
Nhà mình tiêm theo khu vực vào 9h30 sáng 10/8, tiêm Astra. Mình không sao, nhưng bạn mình đến 9 giờ tối thì bị sốc phản vệ, khó thở và tim đập rất nhanh - nhịp tim lên đến 130/phút trong khi người bình thường chỉ 60-100/phút.
Nhắm thấy đây là 2 phản ứng sau tiêm thuộc diện phải đi bệnh viện gấp, mình mở tờ giấy chứng nhận tiêm mà phường phát cho ban sáng - trên đó có ghi số điện thoại để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp - nhưng ô hay thuê bao này tắt máy. Bạn bè đưa mình thêm mấy số hotline y tế nữa, cũng đều không nghe hoặc thông báo “ngoài giờ làm việc”. Gọi taxi Mai Linh và Vinasun đều không được nhận, mình lên group Zalo của chung cư cầu cứu, may quá anh hàng xóm có xe ô tô lẹ làng xung phong đưa bọn mình đi, chứ nếu đợi dịch vụ đến cứu chắc bạn mình đã tím tái mặt mày rồi.
Từ nhà đến bệnh viện gần nhất không xa nhưng cũng phải vòng qua vòng lại vừa đi vừa dò để tìm được cung đường chưa bị dựng hàng rào dây thép gai. Và vì đi quá gấp nên khi phóng ra khỏi nhà mình chỉ kịp mang theo một cái điện thoại còn 26% pin - đã hết dung lượng 3G, một cái khẩu trang và một cái ví không có đồng tiền mặt nào ngoài thẻ (do chung cư phong tỏa và thành phố lockdown nên hơn tháng nay mình không rút được tiền).
Rất nhiều bất tiện đã đến từ sự vội vàng này. Ví dụ như không hiểu sao bình thường đi đâu cũng mượn được sạc iPhone nhưng vào bệnh viện thì ai cũng lắc đầu không có, mạng thì không vào được, thế là không liên lạc nổi với ai. Hay là mất vệ sinh, không có quần áo và khẩu trang để thay mới. Hay là không mua được cháo vì hàng ăn ở bệnh viện không nhận thanh toán qua thẻ hoặc chuyển khoản, cây ATM ngoài cổng thì không rút được tiền. Hay là không có 50.000VNĐ để đặt cọc cái thẻ ra vào dành cho người nhà bệnh nhân. Hay là không có bảo hiểm y tế để được đỡ tiền viện phí.
Mình không được về nhà lấy đồ vì chị y tá bảo sự nghiệp chăm bệnh nhân là con đường một chiều, người bệnh hay người nhà muốn vào được và ra được đều phải qua 2 lần test covid – một lần test nhanh, một lần test PCR; nếu cứ ra ra vào vào thì tốn tiền tốn thời gian xét nghiệm lại còn tăng nguy cơ lây nhiễm. Thế là khi được chuyển từ khoa cấp cứu lên khoa tim, kí vào biên bản nhập viện, trong đầu mình đã nghĩ đến viễn cảnh sinh hoạt vài ngày trọn gói trong đây với duy nhất 1 bộ quần áo và không có chai sữa rửa mặt hay chí ít là một loại dung dịch tạo bọt nào hợp ý mình cả.
Đêm hôm khuya khoắt rồi, muốn rửa cái mặt cho sạch, lau cái người đầm đìa mồ hôi của cả người bệnh lẫn người chăm - đều không được. Sự bị động khiến tình thế đi viện càng trở nên khó khăn, may sao bạn mình diễn tiến tốt nên được xuất viện sau 20 tiếng đồng hồ.
Một ngày đi chăm người bệnh cấp cứu với tấm thân không là khoảng thời gian mình đúc rút ra những bài học xương máu này để các bạn chưa tiêm vaccine có thể rút kinh nghiệm, và ngay cả mình cũng phải rút kinh nghiệm cho lần tiêm mũi 2:
1. Ngoài C sủi, oresol và thuốc hạ sốt, trước khi tiêm hãy chuẩn bị luôn một hành trang để sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào.
Hành trang này bao gồm: bảo hiểm y tế (mình không mang nên trả tiền hết), 1-2 bộ quần áo sạch, sạc dự phòng, nhiều khẩu trang, kính chống giọt bắn, khăn mặt, khăn ướt có cồn, giấy vệ sinh, giấy tờ tùy thân, ít đồ ăn nhanh, tiền mặt ít nhất đủ để mua cháo và sữa trong vài bữa… Nếu phải đi bệnh viện thì cứ thế xách đi thôi.
2. Xác định luôn cơ sở y tế bạn sẽ đến và phương tiện có thể giúp bạn di chuyển trong trường hợp cần cấp cứu.
Vì lúc đó mới đi tìm như mình rất mất thời gian, lại hoảng loạn nữa. Mình tìm bệnh viện và tìm người đưa đi bệnh viện chỉ trong khoảng 5-7 phút thôi nhưng với một người đang khó thở như bạn mình thì 5-7 phút này thực sự thử thách giới hạn chịu đựng.
3. Không nên ở một mình sau khi tiêm.
Nếu không có người ở cùng nhà thì cũng nên có số điện thoại của hàng xóm. Co giật khó thở mà ở một mình thì mình không tưởng tượng được sẽ thế nào nữa các bạn ạ.
4. Hãy tham gia group Zalo hoặc Facebook của chung cư, tổ dân phố nơi bạn sống.
Mình vốn là một đứa introvert đậm đặc rất ngại hội nhóm và kiên quyết không dùng Zalo, thế mà từ lúc chung cư bị phong tỏa và quản lý theo mô hình từng tầng, mình buộc phải dùng Zalo để biết mọi diễn biến diễn ra bên ngoài hành lang nhà mình cũng như để order đồ ăn thức uống của các tiểu thương F&B đang sinh sống lân cận khi mình không thể nào đi siêu thị. Giai đoạn này đúng là sống bằng tình làng nghĩa xóm rồi. Nếu hôm trước không có anh hàng xóm trên group hô lên “Mình có xe, để mình đưa đi” thì mình cũng không biết phải xoay sở thế nào trong tình cảnh mọi hoạt động đều hết sức khó khăn như thế này.
5. Nghiêm túc kiểm kê các bệnh lý nền của mình, các loại thuốc mình đang uống và khai báo cụ thể trước khi tiêm. Đừng bỏ qua chi tiết nào dù là nhỏ nhất.
Vì mình thấy khi tiêm diện rộng như thế này, ở khâu khám sàng lọc người ta chỉ hỏi rất nhanh “có hay không” để cho vào tiêm. Mình thấy không được sát sao lắm. Vậy người tiêm nên là người hiểu mình nhất và có ý thức với bản thân mình nhất nhé. Nếu bạn đang uống thuốc theo đơn thì hãy hỏi bác sĩ của mình xem những loại đó có cần dừng trước khi tiêm không.
6. Một thái độ thiện lành.
Để được cộng đồng cư dân sẵn sàng giúp đỡ lúc cấp bách. Để được chị y tá không biết tìm ở đâu ra một cái sạc iPhone lúc 3 giờ sáng, gõ cửa phòng cho mượn. Để được người nhà bệnh nhân giường bên cạnh đổi cho 500k tiền mặt (mình chuyển khoản lại cho chị) để đi mua cháo và sữa. Để được các bác sĩ kiên nhẫn chỉ dẫn và giải thích tình hình cho. Mùa dịch này ai cũng căng thẳng phát điên, mỗi người cố gắng nén lại một chút để tránh lan virus tiêu cực cho người đối diện. Hòa khí dân tộc là thứ rất nên giữ lúc này, thái độ bình tĩnh và dễ chịu sẽ giúp cho mọi việc trôi chảy chứ không phải là những cơn thịnh nộ, những màn sục sôi, những bóc mẽ, những làm màu, những fake news, những cò kè đo đếm…
Mình chốt lại không có niềm vui nào hân hoan bằng niềm vui xuất viện. Được bác sĩ chào tạm biệt ở thang máy; được đàng hoàng xuống đường bắt taxi; được hít một ít khí trời hiếm hoi, nhìn đường rộng và bầu trời sạch; được tranh thủ sang bên đường mua 2 vỉ trứng gà ở tiệm tạp hóa mà do chung cư phong tỏa nên cả tháng nay mình không được cấp phép đi ra; được về nhà tắm nước nóng và thay bộ quần áo mới, pha nước chanh mật ong nhìn ra cửa sổ kịp lúc hoàng hôn; được nấu một bữa cơm nóng với rau và thịt, ăn xong đi ngủ trên chăn ấm nệm êm… Mình thấy may mắn vì có được những điều bình thường như vậy. Về nhà gặp lại chó bỗng thấy nó còn xinh hơn mọi ngày nữa các bạn ạ
Giờ là lúc suy nghĩ xem mũi 2 bạn mình phải tiêm thế nào để giảm sốc, chứ như mũi 1 nữa thì đau tim quá. Các bạn có kinh nghiệm gì thì share giúp mình với, mình xin cảm ơn nhiều.
Mọi người bảo trọng nhé, mong tất cả đều bình an ❤️
Nhắm thấy đây là 2 phản ứng sau tiêm thuộc diện phải đi bệnh viện gấp, mình mở tờ giấy chứng nhận tiêm mà phường phát cho ban sáng - trên đó có ghi số điện thoại để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp - nhưng ô hay thuê bao này tắt máy. Bạn bè đưa mình thêm mấy số hotline y tế nữa, cũng đều không nghe hoặc thông báo “ngoài giờ làm việc”. Gọi taxi Mai Linh và Vinasun đều không được nhận, mình lên group Zalo của chung cư cầu cứu, may quá anh hàng xóm có xe ô tô lẹ làng xung phong đưa bọn mình đi, chứ nếu đợi dịch vụ đến cứu chắc bạn mình đã tím tái mặt mày rồi.
Từ nhà đến bệnh viện gần nhất không xa nhưng cũng phải vòng qua vòng lại vừa đi vừa dò để tìm được cung đường chưa bị dựng hàng rào dây thép gai. Và vì đi quá gấp nên khi phóng ra khỏi nhà mình chỉ kịp mang theo một cái điện thoại còn 26% pin - đã hết dung lượng 3G, một cái khẩu trang và một cái ví không có đồng tiền mặt nào ngoài thẻ (do chung cư phong tỏa và thành phố lockdown nên hơn tháng nay mình không rút được tiền).
Rất nhiều bất tiện đã đến từ sự vội vàng này. Ví dụ như không hiểu sao bình thường đi đâu cũng mượn được sạc iPhone nhưng vào bệnh viện thì ai cũng lắc đầu không có, mạng thì không vào được, thế là không liên lạc nổi với ai. Hay là mất vệ sinh, không có quần áo và khẩu trang để thay mới. Hay là không mua được cháo vì hàng ăn ở bệnh viện không nhận thanh toán qua thẻ hoặc chuyển khoản, cây ATM ngoài cổng thì không rút được tiền. Hay là không có 50.000VNĐ để đặt cọc cái thẻ ra vào dành cho người nhà bệnh nhân. Hay là không có bảo hiểm y tế để được đỡ tiền viện phí.
Mình không được về nhà lấy đồ vì chị y tá bảo sự nghiệp chăm bệnh nhân là con đường một chiều, người bệnh hay người nhà muốn vào được và ra được đều phải qua 2 lần test covid – một lần test nhanh, một lần test PCR; nếu cứ ra ra vào vào thì tốn tiền tốn thời gian xét nghiệm lại còn tăng nguy cơ lây nhiễm. Thế là khi được chuyển từ khoa cấp cứu lên khoa tim, kí vào biên bản nhập viện, trong đầu mình đã nghĩ đến viễn cảnh sinh hoạt vài ngày trọn gói trong đây với duy nhất 1 bộ quần áo và không có chai sữa rửa mặt hay chí ít là một loại dung dịch tạo bọt nào hợp ý mình cả.
Đêm hôm khuya khoắt rồi, muốn rửa cái mặt cho sạch, lau cái người đầm đìa mồ hôi của cả người bệnh lẫn người chăm - đều không được. Sự bị động khiến tình thế đi viện càng trở nên khó khăn, may sao bạn mình diễn tiến tốt nên được xuất viện sau 20 tiếng đồng hồ.
Một ngày đi chăm người bệnh cấp cứu với tấm thân không là khoảng thời gian mình đúc rút ra những bài học xương máu này để các bạn chưa tiêm vaccine có thể rút kinh nghiệm, và ngay cả mình cũng phải rút kinh nghiệm cho lần tiêm mũi 2:
1. Ngoài C sủi, oresol và thuốc hạ sốt, trước khi tiêm hãy chuẩn bị luôn một hành trang để sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào.
Hành trang này bao gồm: bảo hiểm y tế (mình không mang nên trả tiền hết), 1-2 bộ quần áo sạch, sạc dự phòng, nhiều khẩu trang, kính chống giọt bắn, khăn mặt, khăn ướt có cồn, giấy vệ sinh, giấy tờ tùy thân, ít đồ ăn nhanh, tiền mặt ít nhất đủ để mua cháo và sữa trong vài bữa… Nếu phải đi bệnh viện thì cứ thế xách đi thôi.
2. Xác định luôn cơ sở y tế bạn sẽ đến và phương tiện có thể giúp bạn di chuyển trong trường hợp cần cấp cứu.
Vì lúc đó mới đi tìm như mình rất mất thời gian, lại hoảng loạn nữa. Mình tìm bệnh viện và tìm người đưa đi bệnh viện chỉ trong khoảng 5-7 phút thôi nhưng với một người đang khó thở như bạn mình thì 5-7 phút này thực sự thử thách giới hạn chịu đựng.
3. Không nên ở một mình sau khi tiêm.
Nếu không có người ở cùng nhà thì cũng nên có số điện thoại của hàng xóm. Co giật khó thở mà ở một mình thì mình không tưởng tượng được sẽ thế nào nữa các bạn ạ.
4. Hãy tham gia group Zalo hoặc Facebook của chung cư, tổ dân phố nơi bạn sống.
Mình vốn là một đứa introvert đậm đặc rất ngại hội nhóm và kiên quyết không dùng Zalo, thế mà từ lúc chung cư bị phong tỏa và quản lý theo mô hình từng tầng, mình buộc phải dùng Zalo để biết mọi diễn biến diễn ra bên ngoài hành lang nhà mình cũng như để order đồ ăn thức uống của các tiểu thương F&B đang sinh sống lân cận khi mình không thể nào đi siêu thị. Giai đoạn này đúng là sống bằng tình làng nghĩa xóm rồi. Nếu hôm trước không có anh hàng xóm trên group hô lên “Mình có xe, để mình đưa đi” thì mình cũng không biết phải xoay sở thế nào trong tình cảnh mọi hoạt động đều hết sức khó khăn như thế này.
5. Nghiêm túc kiểm kê các bệnh lý nền của mình, các loại thuốc mình đang uống và khai báo cụ thể trước khi tiêm. Đừng bỏ qua chi tiết nào dù là nhỏ nhất.
Vì mình thấy khi tiêm diện rộng như thế này, ở khâu khám sàng lọc người ta chỉ hỏi rất nhanh “có hay không” để cho vào tiêm. Mình thấy không được sát sao lắm. Vậy người tiêm nên là người hiểu mình nhất và có ý thức với bản thân mình nhất nhé. Nếu bạn đang uống thuốc theo đơn thì hãy hỏi bác sĩ của mình xem những loại đó có cần dừng trước khi tiêm không.
6. Một thái độ thiện lành.
Để được cộng đồng cư dân sẵn sàng giúp đỡ lúc cấp bách. Để được chị y tá không biết tìm ở đâu ra một cái sạc iPhone lúc 3 giờ sáng, gõ cửa phòng cho mượn. Để được người nhà bệnh nhân giường bên cạnh đổi cho 500k tiền mặt (mình chuyển khoản lại cho chị) để đi mua cháo và sữa. Để được các bác sĩ kiên nhẫn chỉ dẫn và giải thích tình hình cho. Mùa dịch này ai cũng căng thẳng phát điên, mỗi người cố gắng nén lại một chút để tránh lan virus tiêu cực cho người đối diện. Hòa khí dân tộc là thứ rất nên giữ lúc này, thái độ bình tĩnh và dễ chịu sẽ giúp cho mọi việc trôi chảy chứ không phải là những cơn thịnh nộ, những màn sục sôi, những bóc mẽ, những làm màu, những fake news, những cò kè đo đếm…
Mình chốt lại không có niềm vui nào hân hoan bằng niềm vui xuất viện. Được bác sĩ chào tạm biệt ở thang máy; được đàng hoàng xuống đường bắt taxi; được hít một ít khí trời hiếm hoi, nhìn đường rộng và bầu trời sạch; được tranh thủ sang bên đường mua 2 vỉ trứng gà ở tiệm tạp hóa mà do chung cư phong tỏa nên cả tháng nay mình không được cấp phép đi ra; được về nhà tắm nước nóng và thay bộ quần áo mới, pha nước chanh mật ong nhìn ra cửa sổ kịp lúc hoàng hôn; được nấu một bữa cơm nóng với rau và thịt, ăn xong đi ngủ trên chăn ấm nệm êm… Mình thấy may mắn vì có được những điều bình thường như vậy. Về nhà gặp lại chó bỗng thấy nó còn xinh hơn mọi ngày nữa các bạn ạ
Giờ là lúc suy nghĩ xem mũi 2 bạn mình phải tiêm thế nào để giảm sốc, chứ như mũi 1 nữa thì đau tim quá. Các bạn có kinh nghiệm gì thì share giúp mình với, mình xin cảm ơn nhiều.
Mọi người bảo trọng nhé, mong tất cả đều bình an ❤️