
Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), Việt Nam đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, vượt qua Thái Lan. Tổ chức tư vấn kinh tế này dự báo rằng Việt Nam sẽ chỉ xếp sau Indonesia trong khu vực ASEAN và sẽ vươn lên đứng thứ 20 thế giới về quy mô kinh tế vào năm 2036.
Báo cáo “Bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu” của CEBR nhấn mạnh kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm hiện tại của Việt Nam (2021-2025), trong đó đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6,5% trong thập kỷ tới.
Tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ được thúc đẩy bởi ngành sản xuất mạnh mẽ, ngày càng hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ các hiệp định thương mại và cơ cấu xuất khẩu đa dạng.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, điều này đòi hỏi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người khoảng 5% mỗi năm. Các dự báo của kế hoạch 5 năm hiện tại phù hợp với mục tiêu dài hạn này.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn để đạt được mục tiêu, trong đó có sự giảm tốc của thương mại toàn cầu và tình trạng dân số già hóa nhanh chóng.
Để vượt qua các rào cản này, Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ hiệu quả chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương do tự động hóa, tiến bộ công nghệ và tác động của biến đổi khí hậu.
Dữ liệu riêng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Việt Nam hiện đã vươn lên vị trí thứ 3 về quy mô kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, với GDP đạt 571 tỷ USD trong năm nay. Con số này giúp Việt Nam vượt qua Malaysia, Philippines và Singapore, chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan.
nguoiquansat.vn
Báo cáo “Bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu” của CEBR nhấn mạnh kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm hiện tại của Việt Nam (2021-2025), trong đó đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6,5% trong thập kỷ tới.

Tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ được thúc đẩy bởi ngành sản xuất mạnh mẽ, ngày càng hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ các hiệp định thương mại và cơ cấu xuất khẩu đa dạng.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, điều này đòi hỏi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người khoảng 5% mỗi năm. Các dự báo của kế hoạch 5 năm hiện tại phù hợp với mục tiêu dài hạn này.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn để đạt được mục tiêu, trong đó có sự giảm tốc của thương mại toàn cầu và tình trạng dân số già hóa nhanh chóng.
Để vượt qua các rào cản này, Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ hiệu quả chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương do tự động hóa, tiến bộ công nghệ và tác động của biến đổi khí hậu.
Dữ liệu riêng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Việt Nam hiện đã vươn lên vị trí thứ 3 về quy mô kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, với GDP đạt 571 tỷ USD trong năm nay. Con số này giúp Việt Nam vượt qua Malaysia, Philippines và Singapore, chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan.

Lộ thời điểm Việt Nam vượt mặt Thái Lan trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Các chuyên gia dự đoán tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam vượt qua nước láng giềng Thái Lan trong vòng 1 thập kỷ tới; thậm chí xếp trên Ba Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Australia về sản lượng kinh tế vào năm 2036.