ditthangbanh
Giang hồ mạng 5.0

Theo Minh sử, sau hội thề Đông Quan năm 1427 để kết thúc chiến tranh, số người Hoa trở về nước là 84.640; số người bị giữ lại không tính được. Tới năm 1428, nhà Minh tiếp tục yêu cầu trả hết người và vũ khí. Lại hàng vạn người di tản về Đại Lục. Trong đó có số lượng lớn quan lại, lính lác, phu phen và cả một bộ phận người Việt nhưng theo người Minh.
Những con số này cho thấy việc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không hề đơn giản. Người đời sau đọc Lam Sơn Thực Lục có thể đã được phông bạt lên phần nào nhưng nó vẫn quá phi thường. Làm thế nào mà quân đội Lam Sơn trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ và luôn thua thiệt về vũ trang cũng như quân số. Không những vậy mà Lam Sơn còn bị vua Ai Lao đâm sau lưng, quân Minh thì tiếp viện liên tục.
Một số trận đánh kinh điển, tắm máu quân Minh:
- Trận Tốt Động - Chúc Động: Quân Minh có thể đông gấp 5-7 lần quân Lam Sơn.
- Trận Chi Lăng - Xương Giang: Quân Minh khoảng 12 vạn, Quân Lam Sơn khoảng 5 vạn + dân binh.
Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn
- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An. Đây là kế sách bước ngoặt do Nguyễn Chích đề xướng.
- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
Tóm lại:
Mấy ông đừng mang Gia Long ra so với Idol Lợi của tôi. Lợi Ca không nhờ vả gì được người Tây hay vũ khí của họ, anh ấy chỉ mượn vũ khí của Rùa.

Những con số này cho thấy việc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không hề đơn giản. Người đời sau đọc Lam Sơn Thực Lục có thể đã được phông bạt lên phần nào nhưng nó vẫn quá phi thường. Làm thế nào mà quân đội Lam Sơn trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ và luôn thua thiệt về vũ trang cũng như quân số. Không những vậy mà Lam Sơn còn bị vua Ai Lao đâm sau lưng, quân Minh thì tiếp viện liên tục.
Một số trận đánh kinh điển, tắm máu quân Minh:
- Trận Tốt Động - Chúc Động: Quân Minh có thể đông gấp 5-7 lần quân Lam Sơn.
- Trận Chi Lăng - Xương Giang: Quân Minh khoảng 12 vạn, Quân Lam Sơn khoảng 5 vạn + dân binh.
Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn
- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An. Đây là kế sách bước ngoặt do Nguyễn Chích đề xướng.
- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
Tóm lại:
Mấy ông đừng mang Gia Long ra so với Idol Lợi của tôi. Lợi Ca không nhờ vả gì được người Tây hay vũ khí của họ, anh ấy chỉ mượn vũ khí của Rùa.