Trong này nhiều anh em có tư tưởng tiến bộ quá, thích ăn chia đều, nhưng thực tế tao nghĩ không như anh em nói đâu.
1. Con trai mang họ tộc, mặc định thờ cúng
2. Con gái không thờ cúng, lấy chồng có thể gần hoặc xa nhưng bản chất là đi theo họ tộc khác
3. Khi cả 2 con có gia đình, giả sử con gái lấy ck cách xa 50km, ở cùng bố mẹ ck, vậy đã có trường hợp nào bố mẹ ở nhà con gái cùng với bố mẹ ck chưa?
Nếu cả xã hội đều công bằng theo luật pháp là chia đều thì ok, nhưng chỉ cần có sự lệch lạc là đã khác lắm rồi, giả sử bme có 200m, cho con trai 100, con gái 100, con trai sau đó đẻ 2 đứa thì đời tiếp chia kiểu gì nếu con dâu ko đc thông gia chia đất? Còn con gái thì đã ở cùng nhà ck, 100m kia có thể bán hoặc ko dùng đến (rất ít trường hợp chuyển đến ở) đời sau của con gái lại có miếng 100m này + đất của nhà ck. Vậy nên nếu tất cả các gia đình đều chia đều thì lại quá đơn giản
Quan điểm của tao là, nếu chia đất trên 1 mảnh sống cùng từ bé, do tổ tiên để lại thì con trai 7 con gái 3, nếu con gái khó khăn con trai sẽ phải hỗ trợ tài chính. 30% suất của con gái kia con trai sẽ xoay tiền mặt trả con gái tương đương giá trị đất, con gái muốn mua chỗ nào thì mua. Còn bố mẹ có đất chỗ khác, không phải của tổ tiên để lại thì bán hết rồi chia 3, bố mẹ 1, con trai 1, con gái 1
Tất nhiên là còn tùy hoàn cảnh gia đình, con trai giàu thì nó còn cho con gái và ngược lại