
Hồi hương, không phải biết ngoại ngữ là dễ kiếm việc
Mới đây, trong một hội nhóm cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, một tài khoản ẩn danh đăng bài bày tỏ sự hoang mang và mất phương hướng sau khi hồi hương.
"Đi Nhật về 8 tháng rồi mà vẫn thất nghiệp. Mình nên làm gì bây giờ?", người này than thở, cho biết đã về nước chừng ấy thời gian nhưng "chưa có ngày nào cảm thấy yên ổn" và không biết bắt đầu lại từ đâu.
Anh chia sẻ, khi còn ở Nhật, dù chỉ làm công việc chân tay nhưng thu nhập mỗi tháng của anh cũng khoảng 30 triệu đồng. Nhờ đó, anh có thể gửi tiền về cho bố mẹ, giúp cuộc sống gia đình bớt phần vất vả.
Cuối năm 2024, sau khi hết hợp đồng làm việc và không xin được gia hạn visa, nam lao động buộc phải về nước.
"Tôi cứ nghĩ về nước sẽ dễ dàng tìm được việc vì từng có nhiều năm sống và làm việc tại Nhật, lại giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Không ngờ thực tế khác xa. Công việc thì khó kiếm, lương lại thấp, có nơi trả 7-8 triệu đồng/tháng mà đòi hỏi đủ thứ kinh nghiệm.
Tôi từng xin được vào một công ty nhưng vì không có kinh nghiệm, kỹ năng gì nên người ta trả lương 5 triệu đồng/tháng. Làm vài tháng mà không đủ chi tiêu, có tháng tôi còn phải vay mẹ tiền để đổ xăng đi phỏng vấn, ngại lắm nhưng chẳng còn cách nào khác.
Cảm giác từ một người từng đi Nhật, giờ về mà không làm được gì… thực sự rất nhục nhã", người này giãi bày.
Băn khoăn về hướng đi cho tương lai, bức bối về tình trạng hiện tại, nam lao động vào hội nhóm cộng động người Việt ở nước ngoài để xin lời khuyên từ những người đi trước xem liệu có nên tiếp tục đi làm công nhân hay quay lại Nhật Bản.
"Tôi cứ nghĩ mình sống ở Nhật vài năm, biết tiếng Nhật thì có thể đi dạy được. Nhưng khi thử đứng lớp mới thấy không phải cứ biết tiếng là có thể dạy được. Không có kỹ năng sư phạm, không có bằng cấp, học viên không tin tưởng. Tôi đứng lớp được vài buổi là học viên nghỉ", anh thừa nhận.
Bài viết của anh nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng. Nhiều người khuyên anh, nếu còn cơ hội thì nên quay lại Nhật, cố gắng tích lũy vốn liếng rồi hẵng tính chuyện trở về.
Theo: Dân trí
Mới đây, trong một hội nhóm cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, một tài khoản ẩn danh đăng bài bày tỏ sự hoang mang và mất phương hướng sau khi hồi hương.
"Đi Nhật về 8 tháng rồi mà vẫn thất nghiệp. Mình nên làm gì bây giờ?", người này than thở, cho biết đã về nước chừng ấy thời gian nhưng "chưa có ngày nào cảm thấy yên ổn" và không biết bắt đầu lại từ đâu.
Anh chia sẻ, khi còn ở Nhật, dù chỉ làm công việc chân tay nhưng thu nhập mỗi tháng của anh cũng khoảng 30 triệu đồng. Nhờ đó, anh có thể gửi tiền về cho bố mẹ, giúp cuộc sống gia đình bớt phần vất vả.
Cuối năm 2024, sau khi hết hợp đồng làm việc và không xin được gia hạn visa, nam lao động buộc phải về nước.
"Tôi cứ nghĩ về nước sẽ dễ dàng tìm được việc vì từng có nhiều năm sống và làm việc tại Nhật, lại giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Không ngờ thực tế khác xa. Công việc thì khó kiếm, lương lại thấp, có nơi trả 7-8 triệu đồng/tháng mà đòi hỏi đủ thứ kinh nghiệm.
Tôi từng xin được vào một công ty nhưng vì không có kinh nghiệm, kỹ năng gì nên người ta trả lương 5 triệu đồng/tháng. Làm vài tháng mà không đủ chi tiêu, có tháng tôi còn phải vay mẹ tiền để đổ xăng đi phỏng vấn, ngại lắm nhưng chẳng còn cách nào khác.
Cảm giác từ một người từng đi Nhật, giờ về mà không làm được gì… thực sự rất nhục nhã", người này giãi bày.
Băn khoăn về hướng đi cho tương lai, bức bối về tình trạng hiện tại, nam lao động vào hội nhóm cộng động người Việt ở nước ngoài để xin lời khuyên từ những người đi trước xem liệu có nên tiếp tục đi làm công nhân hay quay lại Nhật Bản.
"Tôi cứ nghĩ mình sống ở Nhật vài năm, biết tiếng Nhật thì có thể đi dạy được. Nhưng khi thử đứng lớp mới thấy không phải cứ biết tiếng là có thể dạy được. Không có kỹ năng sư phạm, không có bằng cấp, học viên không tin tưởng. Tôi đứng lớp được vài buổi là học viên nghỉ", anh thừa nhận.
Bài viết của anh nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng. Nhiều người khuyên anh, nếu còn cơ hội thì nên quay lại Nhật, cố gắng tích lũy vốn liếng rồi hẵng tính chuyện trở về.
Theo: Dân trí
