Mỹ thôi vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp

Mỹ sẽ không tiếp tục giữ vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi Moscow và Kiev lập tức thương lượng trực tiếp.



Thông tấn Nga Interfax hôm nay (2/5) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce khẳng định Mỹ đang thay đổi "phong cách và phương pháp tiếp cận" vấn đề đàm phán chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Bà cho hay, Washington sẽ "không trở thành người hòa giải".

Mỹ dừng vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp -0
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce. Ảnh: UBN
"Chúng tôi sẽ không bay nửa vòng trái đất chỉ để điều hành các cuộc họp. Đây là công việc cần phải được thực hiện giữa hai bên (Nga và Ukraine). Đã đến lúc phải làm như vậy", phát ngôn viên Bruce nêu rõ và cho hay, ngoài xung đột Ukraine, vẫn "còn những nơi khác trên thế giới cần sự chú ý" của Mỹ.

Theo phát ngôn viên Bruce, Mỹ sẽ tiếp tục "làm mọi thứ có thể" giúp mang lại hòa bình giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, bà cho rằng, để xung đột ở Ukraine chấm dứt cần đòi hỏi những "ý tưởng cụ thể" đến từ Ukraine và Nga.

Về vấn đề trừng phạt, quan chức ngoại giao Mỹ tái khẳng định, Washington sẽ không dỡ bỏ các biện pháp cấm vận nhắm vào Nga chừng nào xung đột Ukraine chưa kết thúc.

Mỹ dừng vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp -0
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo trên chiến trường. Ảnh: Reuters
Tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine chưa đạt đột phá. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng gần đây nhiều lần nhận định đàm phán đã có tiến triển và các bên đã nhất trí với phần lớn điểm chính trong một thỏa thuận tiềm năng.

Xuất hiện trên ABCNews ngày 30/4, Tổng thống Trump tin rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ngừng xung đột. Ông Trump cũng hối thúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chấp nhận những nhượng bộ như thừa nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea. Tổng thống Mỹ từng nhấn mạnh Ukraine "đã mất Crimea" và nên từ bỏ khu vực này.

Từ Moscow, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov ngày 30/4 cho hay, Moscow đánh giá cao vai trò trung gian của Mỹ và hy vọng nỗ lực đó gặt hái thành công. Tuy nhiên, ông Peskov nhấn mạnh rằng, Moscow sẽ không thể đặt bút ký một thỏa thuận hòa bình trong đó Mỹ thay mặt Ukraine. Do đó, Nga đang hối thúc Ukraine mở đường cho các cuộc đàm phán trực tiếp.

Ukraine chưa bình luận về các động thái nêu trên. Tổng thống Ukraine Zelensky nhiều lần phản đối công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ông tuyên bố muốn chấm dứt xung đột một cách "công bằng", dù Kiev đang thất thế trên chiến trường.

Hôm đầu tuần, Nga tuyên bố họ sẽ ngừng bắn tại chiến trường Ukraine từ 0h ngày 8/5 đến 0h ngày 10/5 vì lí do nhân đạo. Đáp lại, Tổng thống Zelensky kêu gọi Nga mở rộng lệnh ngừng bắn đến 30 ngày. Tuy nhiên, Moscow đã khước từ ý tưởng này.
 
Chiêu ra sức ép của Mỹ thôi, ký thỏa thuận khoáng sản rồi là biết Mỹ vâNS support Ukraine, Tin hói có 2 lựa chọn: Sa lầy tiếp hoặc nhanh chóng chốt deal.
 
Nầm thiên tuế sắp sang thị sát chiến sự miền đông u cà, và đứng ra làm trung gian hoà giải hoà hợp dân tộc cho 2qg cùng nguồn gốc xô liên nhé
 
Một thỏa thuận mà mọi thiệt hại trong tương lai U đều phải bồi hoàn và cao hơn luật pháp quốc gia thì chịu rồi
🇺🇸
🇺🇦
TÓM TẮT VỀ THỎA THUẬN ĐẦU TƯ MỸ-UKRAINE
Những gì thực sự đã được ký kết — không chỉ là những gì các quan chức Ukraine đăng trực tuyến
QUY ĐỊNH CHUNG
Thành lập Quỹ đầu tư Hoa Kỳ-Ukraine

- Sẽ thành lập một công cụ đầu tư chung.
- Phía Hoa Kỳ sẽ do Tổng công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đại diện.
- Ukraine sẽ được đại diện bởi Cơ quan Nhà nước hỗ trợ quan hệ đối tác công tư.
- Quỹ sẽ tập trung vào việc tái thiết Ukraine, với các lĩnh vực ưu tiên bao gồm khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí đốt, kim loại) và cơ sở hạ tầng.
Đóng góp tài trợ
- Ukraine sẽ đóng góp 50% tiền bản quyền và phí cấp phép từ tất cả các giấy phép tài nguyên thiên nhiên mới. Những khoản này sẽ được chuyển vào một quỹ nhà nước Ukraine chuyên dụng, sau đó chuyển vào quỹ chung.
- Hoa Kỳ sẽ đóng góp tài trợ trực tiếp, có thể bao gồm cả giá trị viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (vũ khí, thiết bị, v.v.) như một phần "đóng góp tài chính" của mình.
Miễn thuế và tài chính
- Mọi hoạt động, đóng góp và lợi nhuận của quỹ sẽ được miễn thuế của Ukraine.
- Hoa Kỳ sẽ cấp các miễn trừ tương tự cho phía Ukraine đối với lợi nhuận kiếm được tại Ukraine.
Chuyển đổi tiền tệ và chuyển vốn
- Ukraine đảm bảo chuyển đổi tự do hryvnia sang USD và chuyển vốn ra nước ngoài không hạn chế.
- Trong trường hợp khủng hoảng tài chính, Ukraine có thể áp dụng các hạn chế—nhưng chỉ tạm thời và với sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Bất kỳ tổn thất nào mà quỹ phải chịu do các biện pháp như vậy phải được Ukraine bồi thường.
Quyền đầu tư
- Ukraine phải đưa vào các điều khoản trong giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên mới yêu cầu các nhà đầu tư phải thông báo và đàm phán với quỹ.
- Các yêu cầu tương tự được áp dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Quyền mua ưu đãi
- Quỹ này (tức là Hoa Kỳ) có quyền ưu tiên mua các nguồn tài nguyên do Ukraine sản xuất như khí đốt, dầu mỏ và kim loại đất hiếm.
- Ukraine có nghĩa vụ đảm bảo không có quốc gia hoặc công ty thứ ba nào nhận được các điều khoản tốt hơn.
Quyền tối cao về mặt pháp lý của Thỏa thuận
Thỏa thuận này có giá trị ưu tiên hơn luật trong nước của Ukraine .
- Ukraine không thể thông qua luật làm xấu đi vị thế của quỹ, cũng như không thể sử dụng luật của chính mình để biện minh cho việc không tuân thủ.
Điều khoản hội nhập EU
- Nếu các nghĩa vụ trong tương lai đối với EU xung đột với thỏa thuận này, Ukraine phải đàm phán sửa đổi với Hoa Kỳ
Khoảng thời gian
Thỏa thuận có hiệu lực sau khi được quốc hội Ukraine phê chuẩn và có hiệu lực vô thời hạn , trừ khi cả hai bên đồng ý chấm dứt.
RỦI RO VÀ MỐI QUAN TÂM ĐỐI VỚI UKRAINE
Mất doanh thu quốc gia

- Một nửa tổng thu nhập trong tương lai từ các giấy phép khai thác tài nguyên mới sẽ được chuyển vào quỹ này, làm giảm đáng kể nguồn thu dài hạn của tiểu bang.
Giảm chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên
- Quyền ưu tiên được cấp cho quỹ có nghĩa là Ukraine có thể có quyền tự do hạn chế trong việc lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán các thỏa thuận.
Độc lập tài chính có hạn
- Ukraine phải đảm bảo việc chuyển vốn không hạn chế và thậm chí bồi thường cho quỹ khi có tổn thất trong thời kỳ kinh tế bất ổn.
Giới hạn pháp lý và sự thống trị của Hoa Kỳ
- Luật pháp Ukraine phải tuân theo thỏa thuận này, hạn chế đáng kể quyền kiểm soát quản lý trong nước đối với các lĩnh vực chiến lược.
Viện trợ quân sự như một “Đầu tư”
- Vẫn chưa rõ liệu viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (bao gồm cả việc mua vũ khí của Ukraine) có được tính là đóng góp của Hoa Kỳ vào quỹ hay không - một lỗ hổng tiềm ẩn.
Không có điều khoản hết hạn
- Thỏa thuận không có ngày hết hạn cố định và không đưa ra quy trình rõ ràng cho việc sửa đổi đơn phương.
Không có bảo đảm an ninh
- Bất chấp quy mô và bản chất chiến lược của thỏa thuận, không có bất kỳ đảm bảo an ninh ràng buộc nào dành cho Ukraine được đưa vào văn bản.
Tóm lại:
Thỏa thuận này trao cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát đáng kể đối với nền kinh tế hậu chiến của Ukraine—đặc biệt là trong các lĩnh vực tài nguyên và cơ sở hạ tầng—trong khi cung cấp cho Kiev quyền tự chủ tài chính hạn chế và không có bảo đảm nào về sự bảo vệ quân sự. Phần lớn những gì các quan chức Ukraine như Shmyhal và Svyrydenko đăng trực tuyến không được phản ánh trong văn bản đã ký thực tế và chỉ có thể xuất hiện trong các tài liệu trong tương lai sau khi phê chuẩn.
Về mặt bản chất, các vùng giàu tài nguyên nhất của Ukraine hiện lại đang thuộc vùng quân đội Nga kiểm soát, và những mỏ quan trọng còn lại cũng đang dần bị Nga kiểm soát với đà tiến công mạnh mẽ hàng ngày. Thỏa thuận trao đổi cũng không có tác động thực tiễn nào đến tình hình thực chiến
 
Mỹ sẽ không tiếp tục giữ vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi Moscow và Kiev lập tức thương lượng trực tiếp.



Thông tấn Nga Interfax hôm nay (2/5) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce khẳng định Mỹ đang thay đổi "phong cách và phương pháp tiếp cận" vấn đề đàm phán chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Bà cho hay, Washington sẽ "không trở thành người hòa giải".

Mỹ dừng vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp -0
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce. Ảnh: UBN
"Chúng tôi sẽ không bay nửa vòng trái đất chỉ để điều hành các cuộc họp. Đây là công việc cần phải được thực hiện giữa hai bên (Nga và Ukraine). Đã đến lúc phải làm như vậy", phát ngôn viên Bruce nêu rõ và cho hay, ngoài xung đột Ukraine, vẫn "còn những nơi khác trên thế giới cần sự chú ý" của Mỹ.

Theo phát ngôn viên Bruce, Mỹ sẽ tiếp tục "làm mọi thứ có thể" giúp mang lại hòa bình giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, bà cho rằng, để xung đột ở Ukraine chấm dứt cần đòi hỏi những "ý tưởng cụ thể" đến từ Ukraine và Nga.

Về vấn đề trừng phạt, quan chức ngoại giao Mỹ tái khẳng định, Washington sẽ không dỡ bỏ các biện pháp cấm vận nhắm vào Nga chừng nào xung đột Ukraine chưa kết thúc.

Mỹ dừng vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp -0
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo trên chiến trường. Ảnh: Reuters
Tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine chưa đạt đột phá. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng gần đây nhiều lần nhận định đàm phán đã có tiến triển và các bên đã nhất trí với phần lớn điểm chính trong một thỏa thuận tiềm năng.

Xuất hiện trên ABCNews ngày 30/4, Tổng thống Trump tin rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ngừng xung đột. Ông Trump cũng hối thúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chấp nhận những nhượng bộ như thừa nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea. Tổng thống Mỹ từng nhấn mạnh Ukraine "đã mất Crimea" và nên từ bỏ khu vực này.

Từ Moscow, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov ngày 30/4 cho hay, Moscow đánh giá cao vai trò trung gian của Mỹ và hy vọng nỗ lực đó gặt hái thành công. Tuy nhiên, ông Peskov nhấn mạnh rằng, Moscow sẽ không thể đặt bút ký một thỏa thuận hòa bình trong đó Mỹ thay mặt Ukraine. Do đó, Nga đang hối thúc Ukraine mở đường cho các cuộc đàm phán trực tiếp.

Ukraine chưa bình luận về các động thái nêu trên. Tổng thống Ukraine Zelensky nhiều lần phản đối công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ông tuyên bố muốn chấm dứt xung đột một cách "công bằng", dù Kiev đang thất thế trên chiến trường.

Hôm đầu tuần, Nga tuyên bố họ sẽ ngừng bắn tại chiến trường Ukraine từ 0h ngày 8/5 đến 0h ngày 10/5 vì lí do nhân đạo. Đáp lại, Tổng thống Zelensky kêu gọi Nga mở rộng lệnh ngừng bắn đến 30 ngày. Tuy nhiên, Moscow đã khước từ ý tưởng này.
con cặc thằng Mỹ vô dụng đứng sang 1 bên, chuyến này bác Nâm tao qua dí 2 thằng nga Ukraine ngồi vào bàn đàm bán. Việc đéo gì cũng đến tay bác tao
 

Có thể bạn quan tâm

Top