Thích_Yến_Trân
Lồn phải lá han


'Nếu được làm lại, Hội An sẽ không phát triển ồ ạt resort ven biển'
Quảng Nam- Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, chia sẻ tiếc nuối khi chính quyền từng cho phát triển ồ ạt resort ven biển, chiếm hết mặt tiền hướng ra biển.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, chia sẻ tiếc nuối khi chính quyền từng cho phát triển ồ ạt resort ven biển, chiếm hết mặt tiền hướng ra biển.
Sau 25 năm kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (4/12/1999), hiện bình quân mỗi ngày Hội An đón 2.000-5.000 lượt khách, cuối tuần gần 10.000 lượt. Du lịch đã giúp người dân giàu có, là nguồn thu ngân sách đáng kể của tỉnh. VnExpress phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, về chặng đã đi qua và những thách thức phía trước.
- Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi của Hội An sau 25 năm được công nhận di sản văn hóa thế giới?
- Hơn 25 năm trước, Hội An là thị xã, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20-30% thì đến nay không còn hộ nghèo, chỉ còn những hộ trong diện chính sách, không có lao động. Hội An đã chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, gồm cảnh quan, môi trường, bảo tồn di sản và đời sống của người dân.
Thành tựu quan trọng nhất đối với Hội An là bảo tồn được nguyên vẹn quần thể kiến trúc phố cổ. Từ một di sản bên bờ vực sụp đổ, với nhiều di tích xuống cấp thì đến nay cơ bản đã được trùng tu, giữ nguyên giá trị. Các làng nghề, nghề thủ công truyền thống, loại hình nghệ thuật dân gian được gìn giữ, phát triển.
Không chỉ bảo tồn, Hội An còn biết phát huy, khai thác các giá trị về sinh thái, văn hóa, di sản phục vụ du lịch. 25 năm qua du lịch Hội An tiến những bước dài, từ chỗ mỗi năm chỉ có 500.000-700.000 khách, bán vé thu vài chục triệu đồng thì năm 2024 đón 4,6 triệu khách, trong đó hơn 60% du khách nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An. Ảnh: Đắc Thành
- Thay đổi nào khiến ông tâm đắc nhất?
- Tôi tâm đắc nhất là cách làm của Hội An, đó là vì cộng đồng, dựa vào cộng đồng và phục vụ lại cộng đồng. Điều này rất quan trọng bởi vì quản lý, khai thác không đúng thì người dân phản đối, sẵn sàng trả lại di sản. Một di sản được bảo tồn, phát huy tốt giá trị khi hướng đến người dân, chủ thể quản lý trực tiếp của nó. Chính quyền muốn quản lý tốt thì phải để di sản mang lại lợi ích cho người dân, làm cho cuộc sống của họ tốt hơn.
Suốt những năm qua Hội An đã đi theo con đường đó. Tất cả chính sách, chủ trương đều hướng về người dân, dựa vào người dân để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản. Người dân được hưởng lợi nhiều nhất nhờ việc buôn bán, cho thuê tài sản, trực tiếp kinh doanh. Nhiều người đã giàu lên.
Những ngôi nhà giá trị 50-100 tỷ đồng, chủ nhà không làm gì hết, chỉ cho thuê mỗi tháng thu 100 triệu đồng. Từ chỗ sống nhờ nhà cổ di sản, người dân quay lại giữ gìn ngôi nhà của mình, trùng tu, tôn tạo nó. Họ cũng tích cực quảng bá, giữ gìn văn hóa, nếp sống phố cổ.
- Vậy thay đổi nào khiến ông tiếc nuối nhất?
- Những năm đầu mới manh nha phát triển du lịch, do chính sách trải thảm đỏ, Hội An thu hút rất nhiều doanh nghiệp về đầu tư. Điều này là tất yếu để phát triển du lịch. Nhưng lúc bấy giờ chúng ta chưa lường hết những tác động đến cảnh quan, môi trường.
Hội An cho phát triển ồ ạt resort ven biển, chiếm hết mặt tiền hướng ra biển, làm mất đi tính truyền thống của các làng chài, hồn cốt của đời sống người dân bản địa. Những công trình đã hủy hoại rừng phi lao ven biển dẫn đến sạt lở nhanh hơn, dữ dội hơn, làm cho bờ biển Hội An đứt gãy nhiều chỗ. Trả giá cho việc này là giờ chính quyền phải làm kè giữ bờ biển.
Nếu như trở lại được mấy chục năm trước, Hội An sẽ không cho phát triển ồ ạt resort ven biển, giữ lại những rặng phi lao, đồi cát phục vụ bảo tồn làng chài, cảnh quan môi trường.
Một tiếc nuối nữa là Hội An bị chảy máu di sản do ảnh hưởng của quá trình phát triển du lịch, đô thị. Nhiều ngôi nhà cổ không còn chủ là người bản địa mà là người nơi khác đến mua, thuê lại. Nhà cổ có ba chức năng, gồm ở, thờ cúng và buôn bán. Song hiện nay nhiều ngôi nhà chỉ buôn bán, mỗi ngày 8h họ cho nhân viên đến mở cửa, 22h đóng cửa.
Trước đây phố cổ ngày mùng 1 và 14 âm lịch nhà ai cũng cúng, mùi hương thoang thoảng, còn nay nhiều gia đình chỉ buôn bán nên không thờ cúng ông bà, mất đi hồn phố cổ. Nhà không có người ở dễ sinh ra cháy nổ.