Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Đối với đại sự quốc gia, chỉ cần một sai lầm nhỏ của cố vấn là đã ảnh hưởng tới hàng triệu người
Trong ngành công an, Tô Lâm là ông trùm, nhất là sau cú đảo chính vô tiền khoáng hậu hồi năm 2024, để lên đứng đầu Bộ Chính trị CSVN thì Tô Lâm phải có một dàn mưu sĩ hùng hậu. Tuy nhiên dàn mưu sĩ này có lẽ chỉ giỏi tìm thủ đoạn hãm hại đồng chí, đàn áp đồng bào thôi. Còn kinh tế, ngoại giao thì lại là một vấn đề khác.
Ngay trong cuộc gọi cho Donald Trump tối 4/4 thì đã thấy dàn cố vấn của Tô Lâm quá yếu kém. Không bàn tới việc bày trí bàn ghế, phông nền phòng họp, không bàn tới mức “chốt deal” 0%, chỉ nói tới chuyện người phiên dịch thôi. Trong khi Tô Lâm cố gắng tỏ ra nịnh bợ Trump, giọng nói nhỏ nhẹ, vừa nói vừa cười để lấy lòng Tổng thống Mỹ; thì nhân viên phiên dịch lại rất to tiếng, cao giọng. Dịch như hét vào mặt Tổng thống Mỹ thì làm sao có được một thỏa thuận “hợp lý” được. Vậy mà dàn cố vấn của tổng bí thư không hề căn dặn hay nhắc nhở thái độ của nhân viên phiên dịch.

Tiếp theo đó, sáng hôm sau, 5/4, Tô Lâm gửi thư cho Trump để xin được áp thuế 0% cho hàng Mỹ. Nhưng nhìn vào nội dung bức thư là thấy trình độ ẩu tả đến tệ hại của các cố vấn ông tổng bí thư. Ngay cả tên thủ đô Mỹ cũng không thống nhất cách viết, đầu thư thì ghi là “Oa-sinh-ton D.C”, cuối thư lại viết thành “Washington DC”.
Đặc biệt, có một điểm rất ẩu làm hạ thấp bản thân Tô Lâm trong lá thư này là có một lần không viết in hoa đại từ nhân xưng “tôi”. Trong thư, Tô Lâm xưng “Tôi” và gọi Trump là “Ngài”, hai từ này đều được viết hoa để thể hiện sự trang trọng. Nhưng ở đoạn gần cuối thì có một từ “tôi” được viết thường, trong câu “Một lần nữa, tôi trân trọng bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Ngài Tổng thống đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”.
Từ “tôi” viết thường này có thể hiểu là lỗi đánh máy ẩu của cố vấn Tô Lâm. Tuy nhiên đây là vấn đề quan trọng trong ngoại giao. Nếu viết hoa tên đối phương mà tên mình không viết hoa thì cho thấy sự nhún nhường của kẻ yếu thế. Còn nếu viết hoa tên mình mà viết thường tên đối phương thì là sự coi thường, khinh bỉ. Cho dù chính tay Tô Lâm soạn lá thư này thì cố vấn của Tô Lâm cũng có lỗi khi không đọc lại, không nhận ra, hoặc không nhắc lãnh đạo của mình về việc thống nhất cách gọi tên thủ đô Mỹ.
So sánh với lá thư tương tự của Thủ tướng Campuchia Hun Manet thì lá thư của Tô Lâm thua xa. Ngày 4/4, ông Hun Manet cũng gửi thư xin Trump giảm thuế, nhưng lá thư của Thủ tướng Campuchia gửi Tổng thống Mỹ được viết bằng tiếng Anh, rất tiện cho ông Trump đọc ngay mà không cần qua phiên dịch.

Trên đây chỉ là vấn đề phiên dịch và câu cú trong một lá thư. Tưởng như rất nhỏ, nhưng chuyện nhỏ như vậy mà cũng làm ẩu, bị đủ thứ lỗi sai sót, thì thử hỏi những chuyện trọng đại quốc gia còn bị sai lầm cỡ nào nữa.
Phải hiểu rằng tổng bí thư, tổng thống, chủ tịch, hay bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng là người trần mắt thịt, cũng có thể mắc sai lầm. Các nhà lãnh đạo cũng không phải là giỏi toàn diện trên mọi lĩnh vực, không phải cái gì cũng biết. Vì vậy yếu tố cố vấn vô cùng quan trọng. Đối với đại sự quốc gia, chỉ cần một sai lầm nhỏ của cố vấn là đã ảnh hưởng tới hàng triệu người. Viết một văn bản ẩu, sai dấu phẩy, thiếu dấu chấm, hay mất một con số 0 thì vấn đề đã khác hoàn toàn.