Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ để lấy chứng chỉ võ sư?

cl-gtcl-gt is verified member.

Địt xong chạy
Ban Cán Sự
United-States

(Dân trí) - Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, việc các y, bác sĩ trang bị các kỹ năng phòng vệ là điều rất cần thiết, nhưng mục đích của kỹ năng này là để xử lý xung đột, điều tiết tâm lý và kỹ thuật thoát thân.​


Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ?

Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, một nam nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân tấn công, đánh dã man vào vùng đầu ngay tại bệnh viện.

Trước đó, cuối tháng 4, một vụ việc tương tự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Thậm chí, khi các bác sĩ đang dồn toàn lực để cấp cứu bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch thì người nhà bệnh nhân lại gào thét, chửi bới.

Thậm chí, một người đàn ông còn xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ, quấy rối ngay khi nhân viên y tế đang ép tim cứu người.

Phóng viên Dân trí đã có những trao đổi với Thượng tá Đào Trung Hiếu (Tiến sĩ Tội phạm học) về thực trạng nổi lên thời gian qua.

Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ? - 1

Cảnh nam nhân viên y tế ở Nam Định bị hành hung (Ảnh: Cắt từ clip).

Hiện tượng "phi lý trí hóa"​

"Đó là một chỉ dấu cảnh báo về sự xói mòn trong chuẩn mực đạo đức xã hội, sự suy giảm niềm tin của một bộ phận người dân vào các thiết chế công, trong đó có ngành y tế", Thượng tá Đào Trung Hiếu đánh giá sau khi tiếp nhận những thông tin trên.

Theo vị tiến sĩ, khi niềm tin bị tổn thương, cộng thêm tâm lý hoang mang, dễ bị kích động trong các tình huống căng thẳng như chăm sóc người thân bệnh nặng, thì những hành vi lệch chuẩn, cụ thể là tấn công, đe dọa bác sĩ, có thể bộc phát.

Ông Hiếu cho rằng, tình trạng này phản ánh hiện tượng "phi lý trí hóa" trong cách ứng xử của một bộ phận người dân khi đối diện với khủng hoảng, đồng thời bộc lộ khoảng trống trong quản trị an ninh tại các cơ sở y tế công lập.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về tâm lý và tội phạm học, Thượng tá Đào Trung Hiếu chỉ ra 3 nguyên nhân dưới 3 chiều: Tâm lý - xã hội - quản trị, dẫn tới những vụ việc này.

Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ? - 2

Thượng tá Đào Trung Hiếu (Ảnh: Hải Nam).

"Thứ nhất, ở bình diện tâm lý, người thân bệnh nhân thường rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, dễ chuyển sang trạng thái kích thích, giận dữ nếu cảm thấy bác sĩ "thờ ơ" hay không tận tâm.

Thứ hai, mặt xã hội, nhiều người dân mang trong mình định kiến tiêu cực với y tế công, coi bác sĩ là người "khó tiếp cận" hoặc "vô cảm" trước đau khổ của bệnh nhân, dẫn đến hành vi phản ứng tiêu cực khi có mâu thuẫn.

Thứ ba, từ góc độ quản trị, việc thiếu quy trình giải thích, truyền thông nội bộ kịp thời từ phía nhân viên y tế, kết hợp với thiếu lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, càng khiến nguy cơ bạo lực tăng cao", Thượng tá Hiếu phân tích.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng cho rằng trong một số trường hợp, cách cư xử, thái độ của y, bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân.

"Thái độ thiếu nhẫn nại, kỹ năng giao tiếp hạn chế hoặc cách phản hồi cứng nhắc của y, bác sĩ có thể là "chất xúc tác" khiến xung đột leo thang", vị tiến sĩ nói.

Tuy nhiên, theo Thượng tá Hiếu, đó không phải là nguyên nhân chính, mà là yếu tố góp phần. Nhiều bác sĩ đang làm việc trong điều kiện quá tải, áp lực cao, thiếu không gian giao tiếp.

"Trách nhiệm vì thế cần được nhìn nhận trong một hệ sinh thái, từ cá nhân bác sĩ đến bệnh viện, cho đến chính sách quản lý ngành y tế", ông nói.

Bạo lực tại cơ sở y tế gây tác hại vô cùng lớn​

Trước câu hỏi của phóng viên về việc các y, bác sĩ, bệnh viện và cơ quan chức năng cần làm gì để ngăn chặn tình trạng trên, Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng giải pháp cần đa tầng, mang tính liên ngành.

Đầu tiên, theo ông Hiếu, về mặt chính sách, cần xây dựng quy chế bảo vệ an ninh cơ sở y tế với lực lượng bảo vệ chuyên trách, có sự phối hợp thường xuyên với công an phường, quận. Tiếp đó, cần tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống khủng hoảng và xoa dịu tâm lý bệnh nhân/người nhà cho nhân viên y tế.

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng kỹ năng ứng phó với các tình huống bạo lực tại cơ sở y tế là điều cần trang bị; huấn luyện cho nhân viên y tế, để họ biết cách ứng xử khôn ngoan, phù hợp trong các tình huống xảy ra xung đột.

Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ? - 3

Nam nhân viên y tế ở Phú Thọ bị một người nhà đạp thẳng vào bụng (Ảnh: Chụp từ clip).

Đồng thời, các bệnh viện cần thiết lập quy trình phản hồi nhanh khi có khiếu nại, tránh tích tụ mâu thuẫn. Truyền thông y tế cũng cần cải thiện, để giúp cộng đồng hiểu đúng vai trò, áp lực và giới hạn nghề nghiệp của bác sĩ.

Đặc biệt, vị Thượng tá nhấn mạnh, cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi hành hung nhân viên y tế, như một thông điệp pháp lý răn đe mạnh mẽ.

"Tôi đề nghị bất kỳ hành vi nào gây rối tại bệnh viện, hành hung y bác sĩ, đều phải xử lý về hình sự, có thể là tội Gây rối trật tự công cộng, hoặc các tội danh khác tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả.

Bởi, bạo lực tại cơ sở y tế gây tác hại vô cùng lớn. Ngoài việc gây tổn thương về thể chất, tâm lý của y bác sĩ, còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh", ông Hiếu nói.

Y, bác sĩ nên tự trang bị kỹ năng phòng vệ​

Có một số ý kiến cho rằng qua những vụ việc trên, các y, bác sĩ, nhân viên bệnh viện không nên chỉ trông cậy vào lực lượng bảo vệ, an ninh tại cơ sở y tế mà cần tự trang bị những kỹ năng phòng vệ cho bản thân.

Với ý kiến trên, Thượng tá Đào Trung Hiếu hoàn toàn đồng ý và cho biết là rất cần thiết. Nhưng, ông cho rằng kỹ năng phòng vệ ở đây không nên hiểu theo nghĩa "đối kháng thể chất".

"Trong bối cảnh bệnh viện là không gian đặc thù - nơi ưu tiên điều trị, không phải nơi đối đầu - phòng vệ cần được hiểu là kỹ năng xử lý xung đột, điều tiết tâm lý và kỹ thuật thoát thân, bảo toàn an toàn cá nhân khi nguy cấp.

Việc tổ chức tập huấn định kỳ các tình huống mô phỏng, từ ứng xử mềm mỏng đến phòng vệ khẩn cấp, nên trở thành một phần của chương trình đào tạo thường xuyên trong ngành y", ông Hiếu đưa ra quan điểm.

Liên tiếp các vụ đánh nhân viên y tế: Có nên dạy võ cho bác sĩ? - 4

Một buổi tập huấn của Thượng tá Đào Trung Hiếu tại bệnh viện ở Phú Thọ (Ảnh: NVCC).

Theo ông, hoạt động nêu trên không chỉ giúp bảo vệ nhân viên y tế mà còn củng cố hình ảnh chuyên nghiệp, tự chủ của hệ thống y tế hiện đại.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Thượng tá Hiếu cho biết những năm trước đó, bản thân ông được mời về nhiều bệnh viện để chia sẻ, tập huấn các giải pháp an ninh trong bệnh viện, kỹ năng ứng phó với bạo lực tại cơ sở y tế.

Đặc biệt, có một số bệnh viện còn tổ chức dạy võ cho y, bác sĩ.

"Tôi cho đây là cách làm hay. Việc luyện tập võ thuật không những tăng cường sức khỏe thể chất, nâng cao khả năng chịu đựng áp lực công việc, rèn luyện nghị lực vượt khó… mà còn giúp họ có thể thoát hiểm trong các tình huống bị tấn công bằng vũ lực", ông Hiếu nói.

Dưới góc độ pháp lý, Thượng tá Hiếu cho biết y, bác sĩ cũng là con người, có đầy đủ mọi quyền năng được pháp luật cho phép, trong đó có quyền phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự.

"Họ được quyền chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm hại quyền, lợi ích của mình, của cơ quan tổ chức và của người khác", Thượng tá Đào Trung Hiếu chia sẻ.
 

Có thể bạn quan tâm

Top