Một chuyến lên thăm Lăng Sọ Người ở cố đô Huế

Lăng Cơ Thánh là lăng mộ cha đẻ Vua Gia Long, còn có tên gọi khác là lăng Sọ, nằm trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Châu bản triều Nguyễn – Nguồn sử liệu gốc ghi chép sự quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đối với lăng Cơ Thánh để tỏ lòng tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, như: các Vua triều Nguyễn đều đích thân hoặc phái Công tôn, Hoàng thân đến lăng Cơ Thánh để tế lễ vào những dịp cuối năm hay tiết thanh minh; thường ban ân thưởng cho những người thủ hộ từ thân biền cho tới binh lính bảo vệ khuôn viên lăng. Đặc biệt, các Vua triều Nguyễn luôn cho tôn tạo những chỗ bị hư hỏng tại lăng Cơ Thánh, bởi vậy di tích lịch sử này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.


Hình ảnh lăng Cơ Thánh. @ Sưu tầm.
Chủ nhân lăng Cơ Thánh là ông Nguyễn Phúc Côn (Luân) – Thân phụ của Vua Gia Long, người sáng lập vương triều Nguyễn với 13 đời Vua trị vì trong 143 năm, mà vị Vua cuối cùng là Hoàng đế Bảo Đại. Ông Nguyễn Phúc Luân sinh ngày 11 tháng Sáu năm 1733 (29 tháng Tư năm Quý Sửu), mất ngày 24 tháng Mười năm 1765 (10 tháng Chín năm Ất Dậu), là con thứ hai của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), anh của Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), được đào tạo để nối nghiệp chúa. Năm Ất Dậu (1765), chúa Nguyễn Phúc Khoát băng hà, đã để lại Di chiếu cho người con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân nối ngôi. Nhưng Tể tướng Trương Phúc Loan cùng một số gian thần lộng quyền sửa đổi di chiếu, tống Nguyễn Phúc Luân vào ngục và đưa Nguyễn Phúc Thuần (chỉ mới 12 tuổi) lên ngôi làm “bù nhìn” để dễ bề giám sát. Tháng Chín năm 1765, Nguyễn Phúc Luân qua đời ở phủ đệ.

Sau khi nhiều lần đưa quân vào Nam đánh mà vẫn không diệt được Nguyễn Ánh, có lúc gần như sắp giết được Ánh lại để Ánh thoát một cách quá bí hiểm tới hơn 20 lần, Huệ giận lắm lại có tay chân Huệ đều nói do các lăng liệt thánh (tổ tiên các chúa Nguyễn) khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ đánh trận hay và lúc nào cũng đánh Ánh thua tan tác nhưng lại xổng mất phút cuối, nên tức giận mà phá lăng chúa Nguyễn. Huệ cho người đào toàn bộ lăng tám mộ đời nhà Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng cho đến Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ném xuống vực, cộng thêm hài cốt cha Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Luân bị vứt xuống sông.

Sau đó, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông. Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào.

Đây là 8 đời chúa Nguyễn bị Huệ đào mồ quật mả rồi vứt xác đến nay xem như biệt tăm tích
  1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
  2. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
  3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
  4. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
  5. Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
  6. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
  7. Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
  8. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);
Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tính sổ. Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Luân, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông. Ông Nguyễn Phúc Luân là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu

Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cộng lại.

Năm 1790, tướng Nguyễn Văn Ngũ của quân Tây Sơn sai người đào mồ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt ném xuống dòng sông Hương. Một ngư dân là Nguyễn Ngọc Huyên làm nghề chài lưới vớt được xương sọ, cất giấu và trao lại cho Vua Gia Long để làm lễ cát táng. Năm 1801, Vua Gia Long lệnh cho cải táng hài cốt tại nơi chôn cất cũ, đặt tên là Cơ Thánh lăng. Do lăng chỉ chôn hộp sọ của Nguyễn Phúc Luân, nên dân địa phương vẫn quen gọi là lăng Sọ.

Năm Gia Long thứ 3 (1804), nhà vua phong cho Ngọc Huyên chức Cai đội, làm Suất xã dân xã Cư Chánh sai giữ gìn lăng hoàng khảo. Đến năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) Nguyễn Ngọc Huyên được phong tước An Ninh bá. Khi mất, Vua Gia Long đã cho lập miếu thờ ông ngay bên cạnh lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Luân[4].

Sinh thời ông Nguyễn Phúc Luân không ở ngôi chúa. Nhưng năm 1806, Vua Gia Long vẫn truy tôn miếu hiệu của thân phụ là Hưng tổ Hiếu Khang Hoàng đế và hậu hiệu của thân mẫu là Hưng tổ Hiếu Khang Hoàng hậu. Cả hai vị này đều thờ tại Hoàng khảo miếu nằm góc Tây nam trong Hoàng thành. Miếu xây dựng vào năm Gia Long thứ 3 (1804) trên vị trí Thế miếu hiện nay.

1-mm-10-to-121-163752-110124-71.jpg


Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn: Bản phụng chỉ của nhà Vua ban cho Nguyễn Hữu Thận ngày mồng 1 tháng Chín năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) về việc thưởng cho binh lính, thợ săn, dân phu phục vụ ngày giỗ ở Hưng miếu.
Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), Hoàng khảo miếu được dời lùi về phía bắc chừng 50m để lấy chỗ dựng Thế miếu và đổi tên thành Hưng Tổ miếu[6]. Hằng năm, vào các ngày giỗ tổ Hưng miếu, triều đình đều phái binh lính, thợ săn, dân phu săn bắt thú rừng và các địa phương dâng tiến sản vật để phục vụ làm tế lễ. Ngày mồng 1 tháng Chín năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) nhà Vua ban chỉ cho Nguyễn Hữu Thận cấp thưởng cho 14 tên lính Cẩm y, Nội hầu, Thượng trà, Tiểu sai, mỗi tên 5 mạch tiền; 120 thợ săn, dân phu ở Phù Bài, Thuỷ Ba, mỗi tên 5 mạch tiền, nửa phương gạo; dân phu ở phủ Thừa Thiên theo hầu việc, 5 phương gạo phục vụ các ngày mồng 10, 14 tháng Chín là ngày giỗ tổ Hưng miếu

Vào những dịp cuối năm hay tiết thanh minh các vua triều Nguyễn đều đích thân hoặc phái công tôn, hoàng thân đến lăng Cơ Thánh tế lễ, để tỏ lòng của con cháu tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên. Bản phụng dụ của nhà vua ban cho Phan Bá Đạt ngày 14 tháng Ba năm Thiệu Trị thứ nhất (1841): “Tết Thanh minh năm nay trẫm đến yết lễ lăng Thiên Thụ rồi lại đến yết lễ tại các lăng Cơ Thánh, Thụy Thánh, và lăng của hoàng tỷ. Thấy các cây thông ở đó xanh tốt, đường đi thẳng thắn chỉnh tề thật là an ủi lòng kính hiếu của trẫm. Vì vậy những người thủ hộ từ thân biền cho tới binh lính, gia ân đều thưởng cho mỗi người 2 tháng tiền lương” [8].

Khu vực tẩm được bao bọc bởi tường thành khổng lồ, quy mô hoành tráng với nhiều công trình, tuy nhiên đến nay phần lớn đã bị chiến tranh hủy hoại, chỉ còn lại khu vực chính, nơi có nấm mồ hình vuông, 3 tầng chôn sọ Chúa Nguyễn Phúc Luân vẫn nguyên vẹn. Sử liệu gốc - Châu bản triều Nguyễn còn giữ lại những kí ức về lịch trình tu bổ nền mặt tường thành có nhiều chỗ bị hư hại vào năm Tự Đức thứ 20 (1867), cột trụ cấm năm Tự Đức thứ 21 (1868), lan can bị cháy vào trong hạn cấm vào năm Duy Tân thứ 9 (1915), giới hạn cột cấm bên trái lăng bị cháy vào năm Bảo Đại thứ 5 (1930) [9].

Tồn tại đã hơn 200 năm với kiến trúc lăng Sọ thực tế không độc đáo và hoành tráng như lăng tẩm của các vị vua dưới triều Nguyễn khác. Tuy nhiên, sự hiện hữu của Cơ thánh lăng nhắc nhở một trang sử ảm đạm của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII và những câu chuyện đượm buồn của cuộc đời chúa Nguyễn Phúc Luân vang vọng mãi đến ngàn đời sau.

2-dnntc-tr-28-163752-110124-23.jpg


Đại Nam nhất thống chí. Tập I. NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế, 1992, tr.40: “Lăng Cơ Thánh táng Hưng tổ Hiếu Khang Hoàng đế, ở núi Cư Chánh, huyện Hương Thủy”.
 
Top