Don Jong Un
Địt xong chạy

Lực lượng Quốc phòng New Zealand (NZDF) sẽ được chuyển đổi thành một quân đội sẵn sàng chiến đấu, phù hợp với các Đồng minh và Đối tác trong khu vực, đồng thời được trang bị để đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng theo một sáng kiến trị giá 175 nghìn tỷ đồng (7 tỷ đô la Mỹ).
Kế hoạch Năng lực Quốc phòng (DCP) được công bố vào tháng 4 năm 2025 sẽ nâng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội trong vòng tám năm tới, gần như gấp đôi mức hiện tại.
Thủ tướng New Zealand ông Christopher Luxon phát biểu: “Chiến lược này được xây dựng với tầm nhìn 15 năm nhưng cố ý tập trung vào các khoản đầu tư quan trọng trong bốn năm tới để đảm bảo Lực lượng Quốc phòng của chúng tôi có thể thích nghi khi thế giới xung quanh thay đổi”. “Nói một cách đơn giản, đây là mức tối thiểu, không phải mức tối đa, để tài trợ cho Lực lượng Quốc phòng của chúng tôi”.
Theo các quan chức, kế hoạch nhắm đến một loạt nâng cấp, đặc biệt là về khả năng tấn công, hiện đại hóa hải quân và không quân, cùng với công nghệ giám sát không người lái. Trong số các nâng cấp dự kiến có hệ thống tên lửa, máy bay điều khiển từ xa tầm xa và nền tảng giám sát liên tục để theo dõi miền biển rộng lớn của quốc gia này. Các dự án bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Căn cứ Hải quân Devonport đến đầu tư an ninh mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Judith Collins nhấn mạnh sự cấp thiết của việc cải tổ, dẫn chứng môi trường chiến lược đang thay đổi. Bà nói: “Kế hoạch này nêu rõ nguồn lực, thiết bị và sự hỗ trợ mà chúng ta cần để hiện đại hóa NZDF để có thể hoạt động hiện tại và trong tương lai”.
Các lựa chọn tăng cường khả năng tấn công bao gồm trang bị tên lửa tiên tiến cho các tàu hộ vệ lớp Anzac của Hải quân Hoàng gia New Zealand và máy bay P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia New Zealand, chẳng hạn như tên lửa Naval Strike Missile của Na Uy hoặc tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C của Hoa Kỳ, phù hợp với các thương vụ mua sắm tương tự của Úc. Mục tiêu là tạo ra “hiệu ứng răn đe đối với các bên đối lập và khả năng phản ứng với các tàu thù địch ở tầm xa hơn”, theo nội dung kế hoạch.
Việc đầu tư vào duy trì tàu khu trục nhỏ sẽ đảm bảo các tàu lớp Anzac của Hải quân vẫn hoạt động đến đầu những năm 2030, tạo cầu nối cho đến khi có tàu thay thế. Các tàu không người lái tự động sẽ hỗ trợ công tác giám sát hàng hải.
Vào tháng 2 năm 2025, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Tasman giữa New Zealand và Úc, buộc các hãng hàng không thương mại phải đổi lộ trình. Các nhà phân tích cho rằng các cuộc diễn tập này là chưa từng có trước đây, và Canberra cùng Wellington đã bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh không đưa ra cảnh báo thích hợp.
DCP cho biết: “Vị trí biệt lập về địa lý của New Zealand không còn bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa như trước đây”.
Một trực thăng Seasprite của Hải quân Hoàng gia New Zealand bay cùng tàu tiếp vận HMNZS Aotearoa. NGUỒN HÌNH ẢNH: LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG NEW ZEALAND
Kế hoạch cũng sẽ củng cố liên minh Úc-New Zealand thông qua việc tăng cường tích hợp giữa lực lượng quốc phòng hai nước, với cam kết “kết hợp lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích chung, các giá trị chung và lãnh thổ chung”. Việc mua sắm thiết bị sẽ được điều phối để cải thiện khả năng tương tác. Đáng chú ý, khoảng 30 nghìn tỷ đồng (1,2 tỷ đô la Mỹ) được phân bổ để thay thế trực thăng Super Seasprite của Hải quân Hoàng gia New Zealand vào năm 2027, có thể bằng trực thăng MH-60R do Hoa Kỳ sản xuất, phù hợp với hệ thống của Úc, theo Naval News.
Tuyên bố của DCP diễn ra sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand ông Winston Peters và Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Marco Rubio vào giữa tháng 3, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng để đảm bảo “an ninh và sức mạnh kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương.” Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lãnh đạo hai nước đã “tái khẳng định quan hệ đối tác vững chắc giữa Hoa Kỳ và New Zealand cũng như cam kết chung đối với ổn định khu vực”.
Kế hoạch Năng lực Quốc phòng (DCP) được công bố vào tháng 4 năm 2025 sẽ nâng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội trong vòng tám năm tới, gần như gấp đôi mức hiện tại.
Thủ tướng New Zealand ông Christopher Luxon phát biểu: “Chiến lược này được xây dựng với tầm nhìn 15 năm nhưng cố ý tập trung vào các khoản đầu tư quan trọng trong bốn năm tới để đảm bảo Lực lượng Quốc phòng của chúng tôi có thể thích nghi khi thế giới xung quanh thay đổi”. “Nói một cách đơn giản, đây là mức tối thiểu, không phải mức tối đa, để tài trợ cho Lực lượng Quốc phòng của chúng tôi”.
Theo các quan chức, kế hoạch nhắm đến một loạt nâng cấp, đặc biệt là về khả năng tấn công, hiện đại hóa hải quân và không quân, cùng với công nghệ giám sát không người lái. Trong số các nâng cấp dự kiến có hệ thống tên lửa, máy bay điều khiển từ xa tầm xa và nền tảng giám sát liên tục để theo dõi miền biển rộng lớn của quốc gia này. Các dự án bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Căn cứ Hải quân Devonport đến đầu tư an ninh mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Judith Collins nhấn mạnh sự cấp thiết của việc cải tổ, dẫn chứng môi trường chiến lược đang thay đổi. Bà nói: “Kế hoạch này nêu rõ nguồn lực, thiết bị và sự hỗ trợ mà chúng ta cần để hiện đại hóa NZDF để có thể hoạt động hiện tại và trong tương lai”.
Các lựa chọn tăng cường khả năng tấn công bao gồm trang bị tên lửa tiên tiến cho các tàu hộ vệ lớp Anzac của Hải quân Hoàng gia New Zealand và máy bay P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia New Zealand, chẳng hạn như tên lửa Naval Strike Missile của Na Uy hoặc tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C của Hoa Kỳ, phù hợp với các thương vụ mua sắm tương tự của Úc. Mục tiêu là tạo ra “hiệu ứng răn đe đối với các bên đối lập và khả năng phản ứng với các tàu thù địch ở tầm xa hơn”, theo nội dung kế hoạch.
Việc đầu tư vào duy trì tàu khu trục nhỏ sẽ đảm bảo các tàu lớp Anzac của Hải quân vẫn hoạt động đến đầu những năm 2030, tạo cầu nối cho đến khi có tàu thay thế. Các tàu không người lái tự động sẽ hỗ trợ công tác giám sát hàng hải.
Vào tháng 2 năm 2025, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Tasman giữa New Zealand và Úc, buộc các hãng hàng không thương mại phải đổi lộ trình. Các nhà phân tích cho rằng các cuộc diễn tập này là chưa từng có trước đây, và Canberra cùng Wellington đã bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh không đưa ra cảnh báo thích hợp.
DCP cho biết: “Vị trí biệt lập về địa lý của New Zealand không còn bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa như trước đây”.

Kế hoạch cũng sẽ củng cố liên minh Úc-New Zealand thông qua việc tăng cường tích hợp giữa lực lượng quốc phòng hai nước, với cam kết “kết hợp lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích chung, các giá trị chung và lãnh thổ chung”. Việc mua sắm thiết bị sẽ được điều phối để cải thiện khả năng tương tác. Đáng chú ý, khoảng 30 nghìn tỷ đồng (1,2 tỷ đô la Mỹ) được phân bổ để thay thế trực thăng Super Seasprite của Hải quân Hoàng gia New Zealand vào năm 2027, có thể bằng trực thăng MH-60R do Hoa Kỳ sản xuất, phù hợp với hệ thống của Úc, theo Naval News.
Tuyên bố của DCP diễn ra sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand ông Winston Peters và Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Marco Rubio vào giữa tháng 3, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng để đảm bảo “an ninh và sức mạnh kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương.” Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lãnh đạo hai nước đã “tái khẳng định quan hệ đối tác vững chắc giữa Hoa Kỳ và New Zealand cũng như cam kết chung đối với ổn định khu vực”.