Mỹ không còn hấp dẫn nữa với Bắc Triều Tiên

Don Jong Un

Trai thôn
NATO
Mỹ không còn hấp dẫn nữa với Bắc Triều Tiên

Photo : YONHAP News
Trong buổi thảo luận do Bộ Ngoại giao hai nước Hàn Quốc và Pháp đồng tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) vào ngày 28/4 (giờ địa phương), cố vấn cấp cao thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ Sydney Seiler nhận định điều đáng lo ngại nhất là mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Nga có nguy cơ làm suy yếu mọi chiến lược nhằm gây áp lực để đưa miền Bắc trở lại làm đối tác đối thoại đáng tin cậy.

Ông Seiler cho rằng đứng trên lập trường của Bắc Triều Tiên, Mỹ không còn hấp dẫn nữa. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần để ngỏ khả năng đối thoại với Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ miền Bắc Kim Jong-un, thậm chí còn gọi Bắc Triều Tiên là nước sở hữu hạt nhân. Tuy nhiên, sau khi mối quan hệ Nga-Triều trở nên mật thiết hơn, Bình Nhưỡng không còn nhiều lý do để đối thoại với Washington.

Cố vấn Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Nga đã trao cho Bắc Triều Tiên "con đường sống", và năng lực vũ khí thông thường vốn đã suy yếu đi nhiều do quá trình phát triển hạt nhân kéo dài của Bình Nhưỡng có thể được hiện đại hóa nhờ sự hỗ trợ của Matxcơva.

Ngoài ra, một giáo sư Nhật Bản trong buổi thảo luận cũng bày tỏ lo ngại nền tảng của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đang bị lung lay do các nước thành viên lơ là trong việc ứng phó với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Nếu một quốc gia đã quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân, thì vũ khí hạt nhân vẫn sẽ trở nên phổ biến dù gặp phải bất cứ trở ngại nào, và điều này đã tạo nên một tiền lệ về phản ứng không đủ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế lúc đó. Vậy nên, việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đang ngày càng trở nên quan trọng trước tình hình quốc tế khó khăn hiện nay.

Vụ trưởng Vụ An ninh quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Youn Jong-kwon cũng cho biết miền Bắc muốn được công nhận là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược tăng cường sức mạnh hạt nhân và quân sự. Tuy nhiên, điều này tuyệt đối không được chấp thuận vì sẽ dẫn đến việc Hiệp ước không phổ biến hạt nhân trao phần thưởng cho kẻ vi phạm nghiêm trọng nhất.

Ông Youn cũng đề cập đến việc 11 quốc gia gồm Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã cùng thành lập Nhóm giám sát trừng phạt đa quốc gia (MSMT) vào tháng 10 năm ngoái sau khi Nga cản trở hoạt động của Ban chuyên gia trực thuộc Ủy ban cấm vận Bắc Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Vụ trưởng Youn nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải tiếp tục bảo vệ Hiệp ước NPT và hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân
 

Có thể bạn quan tâm

Top