
-Lượn qua phố phường, dạo qua thị trường, cỡ khoảng 15 năm trở lại đây, khi mà kinh tế hội nhập, dân ta bắt đầu có của ăn, của để. Những người lắm tiền nhiều của khi xây nhà thường chọn phong cách Tân cổ điển. Tuy nhiên, cái cốt lõi, cái hồn của tân cổ điển thì nhiều người chưa hiểu đc, dẫn đến những biến tướng sai lệch. Hôm nay, tao sẽ viết 1 bài giải ảo về vấn đề này.
Định nghĩa.
-Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (tiếng Anh: Neoclassical Architecture), chữ tân là mới, tân cổ điển nghĩa là phong cách cổ điển kiểu mới. Thực tế phong cách này đúng là khá mới, khi mới chỉ xuất hiện vào giữa thế kỷ 18 tại châu Âu, cái nôi của tân cổ điển là tại Pháp và Ý, sau đó lan rộng ra châu Âu đến tận vùng Trung Đông và sau này là Mỹ và các nước châu Á.
-Cổ điển kiểu mới thì phải hiểu đc nghĩa của từ cổ điển trước.
-Phong cách cổ điển chính là ngôn ngữ xưa cũ nhất của kiến trúc châu Âu, đó chính là kiến trúc Hy Lạp và La Mã trước kia. Xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 TCN tại Hy Lạp, sau đó người La Mã kế thừa và phát triển. Phong cách cổ điển có thể dễ nhận thấy từ các công trình kinh điển như đền Parthenon (Athens - Hy Lạp) hay đấu trường Colosseum (Roma - Italy)
Đền Parthenon
Đấu trường Colosseum
-Còn tân cổ điển sau này như 1 trào lưu phục dựng lại các giá trị xưa cũ (Hy lạp, La Mã) được biến tấu theo hướng mới mẻ, hiện đại hơn và giản lược hơn để phù hợp với thời đại. Phong cách này vẫn sử dụng các thức cột kinh điển trong kiến trúc Hy Lạp như Doric, Ionic, Corinthian, rồi nhấn mạnh vào các bức tường hơn là phối hợp màu sắc, phong cách này có xu hướng tối giản các chi tiết cầu kỳ từ phong cách Baroque trước đó.
Các thức cột Hy Lạp
-Nói lòng vòng chán rồi, chúng mày cứ xem các công trình tiêu biểu trên thế giới để hiểu đc phong cách này.
Ví dụ 1 vài công trình sau.
Tòa nhà quốc hội Mỹ
Bảo tàng Altes, Đức (1830)
Khách sạn Rosewood, London
Cung điện quốc gia Brussels, Bỉ
Cung điện Buckingham, London
El Capitolio - Tòa nhà Đại hội Quốc gia ở La Habana, Cuba
Tại VN có Phủ toàn quyền Đông Dương (1902) nay là phủ chủ tịch
Nhìn các công trình mẫu kể trên có thể thấy ngôn ngữ thiết kế ko thực sự đồng nhất, có cái thì na ná kiểu Hy Lạp cũ, có cái mang dáng dấp hiện đại hơn, nguyên nhân là Phong cách tân cổ điển cũng có nhiều giai đoạn phát triển và có những đặc điểm khác biệt, bao gồm.
Tân cổ điển duy lý (Neoclassicisme rationaliste)
Tân cổ điển thuần khiết (Neoclassicisme pur)
Tân cổ điển kiểu đế chế (Neoclassicisme imperial)
-Dễ nhận thấy là phong cách tân cổ điển thường được áp dụng vào các công trình quy mô lớn Như các cung điện cho vua chúa, các công trình chính phủ, khách sạn, đền tưởng niệm, bảo tàng... với những hàng cột dài thẳng tắp và thường chú trọng vào những chi tiết đơn giản, tập trung vào hình khối mang đến sự uy nghi, kiên cố cho công trình. Ngôn ngữ không cầu kỳ, rườm rà, kiến trúc tân cổ điển mang đến không gian thoáng đãng, trang nhã rất đặc trưng.
-Ngoài ra còn có tỷ lệ chuẩn mực và tính đăng đối. Đăng đối ở đây là tính cân bằng và đối xứng thậm chí là đối xứng đến mức hoàn hảo, luôn là đối xứng trục với tỷ lệ các chiều đc tính toán tỷ mỉ. Tỷ lệ đc tính toán sao cho sát nhất với tỷ lệ vàng trong kiến trúc. Đa phần các công trình theo phong cách này đều có quy mô rất lớn, nhưng hình khối luôn hài hòa, vừa mắt, tạo ra sự thanh thoát.
Tính đối xứng rất cao, khi nhìn cả mặt đứng lẫn mặt bằng
-Các họa tiết, hoa văn tinh xảo nhưng ko rườm rà.
Hoạ tiết và hoa văn trang trí trong phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo của nét kiến trúc cổ điển xưa cùng nét đẹp của hiện đại bởi hoa văn trang trí đã được tiết chế lại. Mặc dù không quá chú trọng vào chi tiết nhưng các thiết kế tối giản thuộc trường phái Tân cổ điển cũng vô cùng tinh xảo, lạ mắt. Thay vì cố gắng tạo ra những hoạ tiết cầu kì, các KTS thời kì này thường tập trung vào hình thức và độ phẳng của thiết kế tạo nét đặc trưng riêng cho những công trình kiến trúc của mình.
-Hệ mái đa dạng
Mái nhà tân cổ điển là một trong những điểm độc đáo đáng chú ý nhất bởi ở loại hình kiến trúc này có hệ mái vô cùng đa dạng, tuy nhiên mái vòm vẫn là kiểu mái được ưa chuộng nhất. Ứng dụng cấu trúc trong tự nhiên, mái được thiết kế theo hình vòm, hình cầu để tăng khả năng chịu lực, đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo. Một loại mái sau này hay cũng hay đc sử dụng là Mansard. Thường thấy ở các công trình nhà ở.
-Về màu sắc
Những công trình theo phong cách cổ điển thường phối hợp đồ nội thất trang trí với màu của tòa nhà theo cùng một gam màu thường là các màu trung tính ko quá sặc sỡ như: nâu trầm ấm, vàng nhạt, trắng sữa,… để tạo sự đồng nhất, đem lại sự xa hoa, lộng lẫy và quyền quý. Đặc biệt mọi thiết kế của kiến trúc cổ điển luôn hướng tới tự nhiên, luôn thiết kế để tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào bên trong công trình.
-Dạo qua các ví dụ trên, có thể thấy ngôn ngữ thiết kế Tân cổ điển trên thế giới dường như chả ăn nhập gì nếu so với các biệt thự đc cho là Tân cổ điển hiện nay tại VN. Người ta sẽ cảm giác đây là 2 phong cách khác hẳn nhau. Lấy ví dụ các công trình có quy mô lớn có thể sẽ ko khách quan lắm, vậy tao sẽ lấy ví dụ về cùng loại hình biệt thự tân cổ điển, để xem thế giới và VN khác nhau như thế nào?
-Đây là 1 căn biệt thự tân cổ điển tại Nashville, Tennessee - Mỹ
-Tiếp đến là căn nhà có tên Lounsbury House, xây dựng năm 1896, tại quận Fairfield, bang Connecticut - Mỹ,
Chủ nhà là ông Phineas C. Lounsbury, thống đốc bang Connecticut khi đó.
-Một ngôi biệt thự ở Dallas - Mỹ
Căn biệt thự trị giá 7,2 triệu $ có tên Ker Arvor ở quận Newport thuộc Tiểu bang Rhode Island - Mỹ
Villa Roth ở thủ đô Vienna - Áo
Một căn biệt thự tại Malahide thủ đô Dublin - Ireland
Định nghĩa.
-Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (tiếng Anh: Neoclassical Architecture), chữ tân là mới, tân cổ điển nghĩa là phong cách cổ điển kiểu mới. Thực tế phong cách này đúng là khá mới, khi mới chỉ xuất hiện vào giữa thế kỷ 18 tại châu Âu, cái nôi của tân cổ điển là tại Pháp và Ý, sau đó lan rộng ra châu Âu đến tận vùng Trung Đông và sau này là Mỹ và các nước châu Á.
-Cổ điển kiểu mới thì phải hiểu đc nghĩa của từ cổ điển trước.
-Phong cách cổ điển chính là ngôn ngữ xưa cũ nhất của kiến trúc châu Âu, đó chính là kiến trúc Hy Lạp và La Mã trước kia. Xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 TCN tại Hy Lạp, sau đó người La Mã kế thừa và phát triển. Phong cách cổ điển có thể dễ nhận thấy từ các công trình kinh điển như đền Parthenon (Athens - Hy Lạp) hay đấu trường Colosseum (Roma - Italy)

Đền Parthenon

Đấu trường Colosseum
-Còn tân cổ điển sau này như 1 trào lưu phục dựng lại các giá trị xưa cũ (Hy lạp, La Mã) được biến tấu theo hướng mới mẻ, hiện đại hơn và giản lược hơn để phù hợp với thời đại. Phong cách này vẫn sử dụng các thức cột kinh điển trong kiến trúc Hy Lạp như Doric, Ionic, Corinthian, rồi nhấn mạnh vào các bức tường hơn là phối hợp màu sắc, phong cách này có xu hướng tối giản các chi tiết cầu kỳ từ phong cách Baroque trước đó.

Các thức cột Hy Lạp
-Nói lòng vòng chán rồi, chúng mày cứ xem các công trình tiêu biểu trên thế giới để hiểu đc phong cách này.
Ví dụ 1 vài công trình sau.

Tòa nhà quốc hội Mỹ

Bảo tàng Altes, Đức (1830)

Khách sạn Rosewood, London

Cung điện quốc gia Brussels, Bỉ

Cung điện Buckingham, London

El Capitolio - Tòa nhà Đại hội Quốc gia ở La Habana, Cuba

Tại VN có Phủ toàn quyền Đông Dương (1902) nay là phủ chủ tịch
Nhìn các công trình mẫu kể trên có thể thấy ngôn ngữ thiết kế ko thực sự đồng nhất, có cái thì na ná kiểu Hy Lạp cũ, có cái mang dáng dấp hiện đại hơn, nguyên nhân là Phong cách tân cổ điển cũng có nhiều giai đoạn phát triển và có những đặc điểm khác biệt, bao gồm.
Tân cổ điển duy lý (Neoclassicisme rationaliste)
Tân cổ điển thuần khiết (Neoclassicisme pur)
Tân cổ điển kiểu đế chế (Neoclassicisme imperial)
-Dễ nhận thấy là phong cách tân cổ điển thường được áp dụng vào các công trình quy mô lớn Như các cung điện cho vua chúa, các công trình chính phủ, khách sạn, đền tưởng niệm, bảo tàng... với những hàng cột dài thẳng tắp và thường chú trọng vào những chi tiết đơn giản, tập trung vào hình khối mang đến sự uy nghi, kiên cố cho công trình. Ngôn ngữ không cầu kỳ, rườm rà, kiến trúc tân cổ điển mang đến không gian thoáng đãng, trang nhã rất đặc trưng.
-Ngoài ra còn có tỷ lệ chuẩn mực và tính đăng đối. Đăng đối ở đây là tính cân bằng và đối xứng thậm chí là đối xứng đến mức hoàn hảo, luôn là đối xứng trục với tỷ lệ các chiều đc tính toán tỷ mỉ. Tỷ lệ đc tính toán sao cho sát nhất với tỷ lệ vàng trong kiến trúc. Đa phần các công trình theo phong cách này đều có quy mô rất lớn, nhưng hình khối luôn hài hòa, vừa mắt, tạo ra sự thanh thoát.

Tính đối xứng rất cao, khi nhìn cả mặt đứng lẫn mặt bằng
-Các họa tiết, hoa văn tinh xảo nhưng ko rườm rà.
Hoạ tiết và hoa văn trang trí trong phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo của nét kiến trúc cổ điển xưa cùng nét đẹp của hiện đại bởi hoa văn trang trí đã được tiết chế lại. Mặc dù không quá chú trọng vào chi tiết nhưng các thiết kế tối giản thuộc trường phái Tân cổ điển cũng vô cùng tinh xảo, lạ mắt. Thay vì cố gắng tạo ra những hoạ tiết cầu kì, các KTS thời kì này thường tập trung vào hình thức và độ phẳng của thiết kế tạo nét đặc trưng riêng cho những công trình kiến trúc của mình.
-Hệ mái đa dạng
Mái nhà tân cổ điển là một trong những điểm độc đáo đáng chú ý nhất bởi ở loại hình kiến trúc này có hệ mái vô cùng đa dạng, tuy nhiên mái vòm vẫn là kiểu mái được ưa chuộng nhất. Ứng dụng cấu trúc trong tự nhiên, mái được thiết kế theo hình vòm, hình cầu để tăng khả năng chịu lực, đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo. Một loại mái sau này hay cũng hay đc sử dụng là Mansard. Thường thấy ở các công trình nhà ở.
-Về màu sắc
Những công trình theo phong cách cổ điển thường phối hợp đồ nội thất trang trí với màu của tòa nhà theo cùng một gam màu thường là các màu trung tính ko quá sặc sỡ như: nâu trầm ấm, vàng nhạt, trắng sữa,… để tạo sự đồng nhất, đem lại sự xa hoa, lộng lẫy và quyền quý. Đặc biệt mọi thiết kế của kiến trúc cổ điển luôn hướng tới tự nhiên, luôn thiết kế để tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào bên trong công trình.
-Dạo qua các ví dụ trên, có thể thấy ngôn ngữ thiết kế Tân cổ điển trên thế giới dường như chả ăn nhập gì nếu so với các biệt thự đc cho là Tân cổ điển hiện nay tại VN. Người ta sẽ cảm giác đây là 2 phong cách khác hẳn nhau. Lấy ví dụ các công trình có quy mô lớn có thể sẽ ko khách quan lắm, vậy tao sẽ lấy ví dụ về cùng loại hình biệt thự tân cổ điển, để xem thế giới và VN khác nhau như thế nào?
-Đây là 1 căn biệt thự tân cổ điển tại Nashville, Tennessee - Mỹ



-Tiếp đến là căn nhà có tên Lounsbury House, xây dựng năm 1896, tại quận Fairfield, bang Connecticut - Mỹ,
Chủ nhà là ông Phineas C. Lounsbury, thống đốc bang Connecticut khi đó.


-Một ngôi biệt thự ở Dallas - Mỹ


Căn biệt thự trị giá 7,2 triệu $ có tên Ker Arvor ở quận Newport thuộc Tiểu bang Rhode Island - Mỹ

Villa Roth ở thủ đô Vienna - Áo

Một căn biệt thự tại Malahide thủ đô Dublin - Ireland

Sửa lần cuối: