáy, đừng gãi. Nếu bạn bị cảm, hãy nhịn cơn ho (không vò giấy nhàu nhĩ) và không xịt mũi. Không đội mũ che mất tầm nhìn, và bất kể bạn thấy khó chịu thế nào, cũng đừng tháo đôi giày “đang tỏa hương” của bạn ra. Không sử dụng tờ chương trình làm quạt hoặc làm dụng cụ gõ. Không nói chuyện, ngáy, hoặc thì thầm trong khi các khúc nhạc đang được thể hiện. Những thính giả cố nói chuyện trong khi khúc mở đầu được trình diễn chứng tỏ rằng họ thật ngu dốt. Khúc dạo đầu là một phần của vở nhạc kịch, không phải là thời điểm “điều chỉnh” cho các đoạn chỉnh âm hoặc cơ hội để gây chú ý với với người gần nhất!
Nhà hát là nơi đặc biệt, khách xem biểu diễn cần cư xử một cách lịch sự ngay cả khi tới lúc hạ màn
5. Khi hạ màn
Đây là thời điểm chắc chắn bạn có thể gây ồn ào một chút, nhưng phải theo các quy tắc sau:

Hãy nhớ rằng những nghệ sĩ sẽ bước ra như các nguyên thủ quốc gia, theo thứ tự ngược lại thứ bậc xếp hạng – người ra sau cùng là ngôi sao của buổi diễn.

Bạn có thể tặng hoa cho nghệ sĩ khi chương trình kết thúc. Nếu đó là chương trình diễn kịch, bạn có thể đến gần sân khấu và tặng hoa cho diễn viên, còn nếu đó là chương trình ca nhạc, bạn cần đến khu vực hậu đài trước từ 3-5 phút để kịp tặng hoa/đồ lưu niệm cho nghệ sĩ trên sân khấu. Không nên tự tiện bước vào khu vực trang điểm dành cho nghệ sĩ.



Khi vỗ tay cho nghệ sĩ nữ, bạn có thể nói “Brava!”nhấn mạnh âm tiết cuối.
Khi vỗ tay cho nghệ sĩ nam, bạn có thể nói “Bravo!”nhấn mạnh âm tiết cuối
Khi vỗ tay cho cả nghệ sĩ nam và nữ, bạn nói “Bravi!”, nhấn mạnh âm đầu.

Nếu buổi biểu diễn hấp dẫn đến mức khiến cho đám đông không muốn đến nơi đỗ xe, hãy Ở LẠI để vỗ tay cho các nghệ sĩ.

Với những buổi biểu diễn xuất sắc, hãy ĐỨNG DẬY và vỗ tay. Người nghệ sĩ đã rất cố gắng và họ xứng đáng nhận được sự trân trọng.

Nguồn: Dân luận
Cái này thì tao biết rồi, nhưng nhiều bản nhạc sôi động tụi nó vỗ theo liên tục đó :)). Nói chung tùy cảm hứng :)
 
Cái này thì tao biết rồi, nhưng nhiều bản nhạc sôi động tụi nó vỗ theo liên tục đó :)). Nói chung tùy cảm hứng :)
Thật á, thế nói chuyện đéo gì nữa nhể. Tao nghe mấy giai thoại các lãnh đạo bên ngoại giao cỡ cụ phan dương cầm bị ê mặt vì cái lỗi này mà. Haizz khó hiểu như cái dòng nhạc này luôn
 
Thật á, thế nói chuyện đéo gì nữa nhể. Tao nghe mấy giai thoại các lãnh đạo bên ngoại giao cỡ cụ phan dương cầm bị ê mặt vì cái lỗi này mà. Haizz khó hiểu như cái dòng nhạc này luôn
Tao vừa cho link ở trên đó, nói chung có vẻ tùy dòng nhạc nữa, đợi khi nào rảnh tao nghiên cứu coi. Phần lớn tao chỉ nghe theo cảm xúc chứ chưa tìm hiểm thật sâu lắm :)
 
Tao vừa cho link ở trên đó, nói chung có vẻ tùy dòng nhạc nữa, đợi khi nào rảnh tao nghiên cứu coi. Phần lớn tao chỉ nghe theo cảm xúc chứ chưa tìm hiểm thật sâu lắm :)
Thì cũng chỉ nghe theo phong trào chứ tuổi đéo gì mà ngẫm sâu hơn. Nhưng cũng tò mò những thứ xung quanh một dòng nhạc.
 


Không biết tụi mày nghe chaconne cảm thấy như thế nào nhỉ? Với tao thì đây là một bản rất đặc biệt. Nó deep sâu hơn một chút những bản t từng nghe. Brahms cũng đã từng nói nếu ổng có thể sáng tác được một giai điệu như này chắc ổng cũng điên vì xúc động. :)

Violin tao ít nghe hơn piano, nhưng cũng rất thíc bản violin sonata này
 
Trang nhaccodien.info tồn tại khá lâu rồi. Trên đó có nhiều thông tin hữu ích về các hoạt động ở VN và kiến thức căn bản về nhạc cổ điển. Mua đĩa về nghe thì phải ra Cao Bá Nhạ hoặc mua nhạc lossless về nghe. Không biết cửa hàng bán đĩa ở Cao Bá Nhạ còn bán đĩa nhạc cổ điển không?
 
Trang nhaccodien.info tồn tại khá lâu rồi. Trên đó có nhiều thông tin hữu ích về các hoạt động ở VN và kiến thức căn bản về nhạc cổ điển. Mua đĩa về nghe thì phải ra Cao Bá Nhạ hoặc mua nhạc lossless về nghe. Không biết cửa hàng bán đĩa ở Cao Bá Nhạ còn bán đĩa nhạc cổ điển không?
Chơi nhạc cổ điển chơi đĩa than hợp hơn nhưng tốn công phu và tiền của. Tao nghe so sánh các dàn nhiều rồi, nhạc số cảm giác nó chi tiết hơn nhưng thiếu tự nhiên hơn nhạc analog khá nhiều. Cảm xúc khi nghe nhạc qua đĩa than vẫn hay hơn :)
 
Dạo này tự nhiên thích nghe dòng này dù chẳng hiểu gì, không biết bản nào, nhạc gì (thính phòng hay giao hưởng), chỉ đơn giản là thích nghe thôi.
Tính kiếm bộ loa, amp (những thứ khác có rồi) tầm 10tr nghe có ổn không và sắm thế nào các mày
 
Chơi nhạc cổ điển chơi đĩa than hợp hơn nhưng tốn công phu và tiền của. Tao nghe so sánh các dàn nhiều rồi, nhạc số cảm giác nó chi tiết hơn nhưng thiếu tự nhiên hơn nhạc analog khá nhiều. Cảm xúc khi nghe nhạc qua đĩa than vẫn hay hơn :)

Giàu thì cứ triển thôi. Dĩ nhiên là nghe nhạc ở nhà hát hoặc nghe đĩa than ở nhà phải ở đẳng cấp khác. CD với lossless so thế nào được.
 
Dạo này tự nhiên thích nghe dòng này dù chẳng hiểu gì, không biết bản nào, nhạc gì (thính phòng hay giao hưởng), chỉ đơn giản là thích nghe thôi.
Tính kiếm bộ loa, amp (những thứ khác có rồi) tầm 10tr nghe có ổn không và sắm thế nào các mày

Xong rồi vô youtube bật nhạc nghe là vãi chưởng luôn. :))

Tao đùa tí. Nếu mua bộ loa ổn thì nhớ mua đĩa CD hoặc mua file lossless mà nghe. Nghe nhạc youtube với mp3 chất lượng kém. Còn giàu thì mua đĩa than như thằng chém gió ở trên. Sang hơn nữa thì chỉ vô nhà hát nghe thôi.
 
Dạo này tự nhiên thích nghe dòng này dù chẳng hiểu gì, không biết bản nào, nhạc gì (thính phòng hay giao hưởng), chỉ đơn giản là thích nghe thôi.
Tính kiếm bộ loa, amp (những thứ khác có rồi) tầm 10tr nghe có ổn không và sắm thế nào các mày
Loa amp mà 10tr thì hơi cùi, để tối ưu mày nên mua loa active, tức là loa liền amp thì hiệu quả hơn nhiều mua rời ở mức giá này.
Tham khảo mua cặp này nè, trước kia tao dùng cặp lsr305 cũng rất hay
 
Cách đây 5, 6 năm có cái luala concert nó tổ chức các dịp cuối tuần, thuê dàn nhạc thính phòng của nhà hát quốc gia biểu diễn ngoài hè phố, có ml nào trong này đi xem ko nhỉ? Tao đi xem mỗi mùa đầu tiên, hồi đó cũng mới tập tành nghe cổ điển.
 
T thì gu nhạc cũng ko phải gọi là dị, chỉ ko thoải mái với cái xu hướng âm nhạc bây h thôi. Nên đành tìm một cái zone khác để chui vào. May là nhạc cổ đi
Chào các tml, các trụ trì, các tăng chúng. T thì gu nhạc cũng ko phải gọi là dị, chỉ ko thoải mái với cái xu hướng âm nhạc bây h thôi. Nên đành tìm một cái zone khác để chui vào. May là nhạc cổ điển đón nhận t :))

Trong bài này, t chia sẻ về cảm nhận mấy bài nhạc t nghe từ trước tới giờ, không phải theo trình tự lịch sử mà là trình tự t nghe thôi :)

1. The Blue Danube (Dòng sông xanh)

Nói thật thì t với ba t cũng có sở thích nghe nhạc không lời, bài này cũng có cả lời việt khá nổi tiếng do Phạm Duy phổ lời. Ông t và ba t đều biết bản này, nên từ nhỏ t nghe miết. Lời việt thì có ca sĩ Ánh Tuyết còn bản gốc thì nghệ sĩ violin sẽ chơi cùng với dàn nhạc.





Bài này có thể nói là đỉnh cao của dòng Valse, mang tên tuổi ông tác giả nổi tiếng khắp Châu Âu, rồi cả sang Mỹ. Tụi m có thể xem một bộ phim dựng lại về bản nhạc này. Nhân vật nam trong clip là Johan Strauss, tác giả của Blue Danube



2. Mozart’s

Nghe chán chê dòng Valse thì t cũng có tìm hiểu thêm mấy ông nhạc sĩ khác. Mà mang tiếng là nghe cổ điển mà chưa nghe Mozart thì hơi kỳ nên thôi nghe thử xem sao :v

Mozart viết quá nhiều thể loại từ dành cho nhạc cụ tới opera. Mà vở opera t thích nhất của ổng là The Magic Flute (cây sáo thần)





Còn nhiều bài hay trong vở này nữa, mấy tml kiếm từ từ nha. Bài ending của vở này t thấy rất xúc động đậy :))

Về piano thì t có nghe bản này, chị này chơi khá hay, hình như là winner của cuộc thi này luôn.

Mozart Piano Concerto No 21

À một điều t đọc vs tìm hiểu được khi nghe cổ điển đó là bọn Hàn Quốc tuy có thứ âm nhạc Kpop lãng xẹc nhưng tụi nó cực kỳ thích nghe cổ điển (đặc biệt là giới elite), nghe một cách sang chảnh hơn cả dân Việt mình luôn. Con của tụi nó có tý năng khiếu là quăng qua mấy trường nghệ thuật của anh Mẽo đào tạo xong về chơi ra gì và này nọ phết. T sẽ show dần dần trong mấy bài dưới :d

Tụi m thắc mắc mấy bài khác nổi tiếng của mozart sao t không đăng thì t nghĩ do nó quá phổ biến, nhiều người quen giai điệu r nên thôi, t chỉ đăng mấy bài t nghĩ ít người biết.

Một bài nữa của Mozart được trích trong vở Cây Sáo Thần bên trên,

Mozart para Bebês - So Wonderful (The Magic Flute/ k 620) 3/9

Bài này được lấy từ đoạn nhân vật chính bị mấy con quỷ của nữ thần bóng đêm vây bắt xong ổng lấy cái chuông thần ra để đuổi lũ quỷ. Giai điệu bài này chính là giai điệu Mozart viết cho chiếc chuông thần.

Violin concerto số 3 của Mozart cũng là một bài hay (hình như là bản violin duy nhất của ổng mà t nghe).

Dù mozart nổi tiếng nhưng theo cảm nhận của t nhạc của ổng cũng khá dễ đoán, chưa phải là có sự bức phá về mặt giai điệu. Mấy ông sau này t nghe còn kinh khủng hơn dù k được gắn mác thần đồng như Mozart. Nhưng nói đi cũng nói lại, không có người đi trước thì là gì có kẻ theo sau. Mozart có thể xem là một cái gạch nối cho nhạc cổ điển chuyển giao.

3. Beethoven

Ông này với Mozart có thể xem như cùng thời, nhạc ông này t ko nghe nhiều lắm, Ode to Joy là một bản kinh điển của ổng và được làm quốc ca của tụi liên minh j đó bên châu Âu hiện nay.

Ông này làm nhạc không bằng đôi tai mà bằng logic suy nghĩ trong đầu. Nc tới trình mấy ông này rồi thì kiểu gì cũng xoay được.

4. Paganini - idol đầu tiên <3

Ông này là một nghệ sĩ violin ở Ý. Chơi hay tới mức dân thời đó bảo ông này có ký contract với ác quỷ (hay người Việt mình thường gọi là chơi ngải).

Ông là người phát triển các kỹ thuật violin đến mức đ ai thời đó có thể chơi được như ông. Nên nhạc ông này viết đòi hỏi người chơi kỹ thuật phải tầm khá cứng trở lên. T hay nghe bản này, Paganini Violin Concerto số 1

Paganini Violin Concerto No. 1 (encore: Paganini Caprice) In Mo Yang (pls watch in HD)

Người chơi là một cái tên đến từ Hàn Quốc :))

Bản concerto số 2 của ông nổi tiếng với đoạn La Campella được trình diễn khá nhiều

David Oistrakh Paganini Campanella live in Moscow 1954

Nghệ sĩ trình bày ở trên là David Oistrakh hay còn gọi thân mật là King David :)) Dù t thích đối thủ của ông hơn (đối thủ là ai sẽ nói ngay duói đây) nhưng công nhận tiếng đàn ông này khá ấm và tròn trịa. :))

Ngoài ra Paganini còn viết 24 bản caprice dành cho các kỹ thuật violin. Bản số 24 là bản có thể xem như khó chơi và khó diễn tả hết nội dung nhất. Đối thủ của David Oistrakh chơi bản này tuyệt vời <3 <3 - Jascha Heifetz

Jascha Heifetz plays Paganini Caprice No. 24

Heifetz là đối thủ của Oistrahk là do người ta hay đem so sánh mấy bản nhạc của hai người xem ai hay hơn, chứ hai ông không có công kích nhau trực tiếp. Với lại thời hai ông này là lúc chiến tranh lạnh nên Heifetz (ở mỹ) và Oistrahk (ở Nga) có so sánh là điều ko quá khó hiểu.

Cũng từ Paganini này, t bỏ thói quen nghe theo tác giả từ trước tới h mà chuyển sang nghe theo nghệ sĩ violin :d T chọn Heifetz là thần tượng violin nên nghe tất tần tật những bài ông chơi, từ đó mới tìm hiểu xem tác giả là ai sau.

4. Heifetz chơi Mendelssohn

Mendelssohn: Violin Concerto (Heifetz)

Mendelssohn chỉ sau mozart chục năm nhưng t thích âm nhạc của mendelssohn hơn, thậm chí t thấy nhỉnh hơn mozart rất nhiều ở bản concerto này. Tụi mày có thể so sánh với bản concerto số 3 của mozart t nói ở trên.

Bản này của heifetz chơi nhiều người bảo là nhanh nhưng những tài liệu t đọc thì nói đó chỉ là ảo giác, phần nhịp vẫn được giữ rất chăc.

Có một vài nghệ sĩ hiện đại chơi bài này nhưng t vẫn thích nghe Heifetz nhất, thằng Buồi Cong Duy (bùi công duy) chơi tạch vcl, chán.

Ngoài bản này thì vở kịch Giấc mộng đêm hè (viết cùng năm với Romeo và Julliet) của ông thi hào người anh cũng được Mendelssohn chuyển thể thành nhạc kịch với nổi tiếng nhất có lẽ là bài mà tụi bay cũng ít nhất nghe qua 1 lần trong đời

Mendelssohn A Midsummer Night's Dream - Wedding March

Dù sáng tác toàn siêu phẩm nhưng tiếc là ông Mendelssohn chết khá trẻ :(

5. Heifetz chơi Tchaikovsky

Heifetz là học trò của Leopold Auer - một violinist và nhà giáo dục nổi tiếng. Còn Tchaikovsky thì chắc tụi m cũng nghe tên r.

[HQ] Jascha Heifetz - Tchaikovsky's Violin Concerto in D major, Op. 35

Tại sao t nhăc tới Auer? Vì Tchaikovsky sáng tác bản violin duy nhất của mình và ở dưới đề tặng cho Auer. Nhưng sau đó Auer từ chối, nói là mình đ thích chơi nhạc của một thằng gay :)) nên Tchai đã tức giận đem cho người khác chơi.

Về sau thì Auer có nhận học trò là Heifetz và chắc ân hận năm xưa nên đã phát triển thêm bản violin của Tchai cho nó hoàn thiện, phù hợp với kỹ thuật violin thời hậu Paganini hơn, bớt đơn điệu hơn. Và heifetz đã làm xuất sắc những gì ông thầy của mình truyền đạt.

Về sau này khi Auer qua Mỹ định cư (lúc này Tchai đã mất), ông có dịp thu âm (kỹ thuật phòng thu mới phát triển) hai bản hay ba bản violin ngắn gì đó t không nhớ, và đặc biệt có một bản là Tchaikovsky Melodie

Leopold Auer - Melody ("Souvenir d'un lieu cher") (Tchaikovsky-Wilhelmi)

Bản thu này năm 1920 nên đc như vầy là tốt r, sau này đệ ông là heifetz có chơi lại, tất nhiên là trò hơn thầy

Heifetz playing Tchaikovsky Melodie

6. Trường phái lãng mạn

Sau cái thời của Mendelssohn thì nhạc chia ra hai trường phái, một là giữ cái nét cổ điẹn của mendelssohn, hai là cách tân hoàn toàn. T cũng có nghe cả hai trường phái, cũng có nhiều bài hay.

Về bên bảo vệ nét cũ thì có Bruch, Brahm (đứng đầu :v ). Bruch có bản Scottish fantasy (heifetz chơi)

MAX BRUCH - "Scottish Fantasy", Orchestra and Violin, Op. 46 - Heifetz/Sargent/New London Symphony

Brahm có điệu nhảy Hungary số 7 khá hay (cũng là heifetz chơi :)) ). À còn bản số 5 nữa, tự tìm nghe nha :v

Jascha Heifetz plays Brahms Hungarian Dance #7

Còn về phía trường phái cách tân thì t có nghe Liszt đại đế với 2 bản cuồng ngạo số 2 và 6 (thag nào xem Tom jerry thì để ý thấy nhạc của Liszt được lồng khá nhiều).

Franz Liszt Hungarian Rhapsody no 2 The Perfect Version

Violin mà mày ko nhắc Leonid Kogan vs Michael Rabin hơi phí. 2 tay này kéo violin concertos của Paganini là khiếp vía luôn
 
Violin mà mày ko nhắc Leonid Kogan vs Michael Rabin hơi phí. 2 tay này kéo violin concertos của Paganini là khiếp vía luôn
Nhiều quá chưa đăng hết :)) Cảm ơn tml nha, ms nghe Paganini của Micheal xong. Đúng là đỉnh thật. Cảm giác của t khi nghe ổng chơi đoạn 3 giống như ổng đặt đoạn đó ở thiên đường vậy, âm thanh nghe nó khác bọt với mấy đứa hàn quốc t hay nghe trên youtube.

T cũng hay xem các masterclass về âm nhạc của các nhạc công violin như Heifetz, Perlman, Maxim Vengerov, ... Coi mấy ổng nói về kỹ thuật truyền tải cảm xúc tới người nghe cũng hay. T thấy đừng nên có sự phân biệt giữa kỹ thuật và cảm xúc :)

Đây là một đoạn trong series Heifetz Masterclass t đang xem, ổng chỉ cho ông kia chơi violin concerto của Tchaikovsky. Coi xong ms thấy bản này là một trong tứ đại thiên vương của violin concertos quả không sai (3 bản còn lại là Beethoven, Brahms, và Mendelssohn - theo nhận định của Perlman).




Ngoài ra mấy tml khá TA có thể coi phần analysis cho mọi người về bản concerto này của Philharmonia Orchestra, đây là một cách tốt để hiểu hơn và luyện cái cảm giác nhận ra cái hay trong những lần nghe tiếp theo.

 
"Gentleman, It has been a privilege playing with you tonight!" Đó là câu nói cuối cùng của người nhạc trưởng, violinist trên con tàu titanic trước lúc nó chìm. Ổng chỉ huy giàn nhạc của mình chơi bài "Nearer, My God, to Thee" giữa dòng người di tản tới thuyền cứu hộ. Tất nhiên cả ông và dàn nhạc đều có số phận giống như con tàu.

 
Cúm dơi cúm quạ lâu quá nên quên béng cái này :D

Đầu tháng 2 (2/2) là ngày sinh của hai tay violin xuất sắc nhất của thế kỷ 20, Kreisler và Heifetz. Kreisler hơn Heifetz 26 tuổi và cả hai đều có cho mình một sự nghiệp biểu diễn xuất sắc theo hai cách cũng xuất sắc ko kém :D

Kreisler theo t tìm hiểu thì được đào tạo chơi violin nhưng có phần thiên về hướng sư phạm hơn, ông học trường nhạc ở Áo thì phải. Dấu ấn đặc biệt của Kreisler cho âm nhạc cổ điển chính là những tác phẩm mà violinist hay chơi cuối những concerto để tặng khán giả khi được yêu cầu.

Do thiên bẩm với được đào tạo hàn lâm nên Kreisler rất nhạy bén với giai điệu lãng mạn (kiểu valse). Ổng có thể cảm hứng viết ra và chơi một đoạn, thậm chí một bài hoàn chỉnh trong một buổi tiệc. Nên làm nhiều lần quá người ta nói ổng là thằng thích thể hiện. Ổng chỉ cười. Những lần sau ổng cũng chơi nhưng khi hỏi bài này của ai sáng tác thì ổng nói là mấy bài của nhạc sĩ trước chưa công bố. Làm vậy thì mọi người đỡ ghét ổng hơn. Tuy nhiên, gần cuối đời thì ổng "đột ngột" công bố toàn bộ mấy tác phẩm đó là của ổng và cười vào mặt mấy ông kia. Ngoài khiếu sáng tác thì Kreisler chắc có khiếu cà khịa nữa :)

Heifetz là người gốc Do Thái, mang hai dòng máu Do Thái - Nga và di cư cùng gia đình sang Mỹ từ nhỏ. Sau khi xuất quan đi biểu diễn, Heifetz tạo nên một hot trend thời đó là Heifetz Disease. Hầu hết các bà mẹ do thái đều muốn con mình sau này thành Heifetz 2, 3, 4...

Heifetz có gặp Kreisler lúc nhỏ, Kriesler đệm piano cho Heifetz chơi bản Mendelssohn violin concerto. Chơi xong thì Kreisler khịa mấy ông bạn của mình tiếp là tụi mày lấy đàn đâpj vào đùi cho gãy hết đi chứ chơi j tầm này nữa :)) "We might as well take our fiddles and break them across our knees".

Nếu Kreisler nổi tiếng bằng cách chơi phóng khoáng và sáng tác của mình thì Heifetz nổi tiếng với kỹ thuật lụa nhất trong lịch sử. Tempo của Heifetz thường chơi rất nhanh, nhanh hơn so với các cây violin khác. Chưa ai trên tg chơi full bản Tchaikovsky violin concerto trong 29 phút trừ Heifetz.

Còn bản này thì thằng Ray Chen xách dép cụ 8->



Goodnight ae!
 
Đ biết bao giờ thành Rome mới được uống rượu. :vozvn (19): Mà cũng cho chừa cái tội hay phân biệt chủng tộc. Hy vọng sau vụ này bớt bớt lại =))

Đây là một trích đoạn trong La traviata tiếng Ý của Verdi.

 

Có thể bạn quan tâm

Top