Đạo lý Michelangelo Buonarroti và một cuộc đời hết mình vì nghệ thuật

Michelangelo Buonarroti và một cuộc đời hết mình vì nghệ thuật
*Cảnh báo bài dài, nếu bạn đọc hết thì người viết rất rất cảm ơn. Nhưng nếu không đọc hết thì hi vọng bạn cũng sẽ tìm hiểu qua về cuốn này nhé!
___
Đọc xong Thống Khổ Và Phiêu Linh, cứ ngỡ trăm năm đã vụt qua song cửa. Tôi bỗng muốn học tạc cẩm thạch, như Irving Stone đã thử khi tìm hiểu về cuộc đời của Michelangelo Buonarroti. Và ước sao dư dả tiền bạc, để mà tới Italy, tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp mà danh họa này để lại trên những khối cẩm thạch, trên nét mặt của Đức Mẹ ở Vương cung thánh đường, trên cơ thể con người khỏe khoắn tuyệt mỹ, ngự tại tường nhà nguyện Sistine.

Để yêu hay ghét một người lạ, sống cách mình hàng thập kỷ, có lẽ phải tìm hiểu hàng tá tư liệu để có được cái nhìn toàn diện nhất. Đôi khi, đây là việc gian nan. Nhưng tôi đến với cuộc đời Michelangelo bằng tâm thế thoải mái vô cùng, vì Irving Stone đã làm tất cả điều ấy rồi. Bốn năm thực địa, đọc và tổng hợp của ông hóa gọn vào gần một nghìn trang sách, và giờ, tôi chỉ cần cầm nó lên mà đọc.

Bây giờ, người ta biết đến Michelangelo với ít nhất ba vai trò: điêu khắc gia, họa sĩ, kiến trúc sư. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những tác phẩm đáng ngưỡng mộ. Song ngày trẻ, Michelangelo chỉ muốn làm duy nhất một việc, ấy là tạc tượng. Thậm chí ông còn tự nhận mình không có khiếu hội họa, cũng chẳng phải kiến trúc sư, từng cố gắng từ chối những công việc không liên quan đến điêu khắc. Vậy mà sau đó, các công trình như Campidoglio và Porta Pia, bích hoạ Khởi nguyên, tranh tường Ngày phán xét chung, cũng thành công không kém tượng David, tượng Ngày, Đêm, Hoàng hôn và Bình minh, tượng Bacchus… Vì đâu Michelangelo thay đổi ý định? Hay nên nói, số phận đã thúc đẩy sự nghiệp của “người khổng lồ vĩ đại” này như thế nào?

Hãy đi từ khi Michelangelo còn trẻ. Thuở mười ba, từ khi biết yêu cẩm thạch, Michelangelo đã quyết dâng hiến đời mình cho nghệ thuật. Ông sáng tác bền bỉ từ khi niên thiếu cho đến lúc trở thành một ông lão gần chạm ngưỡng chín mươi. Với nhiều người, tạc cẩm thạch không có gì hay. Người nhà Michelangelo nghĩ đó là công việc tay chân thấp kém, không xứng với dòng họ Buonarroti. Đến cả danh họa Leonardo da Vinci cũng không đánh giá cao điêu khắc (dù khi gặp nhau, Michelangelo cũng đã có những thành tựu nhất định).

Vốn là con trưởng, trách nhiệm chăm lo cho cả gia đình đè nặng lên vai Michelangelo. Làm được bao nhiêu tiền, ông gửi hết về nhà, có lúc còn chẳng giữ lại cho mình chút gì, khiến bạn bè nhiều bận phải khuyên ngăn. Em trai ông, và ngay cả ông, nhiều khi cũng chua chát bảo, Michelangelo là cái mỏ cho bố họ đào. Gần một nghìn trang Thống Khổ Và Phiêu Linh là gần một nghìn trang tôi thấy Michelangelo lao động không ngừng. Dường như đời ông chẳng có mấy khi được ngơi nghỉ. Người ta bảo Khởi nguyên là một bức tranh quá lớn, quá công phu, nếu hai mươi người làm thì phải mất ít nhất là bốn mươi năm. Vậy mà Michelangelo đã gom cái công việc khổng lồ của cả đời người ấy lại, hoàn thành chỉ trong ba năm. Bạn Michelangelo còn bảo ông đang tự huỷ hoại chính mình, với cái tần suất làm việc kinh khủng như thế. Nhưng với ông, chỉ có sáng tạo mới có hạnh phúc. Ông mê mải đến nỗi trời tối còn chế ra chiếc mũ, đặt nến lên trên vành mà tiếp tục làm việc. Ông từng đau khổ vì không được tạc tượng, bởi còn phải lo những công trình khác được giao (Michelangelo phục vụ ba đời Giáo hoàng và bị trói buộc bởi những hợp đồng rất oái oăm. Có hợp đồng đè nặng lên ông cả mười mấy năm), nhưng rồi sau đó, Michelangelo cũng nhận ra hội hoạ và kiến trúc, mỗi cái có một vẻ đẹp riêng.

Cuối cùng, Michelangelo đã trở thành người xuất sắc vô cùng trong mỗi lĩnh vực mà mình làm.

Đọc Thống Khổ Và Phiêu Linh có một điều rất hay, ấy là được chứng kiến nhiều nhân vật lịch sử: họa sĩ, điêu khắc gia, chính trị gia, nhà bảo trợ nghệ thuật, các Hồng y, Giáo hoàng… cùng xuất hiện trong cùng một thời gian và không gian. Họ chỉ dạy và bảo vệ lẫn nhau, nâng đỡ nghệ thuật (tất nhiên, cũng có kẻ tàn phá không tiếc thương). Tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, Rome, Florence, ba đời Giáo hoàng, sự sụp đổ của các triều đại, giai đoạn đi xuống của gia tộc Medici… giai đoạn này đều được mô tả sống động và lôi cuốn. Các tác phẩm nghệ thuật thời kì này đều gắn với tôn giáo, sáng tác của Michelangelo cũng không ngoại lệ. Do vậy, tôi cũng có dịp biết thêm về các nhân vật trong Kinh thánh, về đề tài mà điêu khắc gia này tìm hiểu. Trong các tác phẩm của mình, ngoài sự tôn kính với đấng tối cao, Michelangelo còn trân trọng và muốn để tất cả xoay quanh con người, gần gũi với con người hết mức. Với ông, vẻ đẹp của cơ bắp, của sự sống là trác tuyệt. Ông khao khát muốn biết nhiều hơn để phục vụ cho nghệ thuật, vì vậy đã thực hiện một việc mà vào thời điểm ấy, nếu lộ ra, ắt sẽ bị treo cổ: Ông mổ xẻ xác chết để tìm hiểu về nhân phẫu học, từ đó có đà làm một bước tiến lớn trong việc đưa sự thực vào nghệ thuật. Ở thời mà người ta coi việc vẽ người khoả thân là báng thánh bổ thần, Michelangelo lại nghĩ như vậy. Ngay từ năm mười ba, ông đã khao khát được thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hình thể, “... Còn con thích vẽ họ theo lối nguyên sơ, như cách Thiên Chúa tạo ra Adam.”

Phải đọc mới thấy Michelangelo yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cẩm thạch, yêu điêu khắc, yêu việc được sáng tác, tới mức nào. Tình yêu to lớn này khiến ông hạnh phúc tột bậc, nhưng đồng thời cũng là điều khiến ông phải lo nghĩ, khổ đau. Ngoài ra, tiểu thuyết này còn đưa ta tiếp xúc với những tình yêu mà Michelangelo từng có trong đời.

“Ta yêu cẩm thạch và cả hội họa. Ta yêu kiến trúc và cả thơ ca. Ta yêu gia đình, bằng hữu; yêu Chúa, yêu người, yêu khắp các hình thể giữa trời và đất. Ta yêu sự sống đến ngất ngư, yêu luôn chặng cuối cùng của nó, tức là cái chết.”

Tôi nghĩ mình hiểu vì sao Michelangelo, trong quãng đời gần chín mươi năm của mình, vẫn cứ thương nhớ Florence và thời gian ở nhà Medici đến thế. Bởi chính tôi, khi đọc đến những trang gần cuối, chỉ liếc thấy dòng Plato thôi, là tâm trí đã bị kéo tuột về những ngày bình yên thuở xưa ở vườn tượng. Khi Plato Tứ Hữu vẫn còn, Minh công Lorenzo chưa mất, Michelangelo vẫn là một thiếu niên và có đầy đủ bè bạn, gia đình. Nhưng rồi mai sau, khi tất cả lần lượt rời khỏi cõi trần, sẽ chỉ còn ông ở lại, tiếp tục vẽ, tạc, đi bộ. Đôi khi hoài niệm, đôi khi đau đớn, đôi khi hạnh phúc. Irving Stone không chỉ cho người đọc biết vào những giai đoạn cụ thể của cuộc đời, Michelangelo đã làm gì, mà còn đi sâu hơn vào nội tâm ông. Vì sao Michelangelo quyết tâm tạc Đức Mẹ sầu bi như vậy? Khi sáng tác Ngày phán xét chung, ông đã nghĩ gì? Irving Stone mô tả tâm trạng của Michelangelo rất hay, đồng thời cũng cho độc giả thấy sáng tạo nghệ thuật gian nan ra sao. Không phải cứ có chủ đề là nghệ sĩ cứ y theo mà tạc tượng, mà vẽ tranh. Anh ta còn phải suy nghĩ về nguyên nhân-kết quả của những sự việc xảy ra trong tranh ấy, thậm chí còn phải am hiểu triết học để thể hiện tác phẩm một cách tốt nhất.

Quả thực bối rối khi viết về Thống Khổ Và Phiêu Linh, bởi khi đọc lại mới thấy, dù cố công cách mấy vẫn quá ư sơ sài so với những gì cuốn sách này đem lại. Tiểu thuyết thực sự rất hay. Nếu muốn tìm hiểu về Michelangelo, có lẽ bạn không nên bỏ qua cuốn sách này.

#review_sách #thống_khổ_và_phiêu_linh #Irving_Stone #Michelangelo
 
Michelangelo Buonarroti và một cuộc đời hết mình vì nghệ thuật
*Cảnh báo bài dài, nếu bạn đọc hết thì người viết rất rất cảm ơn. Nhưng nếu không đọc hết thì hi vọng bạn cũng sẽ tìm hiểu qua về cuốn này nhé!
___
Đọc xong Thống Khổ Và Phiêu Linh, cứ ngỡ trăm năm đã vụt qua song cửa. Tôi bỗng muốn học tạc cẩm thạch, như Irving Stone đã thử khi tìm hiểu về cuộc đời của Michelangelo Buonarroti. Và ước sao dư dả tiền bạc, để mà tới Italy, tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp mà danh họa này để lại trên những khối cẩm thạch, trên nét mặt của Đức Mẹ ở Vương cung thánh đường, trên cơ thể con người khỏe khoắn tuyệt mỹ, ngự tại tường nhà nguyện Sistine.

Để yêu hay ghét một người lạ, sống cách mình hàng thập kỷ, có lẽ phải tìm hiểu hàng tá tư liệu để có được cái nhìn toàn diện nhất. Đôi khi, đây là việc gian nan. Nhưng tôi đến với cuộc đời Michelangelo bằng tâm thế thoải mái vô cùng, vì Irving Stone đã làm tất cả điều ấy rồi. Bốn năm thực địa, đọc và tổng hợp của ông hóa gọn vào gần một nghìn trang sách, và giờ, tôi chỉ cần cầm nó lên mà đọc.

Bây giờ, người ta biết đến Michelangelo với ít nhất ba vai trò: điêu khắc gia, họa sĩ, kiến trúc sư. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những tác phẩm đáng ngưỡng mộ. Song ngày trẻ, Michelangelo chỉ muốn làm duy nhất một việc, ấy là tạc tượng. Thậm chí ông còn tự nhận mình không có khiếu hội họa, cũng chẳng phải kiến trúc sư, từng cố gắng từ chối những công việc không liên quan đến điêu khắc. Vậy mà sau đó, các công trình như Campidoglio và Porta Pia, bích hoạ Khởi nguyên, tranh tường Ngày phán xét chung, cũng thành công không kém tượng David, tượng Ngày, Đêm, Hoàng hôn và Bình minh, tượng Bacchus… Vì đâu Michelangelo thay đổi ý định? Hay nên nói, số phận đã thúc đẩy sự nghiệp của “người khổng lồ vĩ đại” này như thế nào?

Hãy đi từ khi Michelangelo còn trẻ. Thuở mười ba, từ khi biết yêu cẩm thạch, Michelangelo đã quyết dâng hiến đời mình cho nghệ thuật. Ông sáng tác bền bỉ từ khi niên thiếu cho đến lúc trở thành một ông lão gần chạm ngưỡng chín mươi. Với nhiều người, tạc cẩm thạch không có gì hay. Người nhà Michelangelo nghĩ đó là công việc tay chân thấp kém, không xứng với dòng họ Buonarroti. Đến cả danh họa Leonardo da Vinci cũng không đánh giá cao điêu khắc (dù khi gặp nhau, Michelangelo cũng đã có những thành tựu nhất định).

Vốn là con trưởng, trách nhiệm chăm lo cho cả gia đình đè nặng lên vai Michelangelo. Làm được bao nhiêu tiền, ông gửi hết về nhà, có lúc còn chẳng giữ lại cho mình chút gì, khiến bạn bè nhiều bận phải khuyên ngăn. Em trai ông, và ngay cả ông, nhiều khi cũng chua chát bảo, Michelangelo là cái mỏ cho bố họ đào. Gần một nghìn trang Thống Khổ Và Phiêu Linh là gần một nghìn trang tôi thấy Michelangelo lao động không ngừng. Dường như đời ông chẳng có mấy khi được ngơi nghỉ. Người ta bảo Khởi nguyên là một bức tranh quá lớn, quá công phu, nếu hai mươi người làm thì phải mất ít nhất là bốn mươi năm. Vậy mà Michelangelo đã gom cái công việc khổng lồ của cả đời người ấy lại, hoàn thành chỉ trong ba năm. Bạn Michelangelo còn bảo ông đang tự huỷ hoại chính mình, với cái tần suất làm việc kinh khủng như thế. Nhưng với ông, chỉ có sáng tạo mới có hạnh phúc. Ông mê mải đến nỗi trời tối còn chế ra chiếc mũ, đặt nến lên trên vành mà tiếp tục làm việc. Ông từng đau khổ vì không được tạc tượng, bởi còn phải lo những công trình khác được giao (Michelangelo phục vụ ba đời Giáo hoàng và bị trói buộc bởi những hợp đồng rất oái oăm. Có hợp đồng đè nặng lên ông cả mười mấy năm), nhưng rồi sau đó, Michelangelo cũng nhận ra hội hoạ và kiến trúc, mỗi cái có một vẻ đẹp riêng.

Cuối cùng, Michelangelo đã trở thành người xuất sắc vô cùng trong mỗi lĩnh vực mà mình làm.

Đọc Thống Khổ Và Phiêu Linh có một điều rất hay, ấy là được chứng kiến nhiều nhân vật lịch sử: họa sĩ, điêu khắc gia, chính trị gia, nhà bảo trợ nghệ thuật, các Hồng y, Giáo hoàng… cùng xuất hiện trong cùng một thời gian và không gian. Họ chỉ dạy và bảo vệ lẫn nhau, nâng đỡ nghệ thuật (tất nhiên, cũng có kẻ tàn phá không tiếc thương). Tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, Rome, Florence, ba đời Giáo hoàng, sự sụp đổ của các triều đại, giai đoạn đi xuống của gia tộc Medici… giai đoạn này đều được mô tả sống động và lôi cuốn. Các tác phẩm nghệ thuật thời kì này đều gắn với tôn giáo, sáng tác của Michelangelo cũng không ngoại lệ. Do vậy, tôi cũng có dịp biết thêm về các nhân vật trong Kinh thánh, về đề tài mà điêu khắc gia này tìm hiểu. Trong các tác phẩm của mình, ngoài sự tôn kính với đấng tối cao, Michelangelo còn trân trọng và muốn để tất cả xoay quanh con người, gần gũi với con người hết mức. Với ông, vẻ đẹp của cơ bắp, của sự sống là trác tuyệt. Ông khao khát muốn biết nhiều hơn để phục vụ cho nghệ thuật, vì vậy đã thực hiện một việc mà vào thời điểm ấy, nếu lộ ra, ắt sẽ bị treo cổ: Ông mổ xẻ xác chết để tìm hiểu về nhân phẫu học, từ đó có đà làm một bước tiến lớn trong việc đưa sự thực vào nghệ thuật. Ở thời mà người ta coi việc vẽ người khoả thân là báng thánh bổ thần, Michelangelo lại nghĩ như vậy. Ngay từ năm mười ba, ông đã khao khát được thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hình thể, “... Còn con thích vẽ họ theo lối nguyên sơ, như cách Thiên Chúa tạo ra Adam.”

Phải đọc mới thấy Michelangelo yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cẩm thạch, yêu điêu khắc, yêu việc được sáng tác, tới mức nào. Tình yêu to lớn này khiến ông hạnh phúc tột bậc, nhưng đồng thời cũng là điều khiến ông phải lo nghĩ, khổ đau. Ngoài ra, tiểu thuyết này còn đưa ta tiếp xúc với những tình yêu mà Michelangelo từng có trong đời.

“Ta yêu cẩm thạch và cả hội họa. Ta yêu kiến trúc và cả thơ ca. Ta yêu gia đình, bằng hữu; yêu Chúa, yêu người, yêu khắp các hình thể giữa trời và đất. Ta yêu sự sống đến ngất ngư, yêu luôn chặng cuối cùng của nó, tức là cái chết.”

Tôi nghĩ mình hiểu vì sao Michelangelo, trong quãng đời gần chín mươi năm của mình, vẫn cứ thương nhớ Florence và thời gian ở nhà Medici đến thế. Bởi chính tôi, khi đọc đến những trang gần cuối, chỉ liếc thấy dòng Plato thôi, là tâm trí đã bị kéo tuột về những ngày bình yên thuở xưa ở vườn tượng. Khi Plato Tứ Hữu vẫn còn, Minh công Lorenzo chưa mất, Michelangelo vẫn là một thiếu niên và có đầy đủ bè bạn, gia đình. Nhưng rồi mai sau, khi tất cả lần lượt rời khỏi cõi trần, sẽ chỉ còn ông ở lại, tiếp tục vẽ, tạc, đi bộ. Đôi khi hoài niệm, đôi khi đau đớn, đôi khi hạnh phúc. Irving Stone không chỉ cho người đọc biết vào những giai đoạn cụ thể của cuộc đời, Michelangelo đã làm gì, mà còn đi sâu hơn vào nội tâm ông. Vì sao Michelangelo quyết tâm tạc Đức Mẹ sầu bi như vậy? Khi sáng tác Ngày phán xét chung, ông đã nghĩ gì? Irving Stone mô tả tâm trạng của Michelangelo rất hay, đồng thời cũng cho độc giả thấy sáng tạo nghệ thuật gian nan ra sao. Không phải cứ có chủ đề là nghệ sĩ cứ y theo mà tạc tượng, mà vẽ tranh. Anh ta còn phải suy nghĩ về nguyên nhân-kết quả của những sự việc xảy ra trong tranh ấy, thậm chí còn phải am hiểu triết học để thể hiện tác phẩm một cách tốt nhất.

Quả thực bối rối khi viết về Thống Khổ Và Phiêu Linh, bởi khi đọc lại mới thấy, dù cố công cách mấy vẫn quá ư sơ sài so với những gì cuốn sách này đem lại. Tiểu thuyết thực sự rất hay. Nếu muốn tìm hiểu về Michelangelo, có lẽ bạn không nên bỏ qua cuốn sách này.

#review_sách #thống_khổ_và_phiêu_linh #Irving_Stone #Michelangelo
dai vai
 
Thời Phục Hưng, có 3 nghệ sĩ đại tài và nổi bật hơn cả gồm: Leonardo Da VinCi, Michelangelo và Raphael. Người nổi tiếng nhất chắc chắn là Leonardo Da VinCi bởi ông là thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Còn xét riêng trong lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mỹ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa) thì người ta đánh giá Michelangelo cao nhất. Tuy là 1 nghệ sĩ dị biệt, đầu tóc - ăn mặc lôi thôi rách rưới, tính cách quái đản nhưng khả năng nghệ thuật của Michelangelo là số 1 thời đó.

-Tác phầm nổi tiếng nhất là bức tượng David, được điêu khắc trong vòng 3 năm bằng đá cẩm thạch

p0PxpSc.jpg


-Tượng đức mẹ sầu bi: mô tả cảnh đức mẹ Maria nâng con trai Jesus vào lòng sau khi bị đóng đinh

itBb02.jpg


-Lăng mộ Julius II

cSwmZ5Ks.webp


-Bức họa trên trần nhà Nguyện Sistine

zyO6AYtz.webp


-Bức họa Phán xét cuối cùng

ZP2Wru.webp


Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm để đời khác

 
Sửa lần cuối:
Thời Phục Hưng, có 3 nghệ sĩ đại tài và nổi bật hơn cả gồm: Leonardo Da VinCi, Michelangelo và Raphael. Người nổi tiếng nhất chắc chắn là Leonardo Da VinCi bởi ông là thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Còn xét riêng trong lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mỹ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa) thì người ta đánh giá Michelangelo cao nhất. Tuy là 1 nghệ sĩ dị biệt, đầu tóc - ăn mặc lôi thôi rách rưới, tính cách quái đản nhưng khả năng nghệ thuật của Michelangelo là số 1 thời đó.

-Tác phầm nổi tiếng nhất là bức tượng David, được điêu khắc trong vòng 3 năm bằng đá cẩm thạch

p0PxpSc.jpg


-Tượng đức mẹ sầu bi: mô tả cảnh đức mẹ Maria nâng con trai Jesus vào lòng sau khi bị đóng đinh

itBb02.jpg


-Lăng mộ Julius II

cSwmZ5Ks.webp


-Bức họa trên trần nhà Nguyện Sistine

zyO6AYtz.webp

-Bức họa Phán xét cuối cùng

ZP2Wru.webp


Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm để đời khác

Không rành về lĩnh vực này. Chỉ là hồi đó thằng cháu nó học kiến (Hcm- nó hơn mày 3 tuổi) có dẫn nhóm của nó về nhà học. Trong nhóm có đứa con gái 🤣🤣🤣 mà lúc đó là bận quá nên không có gì xảy ra
 
Không rành về lĩnh vực này. Chỉ là hồi đó thằng cháu nó học kiến (Hcm- nó hơn mày 3 tuổi) có dẫn nhóm của nó về nhà học. Trong nhóm có đứa con gái 🤣🤣🤣 mà lúc đó là bận quá nên không có gì xảy ra
Đéo liên quan, đang nghệ thuật ông lại đi tăm bạn gái của cháu... quá là đồi trụy :waaaht:
 
Đéo liên quan, đang nghệ thuật ông lại đi tăm bạn gái của cháu... quá là đồi trụy :waaaht:
Nó tăm trước chứ. Chủ động lấy số điện của tao rồi nhắn tin cho tao trước.
Nhưng thôi. Mày cứ nói về nghệ thuật, mỹ học đi
 
Á Đù, trẻ con thích chơi đồ cổ à?
Nghệ thuật hết rồi, tự nhiên t lại thích nói chuyện gái :still_dreaming:
Năm đó tụi nó học năm nhất tao thì mới lên làm quản lý 1/2 VN nên không có nhiều thời gian để chơi. Với lại cũng đang cố gắng đi học lên tờ sờ nữa
 
Năm đó mày bao tuổi, chắc nhìn vẫn phong độ nên múi mít mới thích
Hơn tụi nó 16-17 tuổi.
Phong độ hay không thì không biết. Nhưng mà tao từ nhỏ đến giờ không biết tán gái 🤣🤣🤣
 
Hơn tụi nó 16-17 tuổi.
Phong độ hay không thì không biết. Nhưng mà tao từ nhỏ đến giờ không biết tán gái 🤣🤣🤣
Năm nhất là 19 tuổi, hơn 16-17 tuổi tức là mới 35-36 thôi, đúng tuổi phong độ nhất của đàn ông, cũng tầm tuổi tao bây giờ, đi tán múi mít dễ ợt, các bé lại thích và ngưỡng mộ mình. Đi chơi, ngồi kể những câu chuyện thực tế, những trải nghiệm sống mà các bé chưa từng biết, nói thêm về đủ các thứ chuyện, văn hóa, âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật, ẩm thực... các bé trố mắt. Rồi dắt đi những chỗ chill chill, chỉ cần 2,3 hôm là mê luôn
 
Năm nhất là 19 tuổi, hơn 16-17 tuổi tức là mới 35-36 thôi, đúng tuổi phong độ nhất của đàn ông, cũng tầm tuổi tao bây giờ, đi tán múi mít dễ ợt, các bé lại thích và ngưỡng mộ mình. Đi chơi, ngồi kể những câu chuyện thực tế, những trải nghiệm sống mà các bé chưa từng biết, nói thêm về đủ các thứ chuyện, văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, ẩm thực... các bé trố mắt. Rồi dắt đi những chỗ chill chill, chỉ cần 2,3 hôm là mê luôn
Độ tuổi vẫn khỏe như 20 mà có trí tuệ của 40. Tao học đáng lý 3 năm xong thì có 2 năm tao ra luôn
Hồi đó là chưa có kết hôn nên ở chung nhà với 5-6 đứa tụi nó học còn có mình tao đi làm. Lâu lâu dẫn tụi nó đi nhậu tới sáng luôn 🤣🤣🤣
 
Độ tuổi vẫn khỏe như 20 mà có trí tuệ của 40. Tao học đáng lý 3 năm xong thì có 2 năm tao ra luôn
Hồi đó là chưa có kết hôn nên ở chung nhà với 5-6 đứa tụi nó học còn có mình tao đi làm. Lâu lâu dẫn tụi nó đi nhậu tới sáng luôn 🤣🤣🤣
Thế mấy đứa bạn của thằng cháu gọi mày là chú hay anh?
 
Cậu. Nó gọi theo thằng cháu
CHúng nó gọi thế cho đúng phép lịch sự, chứ nếu là t thì bảo gọi anh thôi cho trẻ, lại dễ gần, họ hàng gì đâu mà cậu cháu
Bây giờ gặp mấy đứa SV, mới đầu thì hầu như đứa nào cũng gọi chú, tao đáp lại kiểu nửa đùa nửa thật, mồm vẫn cười, bảo gọi anh thôi, chú chưa già đâu. Xong 1 lúc tao nhây luôn, xưng với bọn nó là chú - em, thỉnh thoảng có đứa lại thích kiểu xưng hô đó
 
CHúng nó gọi thế cho đúng phép lịch sự, chứ nếu là t thì bảo gọi anh thôi cho trẻ, lại dễ gần, họ hàng gì đâu mà cậu cháu
Bây giờ gặp mấy đứa SV, mới đầu thì hầu như đứa nào cũng gọi chú, tao đáp lại kiểu nửa đùa nửa thật, mồm vẫn cười, bảo gọi anh thôi, chú chưa già đâu. Xong 1 lúc tao nhây luôn, xưng với bọn nó là chú - em, thỉnh thoảng có đứa lại thích kiểu xưng hô đó
Tụi nó thế mà. Còn hỏi tao là muốn xưng hô như vậy hay là đổi lại a-e
 
Dính vào mấy cháu này, cảm giác mình cũng tươi mới hơn, giàu sức sống hơn, trẻ ra cả chục tuổi ấy
Tại lúc đó tao cũng có nhiều người quá nên không có đi thêm, phần nữa là công việc + tao cũng học . Để tụi nó học
 
Có một giai thoại về El Greco khi ông này đến Rome, ông được cho rằng đã có đề nghị được vẽ lại bức trần nhà nguyện Sistine nhưng rốt cuộc là không được Giáo hoàng đồng ý. Giá như Giáo hoàng cho El Greco vẽ thêm 1 trần nhà nữa thì thế giới đã có 2 kiệt tác vĩ đại :sweet_kiss:
 

Có thể bạn quan tâm

Top