Làm gì sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cơ điện tử?

Ngành Cơ Điện Tử học rất nặng,thể loại mà m đang nói là mấy thằng cùi bắp,t có ông anh học cơ điện tử,cc j cũng biết,từ thiết kế cơ cấu cơ khí,đến thiết kế tủ điện,tự làm thành 1 máy chạy hoàn chỉnh.
Còn ngành thiết kế mạch điện tử m lên mấy cửa hàng lớn đầy mạch do người việt thiết kế rồi đặt gia công bán,m k ở trong ngành thì biết cc j mà phát biểu.
mạch kiểu siêu nhân như siemens, samsung, mitsu, shillin các thứ thì kĩ sư VN ko thiết kế đc thôi anh :)) chứ cái tầm mạch nhà thông minh, tưới cây tự động, điều áp, đọc xung động cơ vs các ccch thì VN mình thừa nhân tài cực luôn anh ạ, cùi cùi như trường em mà tính ra cũng có dăm bảy công ty nhỏ của các thầy làm xịn đét luôn.
 
mày đang nhầm giữa điện công nghiệp và điện tử ?điện tử thường như bạn tao học thì có lập trình nhúng , thiết kế và PLC(kiểu tựđọng hóa)đa số cty trung quốc giờ lập trình stm là nhiều =))
PLC giờ là dễ ăn nhất đối vs dân cđt rồi anh nhỉ :)) chứ tầm lập trình C#, AVR, PIC các thứ thì cứ phải ae IT mới chơi đc
 
Ngành này nam theo là ngon ăn rồi, ko sợ thất nghiệp, lương cao vãi lìn, nhưng cũng phải chịu khó học hỏi lành nghề sau này mới có của hưởng
 
Em xin kính chào các bô lão và các anh em trong diễn đàn ạ.
Em là sinh viên ngành cơ điện tử, đại học công nghiệp Thái Nguyên. Trải qua 5 năm học hành cuối cùng cũng gặt đc cái bằng. Có tí kt cơ bản, 1 chút cơ sở, 1 chút chuyên ngành, thêm ít tiếng anh và 1 vài ngón đòn phụ trợ về các phần mềm cơ khí và tự động hóa. ( CAD, PLC, Festo, proteus) ... Ngoài ra thì rượu chè nhậu nhẹt cũng ở dạng khá.
Em đăng bài này muốn tham vấn các bô lão đi trước cho em xin những gợi ý về con đường di chuyển tiếp theo để phát triển thêm về chuyên môn vì em thấy ngành này ở VN nó cứ thế éo nào ấy ạ, cđt ra chả mấy ng đc làm về robot mà toàn 1 là cơ khí hẳn còn 2 là tđh, ko thì lại nhảy sang các mảng khác. Apply vào mấy cty nhà nước thì lương lậu cũng tạm nhưng lại hay xà xẻo đấu đá nhau nên em ko thích, ông bà già thì bảo cứ ra xin việc đi còn nếu ko có thì về chỗ bố mẹ làm nên em cũng phân vân lắm ạ, vì nó hơi khác so vs cái mà em đc học nên phải refesh cũng hơi tốn tgian 1 chút ạ. Còn vào mấy nhà máy nước ngoài thì anh em đi trước bảo ko nên làm ở kcn quá lâu vì sẽ lụi trình dần, 1 điều em cũng khá băn khoăn ạ.
Em cảm ơn các góp ý của các anh ạ.
Xin đi làm các dự án công nghiệp lấy tí kinh nghiệm rồi kiếm cty nào chui vô làm lâu dài
Mới ra trường thì đi làm cho tụi MEP các nhà máy hay nhà cao tầng
 
Xin đi làm các dự án công nghiệp lấy tí kinh nghiệm rồi kiếm cty nào chui vô làm lâu dài
Mới ra trường thì đi làm cho tụi MEP các nhà máy hay nhà cao tầng
vâng ạ em cảm ơn anh
 
mạch kiểu siêu nhân như siemens, samsung, mitsu, shillin các thứ thì kĩ sư VN ko thiết kế đc thôi anh :)) chứ cái tầm mạch nhà thông minh, tưới cây tự động, điều áp, đọc xung động cơ vs các ccch thì VN mình thừa nhân tài cực luôn anh ạ, cùi cùi như trường em mà tính ra cũng có dăm bảy công ty nhỏ của các thầy làm xịn đét luôn.
Mấy mạch đó bọn vn làm chạy chơi thì đc. Vô môi trường có nhiễu là biết nhau liền.
 
Thay vì hỏi thì lên mạng kiếm việc theo đúng chuyên ngành làm lấy kỹ năng thêm rồi leo lên . Tuik mày giờ quá lười nhát .
 
Đầu tiên xác định xem thích và mạnh cơ hơn hay điện hơn?
Rồi apply theo ngành nghề đó. Ưu tiên những chỗ như nhà thầu M&E, chế tạo máy, team kỹ thuật của nhà máy lớn, đội thiết kế của cty sản xuất cơ khí, v..v…vì những chỗ đó nhiều việc để làm, cơ hội cọ xát tốt, mới ra trường cần biết việc và có cơ hội làm.
Các kiến thức trong trường không hẳn là cái gì cũng dùng được hay k cần dùng đến.
Rồi bổ túc tiếng Anh, để có cơ hội nhảy việc sau 2-3 năm tìm đến mức lương cao hơn.
Nghề tự động hoá kiếm tiền ổn, chịu chiến đấu sẽ ok
 
Mình làm tự động hóa ra trường gần 20 năm rồi. Với kinh nghiệm mình thấy, cho các máy lớn thường sẽ có chuyên môn hóa rõ rệt giữa đội cơ khí và đội điện. Cơ điện tử có thị trường không bé ở các máy nhỏ đặc biệt là về phần thiết kế, bảo dưỡng, vận hành. Nên đầu tiên nếu bạn vẫn muốn theo nghành này, bạn nên tìm các công ty làm với máy nhỏ thôi.
 
Mình cũng CĐT BK, khóa mình ra trường cũng được hơn chục năm rồi. Riêng lớp mình thì khoảng 30% làm cho các nhà máy sx, chế tạo như Hoya, Denso, Honda, Samsung, Vinfast... 10-20% thì được làm cho các công ty kinh doanh mảng điện, điện tử hay máy nâng hạ hoặc làm nghiên cứu (cũng coi như có liên quan đến chuyên môn đã được học. Số còn lại thì làm đủ các nghề như Kế toán (học thêm văn bằng 2), Y tế, kinh doanh kiểu bán hàng kĩ thuật, giáo viên kỹ thuật ... CĐT nó học rộng nhưng không sâu hẳn về cái gì cả nhưng có kiến thức nền tảng tốt nên dễ học thêm và phát triển sang lĩnh vực mới nên cứ tự tin lên, kể cả không làm đúng những gì mình đã học nhưng cũng dễ thích nghi. Quan trọng là phải biết mình thích gì để đầu tư đúng hướng
 
Thay vì hỏi thì lên mạng kiếm việc theo đúng chuyên ngành làm lấy kỹ năng thêm rồi leo lên . Tuik mày giờ quá lười nhát .
anh chắc đéo gì đã chăm hơn em :)) em lên đây để xin ý kiến các anh đi trước chứ ko xin xỏ nhờ vả gì nên anh ko đóng góp đc ý kiến thì bớt chê 1 chút đi ạ, tuy em chưa va đập nhiều như các anh nhưng hiểu biết thì cũng ko phải thuộc dạng vứt đi đâu. Dù sao em cũng cảm ơn comment của anh.
 
Sửa lần cuối:
Mấy mạch đó bọn vn làm chạy chơi thì đc. Vô môi trường có nhiễu là biết nhau liền.
bây giờ xử lý lọc nhiễu tốt hơn xưa nhiều rồi anh ạ. Ko còn dùng resist để lọc nhiễu như xưa đâu ;)))
 
Mình làm tự động hóa ra trường gần 20 năm rồi. Với kinh nghiệm mình thấy, cho các máy lớn thường sẽ có chuyên môn hóa rõ rệt giữa đội cơ khí và đội điện. Cơ điện tử có thị trường không bé ở các máy nhỏ đặc biệt là về phần thiết kế, bảo dưỡng, vận hành. Nên đầu tiên nếu bạn vẫn muốn theo nghành này, bạn nên tìm các công ty làm với máy nhỏ thôi.
vâng ạ em cảm ơn anh.
 
Đầu tiên xác định xem thích và mạnh cơ hơn hay điện hơn?
Rồi apply theo ngành nghề đó. Ưu tiên những chỗ như nhà thầu M&E, chế tạo máy, team kỹ thuật của nhà máy lớn, đội thiết kế của cty sản xuất cơ khí, v..v…vì những chỗ đó nhiều việc để làm, cơ hội cọ xát tốt, mới ra trường cần biết việc và có cơ hội làm.
Các kiến thức trong trường không hẳn là cái gì cũng dùng được hay k cần dùng đến.
Rồi bổ túc tiếng Anh, để có cơ hội nhảy việc sau 2-3 năm tìm đến mức lương cao hơn.
Nghề tự động hoá kiếm tiền ổn, chịu chiến đấu sẽ ok
em thì kiến thức về cơ nhiều hơn nhưng thấy bản thân làm về điện sẽ có lợi thế hơn ạ. Còn phần tự tin nhất của em là về tiếng anh, em cảm ơn anh đã cho ý kiến ạ.
 
Mình cũng CĐT BK, khóa mình ra trường cũng được hơn chục năm rồi. Riêng lớp mình thì khoảng 30% làm cho các nhà máy sx, chế tạo như Hoya, Denso, Honda, Samsung, Vinfast... 10-20% thì được làm cho các công ty kinh doanh mảng điện, điện tử hay máy nâng hạ hoặc làm nghiên cứu (cũng coi như có liên quan đến chuyên môn đã được học. Số còn lại thì làm đủ các nghề như Kế toán (học thêm văn bằng 2), Y tế, kinh doanh kiểu bán hàng kĩ thuật, giáo viên kỹ thuật ... CĐT nó học rộng nhưng không sâu hẳn về cái gì cả nhưng có kiến thức nền tảng tốt nên dễ học thêm và phát triển sang lĩnh vực mới nên cứ tự tin lên, kể cả không làm đúng những gì mình đã học nhưng cũng dễ thích nghi. Quan trọng là phải biết mình thích gì để đầu tư đúng hướng
anh ơi cho em hỏi chút ạ, em học cơ điện tử, có khả năng về cơ học, chi tiết máy và thích lập trình PLC thì nên theo nhóm công ty như nào vậy anh?? :d
 
anh ơi cho em hỏi chút ạ, em học cơ điện tử, có khả năng về cơ học, chi tiết máy và thích lập trình PLC thì nên theo nhóm công ty như nào vậy anh?? :d
Phù hợp vào nhà máy sản xuất nhưng vào đấy 1, 2 năm là chán mớ luôn. Nếu có khả năng thì chọn mấy công ty lương cao mà làm. Về cơ bản bọn công ty Nhật nếu gắn bó lâu dài với nó và chịu khó học tiếng thì sẽ được lên làm quản lý. Hiện tại do Covid nên khả năng được đi nước ngoài để đào tạo, chuyển giao công nghệ và phát triển như trước sẽ khó hơn. Ngoài ra có thể xin vào các công ty làm máy nâng hạ như thang máy, vận thăng, cẩu tháp ... cũng là một hướng. Có điều đi làm nó không giống đi học, học thì nhiều và dàn trải nhưng làm việc thì nó chỉ ứng dụng một phần kiến thức khi đi học thôi, đa số phải học thêm theo lĩnh vực của công ty nên nhiều khi hy vọng nhiều sẽ thất vọng càng lớn.
 
Phù hợp vào nhà máy sản xuất nhưng vào đấy 1, 2 năm là chán mớ luôn. Nếu có khả năng thì chọn mấy công ty lương cao mà làm. Về cơ bản bọn công ty Nhật nếu gắn bó lâu dài với nó và chịu khó học tiếng thì sẽ được lên làm quản lý. Hiện tại do Covid nên khả năng được đi nước ngoài để đào tạo, chuyển giao công nghệ và phát triển như trước sẽ khó hơn. Ngoài ra có thể xin vào các công ty làm máy nâng hạ như thang máy, vận thăng, cẩu tháp ... cũng là một hướng. Có điều đi làm nó không giống đi học, học thì nhiều và dàn trải nhưng làm việc thì nó chỉ ứng dụng một phần kiến thức khi đi học thôi, đa số phải học thêm theo lĩnh vực của công ty nên nhiều khi hy vọng nhiều sẽ thất vọng càng lớn.
em cảm ơn anh ạ
 
Ngày xưa tao cũng học ngành này. Ông trưởng khoa bảo ngành này hơn cơ khí cái là biết điện và hơn điện là biết một chút cơ khí nhưng chuyên sâu lại thua hai thằng kia.Cứ chung chung kiểu đell j ấy
Cũng từng được nghe, xong 1 tgian sau tao bỏ, học dở dở ương ương chán vcl
 

Có thể bạn quan tâm

Top