Bọn nó khởi đầu từ nhưng năm 50, tụi Nam Mỹ còn trước đó nữa, tới giờ vẫn nghèo, tự hào gì, xét về mức sống thì mày xét theo PPP nhé, cũng gần như nhau rồi, mà VN thì mới chạy từ những năm 90, nếu chỉ để có như mấy nc đó, tao nghĩ 10 năm nữa chung mâm, còn hiện tại mức sống đã vượt Philippines và sắp kịp Indo,chấp chạy trước mấy chục năm mà chỉ có ngần đó thì khoe làm gì. Còn so tụi nó với Trung Quốc thì ko có cửa.
Tao hỏi tạo sao cái tụi Đông Á nó giàu kìa ? nó giàu nhờ lãnh đạo nào? thời nào? thể chế gì? trả lời đi
Mày nói có lý, nhưng mày có nghĩ kinh tế, dân trí phải đạt 1 tầm nào đó thì mới có thể làm việc này, còn dân ta đa phần nông dân/công nhân, dân trí mày thừa biết tầm nào.
Những người này thì mày chỉ cần tác động vào tâm trí họ, vào tình cảm họ sẽ chiếm được là phiếu, mà tao nghĩ đơn giản cứ thằng nào dương cao ngọn cờ chống Tàu sẽ được phiếu cao thôi, những việc như đó mày nghĩ có tốt ko ? Tụi Đông Á nó phải đạt được cả 1 thành tựu lớn về kinh tế, giáo dục mới có thể nắm vững lá phiếu trong tay, chứ tao nói thật dân ta còn tối tăm lắm.
Mày nghĩ 1 chính trị gia giỏi ăn nói và 1 ông giáo sư uyên thâm có tài nhưng diễn thuyết kém thì ông nào khi đi bầu toàn dân ai sẽ thắng ? Thực tế thì cái ông nói giỏi có đồng nghĩa làm giỏi và đạo đức tốt?
Mày thử show ra những đất nước nào mấy chục năm gần đây thoát nghèo mà chỉ dựa vào nền dân chủ đa đảng? Nếu nó quá hiếm thì nghĩa là nó cũng chưa có gì hay ho
Mày lại nói về thông thái, mấy lão đó học cao nhưng đâu có nghĩa là học cao mọi thứ, mày nghĩ 1 ông giáo sư Toán học thì sẽ hiểu biết mọi thứ ah ? Tao nghĩ Ngô bảo châu cho đi buôn hay nói lý thuyết kinh tế xách dép cho tao? Ở VN vẫn có dân chủ, nhưng chỉ có những người đủ nhận thức mới được bầu chọn, đó chính là các đảng viên, và bầu từ dưới lên, nó khác mô hình của Phương Tây nhưng hiện tại tao thấy nó phù hợp tại thời điểm này, mày muốn làm chính trị thì vào Đảng đi, ai cấm.
Và tao đồng tình là cuối cùng vẫn phải lên dân chủ phổ thông, nhưng không phải thời điểm này, phải đạt được một tiến bộ nhất định về kinh tế, giáo dục, nhận thức.