Mẹ 83 tuổi không biết chữ bị con gái lừa ký giấy cho nhà ở Ninh Thuận

Don Jong Un

Đẹp trai mà lại có tài
Vatican-City
Mẹ già 83 tuổi ở Ninh Thuận ủy quyền cho con trai kiện em gái ra tòa đòi lại nhà. Căn nhà này vốn của cha mẹ nhưng sau đó được sang tên cho cô con gái.

Mẹ già 83 tuổi thua kiện con gái trong vụ đòi nhà ở Ninh Thuận
Bà Nguyễn Thị Phức kiện con gái ra tòa để đòi lại nhà ở Ninh Thuận. Ảnh: Hữu Long
Tranh cãi chuyện mẹ không biết chữ vẫn ký công chứng

Căn nhà tại địa chỉ số 18 Tự Đức, khu phố 5, phường Bảo An, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (diện tích đất 108,1m2) do vợ chồng ông Lê Văn Luốc và bà Nguyễn Thị Phức tạo lập.

Năm 2000, sau khi chồng qua đời, các con gồm ông Lê Văn Huy, Lê Ngọc Anh, bà Lê Thị Phương Hà, Lê Thị Phương Thảo tặng, cho toàn bộ kỷ phần thừa kế của mình cho bà Phức.

Đến năm 2013, bà Phức được cấp đổi thành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Cũng trong năm này, tại Văn phòng công chứng An Khang, bà Phức lập hợp đồng tặng, cho toàn bộ căn nhà nêu trên cho con gái là bà Lê Thị Phương Hà. Sau này, chính quyền TP Phan Rang-Tháp Chàm cấp “sổ đỏ” cho bà Hà.

Mãi đến 2019, bà Phức khởi kiện yêu cầu tòa án hủy hợp đồng tặng, cho, với lý do bà Hà lợi dụng bà Phức không biết chữ, tuổi già, tai điếc đã lừa dối ký hợp đồng tặng, cho.

Trong khi đó, bị đơn là bà Hà cho rằng, bà Phức ký hợp đồng tặng, cho là hoàn toàn tự nguyện nên không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Đến nay, vụ việc này đã trải qua 2 phiên tòa sơ thẩm, 2 phiên tòa phúc thẩm và 1 bản án Giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TPHCM (tháng 2.2025).

Quan điểm của tòa và viện trái ngược nhau

Tại bản án Giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TPHCM đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phức.

Bản án nhận định rằng, ngày 14.8.2013, bà Phức có mặt tại Văn phòng công chứng An Khang ký tên và lăn tay vào hợp đồng tặng, cho.

Tất cả các tài liệu đều thể hiện bà Phức là người biết đọc, biết viết, nghe được và tinh thần minh mẫn.

Do đó, có căn cứ xác định hợp đồng tặng cho giữa bà Phức và bà Hà được thực hiện đúng ý chí của bà Phức.

Quá trình giải quyết vụ án lần 2, những người làm chứng gồm ông Nguyễn Hữu Thành (là em ruột bà Phức), ông Nguyễn Hữu Ty và ông Đặng Anh (ông Anh và ông Ty là cháu bà Phức) đều xác định bà Phức không biết chữ.

Tuy nhiên, các tài liệu như đơn khởi kiện ban đầu, các tài liệu khác thể hiện bà Phức có biết ký tên nên những người làm chứng này cho rằng, bà Phức không biết chữ là không có căn cứ chấp nhận.

Ngoài ra, bị đơn và Văn phòng công chứng An Khang cũng thừa nhận rằng, bà Phức chỉ ký tên trong hợp đồng tặng, cho và nhờ người thân ghi giúp họ và tên Nguyễn Thị Phức vào hợp đồng tặng, cho, tình tiết này phù hợp với Kết luận giám định năm 2023 của Phân Viện khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận chữ viết dưới mục họ tên Nguyễn Thị Phức không phải cùng một người viết ra…

Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định tuyên bố hợp đồng tặng cho giữa bà Phức và bà Hà vô hiệu, buộc bà Hà trả lại căn nhà số 18 Tự Đức cho bà Phức là không có căn cứ.

Sau bản án, ông Lê Văn Huy (người được bà Nguyễn Thị Phức ủy quyền) có đơn gửi Chánh án TAND Tối cao đề nghị xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao TPHCM.

Ông Huy cho rằng, Giám đốc thẩm không xem xét nhiều chứng cứ có trong hồ sơ vụ án lợi cho nguyên đơn; không xem xét lời khai của công chứng viên tại phiên tòa phúc thẩm...

Trong quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát cấp cao TPHCM đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND cấp cao TPHCM không chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao TPHCM.

Tuy nhiên, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao TPHCM xét thấy tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã thu thập đầy đủ, không cần bổ sung gì thêm nên chấp nhận quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 53/2024/KN-DS ngày 30.8.2024 của Chánh án TAND cấp cao TPHCM; sửa bản án dân sự phúc thẩm 19.3.2024, của TAND tỉnh Ninh Thuận; không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
 

Có thể bạn quan tâm

Top