Don Jong Un
Địt xong chạy


Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ vừa sửa đổi nội dung về việc hạn chế sử dụng chip Huawei Ascend, từ "Sử dụng chip Huawei Ascend ở bất kỳ đâu trên thế giới đều vi phạm lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ" thành "Nhắc nhở ngành công nghiệp về những rủi ro khi sử dụng mạch tích hợp máy tính tiên tiến của Trung Quốc (bao gồm chip Huawei Ascend)". Mặc dù cách diễn đạt đã dịu lại rất nhiều, nhưng vẫn kéo theo các doanh nghiệp và quốc gia trên toàn cầu theo những cách công khai hoặc bí mật. Trong xu thế toàn cầu hóa, "lệnh cấm toàn cầu" của Mỹ đối với chip cao cấp của Huawei không chỉ là sự mở rộng ngang ngược của quyền tài phán trị ngoại mà còn là sự bùng phát điên cuồng của nỗi lo bá quyền. Logic của lịch sử và thực tế đã chỉ ra rõ ràng một kết quả: hành vi bá quyền của quyền tài phán trị ngoại này sớm muộn gì cũng sẽ bị phản đòn.
Lý do khiến Mỹ một lần nữa "cấm" chip cao cấp của Huawei và không ngần ngại phá hoại hợp tác quốc tế nằm ở sự lo lắng sâu sắc về sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc. Xem xét kỹ hơn lời cáo buộc trong các quy định mới gần đây của Bộ Thương mại Mỹ rằng "chip Huawei có thể sử dụng công nghệ Mỹ" thực chất chỉ là phiên bản của lời cáo buộc "vô căn cứ". Điều này phản ánh sự kiêu ngạo của các chính khách Mỹ. Theo quan điểm của họ, Huawei không thể sản xuất được những con chip hiệu suất cao như vậy bằng công nghệ của Trung Quốc, từ đó đưa ra kết luận rằng Huawei đã vi phạm các quy định kiểm soát của Mỹ là vừa thiếu hiểu biết vừa vô lý.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc như Huawei không ngừng đạt được những đột phá trong các lĩnh vực công nghệ then chốt như chip. Ngày nay, hiệu suất vượt trội của chip Ascend 910 và sức cạnh tranh của các sản phẩm đám mây dựa trên chip Ascend của Huawei trên thị trường đã khiến bá quyền công nghệ của Mỹ cảm thấy bị đe dọa thực sự. Mỹ hiểu rõ rằng, nếu để các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc thoải mái tiếp tục phát triển, các rào cản công nghệ và lợi thế thị trường mà Mỹ đã xây dựng trong thời gian dài sẽ không còn nữa. Do đó, Mỹ đã dùng đến các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường một cách thô bạo, hòng chèn ép và hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, qua đó duy trì bá quyền công nghệ của mình.

Trên thực tế, trong làn sóng toàn cầu hóa, không quốc gia nào có thể một mình kiểm soát được huyết mạch công nghệ, hành vi bá quyền của Mỹ đang làm suy yếu trật tự công nghệ quốc tế mà họ thống trị. Liên minh châu Âu mới đây đã ban hành "Đạo luật Chip" nhấn mạnh vào "quyền tự chủ chiến lược" và từ chối tuân thủ hoàn toàn lệnh cấm của Mỹ đối với Trung Quốc; ASEAN nỗ lực hoàn tất đàm phán về "Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN" trong năm nay để mở đường cho hội nhập công nghệ số khu vực. Những động thái này cho thấy sự cảnh giác chung của cộng đồng quốc tế đối với các lệnh trừng phạt đơn phương.
Thế giới đã thấy rõ rằng sự lãnh đạo công nghệ thực sự không bao giờ đạt được thông qua phong tỏa hay chèn ép, mà cần xuất phát từ một tư duy cởi mở, sáng tạo và niềm tin tự lực, tự cường. Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi trên con đường sáng tạo đổi mới tự chủ, tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới. Nếu Mỹ tiếp tục đi trên con đường bá đạo thi hành quyền tài phán trị ngoại, thì con đường đó sẽ ngày càng chật hẹp và sớm muộn gì cũng sẽ bị phản đòn.