Tô Lâm là trưởng ban lễ tang nhưng trưởng ban tổ chức lại là Lương Cường. Ông Trọng không tin Tô Lâm rồi, chắc để lão đấy cho lão giữ thể diện.
Lương Cường, khi thời cơ đã đến.
Có thể nói, trong số các ủy viên Bộ chính trị, Lương Cường thực sự giỏi về khả năng nhẫn nhục, chịu đựng, chờ thời cơ. Quay trở lại giai đoạn 2016 - 2021, lúc đó quân đội Việt Nam có 2 đại tướng là Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ. Cả 2 đều đến tuổi về hưu vào năm 2021. Tháng 1/2019, Lương Cường được thăng lên đại tướng. Đến đại hội đảng lần thứ 13 vào tháng 1/2021, Lương Cường vẫn là đại tướng duy nhất chưa đến tuổi về hưu, và được vào Bộ chính trị.
Cứ tưởng cái ghế Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã nằm chắc trong tay Cường, không thoát đi đâu được. Nhưng cuộc đời nào có như mơ. Thượng tướng Phan Văn Giang cũng được vào Bộ chính trị, và đã giành được cái ghế Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Cường cay không? Cay chứ sao không cay. Nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu. Trong Bộ chính trị, Cường không được cho ngồi 1 cái ghế tương xứng. Có thể không phải tứ trụ, nhưng chí ít cũng phải là trưởng các ban, hoặc là bí thư Hà Nội/TPHCM. Không hề có gì cả, Cường vẫn làm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Năm ngoái, lúc Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức, Võ Văn Thưởng lên thay Phúc làm chủ tịch nước, còn Trương Thị Mai thay Thưởng làm thường trực ban bí thư. Trương Thi Mai 1 mình ngồi 2 ghế, vừa trưởng ban tổ chức trung ương, vừa thường trực ban bí thư hơn 1 năm nay, nhưng Lương Cường vẫn không được chia cho 1 ghế nào cả.
Bị 2 sự sỉ nhục như vậy, nhưng Cường vẫn không kêu ca 1 câu, vẫn chấp nhận nằm im chờ đợi, không quan trọng sĩ diện hão. Đổi lại, nhờ việc ở dưới thấp, Cường đã tránh được bão lớn. Cơn bão Tô Lâm quét qua, chỉ trong 3 tháng đã đánh gục 3 trong 5 vị trí quyền lực nhất chính trường Việt Nam: Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Lúc này, Cường lên thường trực ban bí thư là rất đẹp cho quan lộ của Cường. Tô Lâm lên chủ tịch nước, nhưng cũng chưa chắc được yên thân.
Tập đoàn Xuân Cầu Holding của Tô Dũng (em trai Tô Lâm) đang bị điều tra về mấy vụ án thông đồng với CityLand tham ô đất quốc phòng, biến đất quốc phòng thành đất tư để bán. CityLand là sân sau của Phùng Quang Thanh ngày xưa. Tóm lại, theo quy định của pháp luật, khi 1 vụ án có dính líu đến yếu tố quân đội thì bắt buộc phải do quân đội điều tra, truy tố và xét xử từ đầu đến cuối. Tô Lâm rất khó mà can thiệp vào.
Nếu từ giờ đến trước đại hội đảng 14, quân đội điều tra được bằng chứng sai phạm và bắt giam được Tô Dũng, thì đó hoàn toàn có thể là 1 vũ khí để bắt Tô Lâm từ chức. Ít nhất, cơ hội cho Cường ngồi ghế chủ tịch nước là có. Tất nhiên, Tô Lâm cũng hiểu được điều này, và chắc chắn sẽ ra sức vùng vẫy, tìm cách phá ngang bằng cách này hay cách khác. 1 điều bất lợi cho Tô Lâm là cả Nguyễn Duy Ngọc và Lương Tam Quang đều không được vào bộ chính trị. Cho nên, nếu Quang hoặc Ngọc thay Lâm làm Bộ trưởng Bộ công an thì quyền lực bộ trưởng sẽ rất yếu (dù điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử). Còn nếu ghế bộ trưởng dành cho 1 ủy viên bộ chính trị khác (Phan Đình Trạc chẳng hạn) thì sẽ là tai họa cho Tô Lâm, vì phe Nghệ An đang rất hận Tô Lâm sau khi Vương Đình Huệ mất chức.
Nhìn lại con đường thăng tiến của Lương Cường, nó giống hệt như quan lộ của Lê Khả Phiêu năm xưa. Chỉ còn thiếu 1 bước cuối cùng nữa thôi. Kể từ khi Lê Khả Phiêu nghỉ hưu, đã 23 năm trôi qua mà không có 1 nhân vật tứ trụ nào xuất thân quân đội. Cường có thể không làm Tổng bí thư được, nhưng cửa vào tứ trụ là có và tương đối rõ ràng. Nhưng có thực hiện được hay không, là phải xem Cường tài năng đến đâu. Đã qua giai đoạn nhẫn nhịn chịu đựng, giờ đến giai đoạn Cường buộc phải thi triển tài năng. Thời cơ cho Lương Cường, chính là lúc này.
(*) Nguồn: Những câu nói ngu nhất mọi thời đại của Dlv & Hvb