Ngẫm lại về phong tục ăn cỗ lấy phần

hoangbach0

Phóng viên hợp đồng Xamvn
“Ăn cỗ lấy phần” là một nét văn hóa mang tính truyền thống và lịch sử. Ngày nay, sự ăn uống với nhiều gia đình đã không còn là vấn đề, nhưng phong tục này vẫn được duy trì ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc.

Tại nhiều vùng nông thôn miền Bắc, khi đi ăn cỗ cưới, chủ nhà ngoài sắp xếp những món ăn ngon, còn để thêm các túi bóng để người đi ăn cỗ có thể lấy phần mang về. Đa số các mâm phụ nữ, các bà, các chị chỉ ăn những món nóng, còn những món nguội như xôi nếp, gà, giò, tôm, thịt, hoa quả, họ cho vào túi mang về cho con cháu. Nhiều khi trong làng, trong họ có cụ già không đến ăn cỗ, chủ nhà còn chuẩn bị một đĩa xôi, giò, nước ngọt, hoa quả để mang đến biếu.

Với những người dân quê, “ăn cỗ lấy phần” là phong tục đã được truyền từ nhiều đời. Trước đây ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước, người nông dân không đến nỗi là nghèo đói, nhưng cũng không dư dả gì. Với một số gia đình đông con, cuộc sống nông dân quanh năm vất vả, chật vật tìm kế sinh nhai, lo toan từng miếng cơm, manh áo… Để có được một bữa ăn thực sự người ta phải chờ đến cỗ cưới, lễ, tết và chỉ những ngày đó mới có được miếng ăn ngon, tính ra một năm không quá mười ngày có “cỗ”. Bởi khi có miếng ngon thì không ai lỡ ăn một mình, nên mới xuất hiện “ăn cỗ lấy phần”. Khi đi ăn cỗ, người ta chỉ ăn rất ít, những miếng ngon để dành, gói mang về cho con cháu ở nhà.

Những người được đại diện cho gia đình đi ăn cỗ thường nghĩ đến người ở nhà. Những đứa trẻ được ăn những phần cỗ ấy chúng sẽ biết anh, chị nào trong xóm, trong họ cưới, những người mang cỗ về thấy con cháu ăn ngon miệng cũng rất vui lòng. Đặc biệt, gia chủ tổ chức cưới cũng vui vẻ vì cỗ bàn thừa cũng không biết để làm gì, vì thức ăn đã chế biến sẽ nhanh hỏng, vậy nên việc này còn thể hiện đức tính tiết kiệm nữa. Bản thân việc lấy phần cỗ thừa trên mâm không ảnh hưởng đến kinh tế của gia chủ, hơn nữa những người đi ăn cỗ thường có “tiền mừng”.

“Ăn cỗ lấy phần” cũng là nét đẹp “nhường cơm sẻ áo” của người Việt, có miếng ngon thì cùng sẻ chia, có hoạn nạn thì cùng gánh vác. Khi nhà có khách, chủ nhà thường gọi tất cả con cháu về cùng ăn cỗ, chứ nhất định không ăn một mình. Nhà có miếng ngon, món lạ dù ít dù nhiều, con cái về đông đủ thì mới ăn. Trong xóm, trong làng nhà nào có đám, có việc, hàng xóm sang giúp đỡ rất đông. Phong tục này thường gắn bó với các vùng quê, được người địa phương vui vẻ chấp nhận.

Ngày nay, sự ăn uống với nhiều gia đình đã không còn là vấn đề, nhưng phong tục “ăn cỗ lấy phần” vẫn được duy trì ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc. Nó vừa là thói quen, vừa là lời nhắc nhở nhau về đức tính tiết kiệm và sẻ chia, cũng là lời răn dạy về đức hy sinh cho con, cho cháu.

Mặc dù hiện tại, có khá nhiều người thành thị cho rằng “ăn cỗ lấy phần” là một thứ phong tục lạc hậu, và một số người có thói quen để lại đồ ăn, để lại mâm cỗ ăn dở để chứng tỏ rằng mình không phải là “kẻ đói kém”. Nhưng xét cho cùng, tâm lý giữ thể diện đó đã khiến người ta lãng quên thói quen trân trọng thành quả của chính mình. Khi người ta có thể lãng phí một bữa cơm, người ta hoàn toàn có thể lãng phí tiền bạc của công ty, và cũng càng có thể lãng phí tài sản của đất nước. Khi người ta không biết quý trọng thức ăn, người ta cũng rất có thể sẽ không quý trọng người khác, và cũng càng có thể không quý trọng môi trường.
 
Đọc truyện Nghệ thuật băm thịt gà thấy bọn dân làng tranh nhau miếng thịt bé như đầu ngón tay với nắm xôi. Không phải là vì thèm đói ăn mà là để lấy lộc
 
Đọc truyện Nghệ thuật băm thịt gà thấy bọn dân làng tranh nhau miếng thịt bé như đầu ngón tay với nắm xôi. Không phải là vì thèm đói ăn mà là để lấy lộc
Thế là nát rồi nói làm gì, như quê tao phần của ai là do chủ nhà xếp đặt, có túi hẳn hoi chứ đéo ai cho tranh :)) =))
 
Thế là nát rồi nói làm gì, như quê tao phần của ai là do chủ nhà xếp đặt, có túi hẳn hoi chứ đéo ai cho tranh :)) =))
Gọi là tranh nhưng nó xếp hàng đợi phần. Mà cỗ có mỗi con gà chia cho cả làng, mày thấy vãi Lồn không
 
Gọi là tranh nhưng nó xếp hàng đợi phần. Mà cỗ có mỗi con gà chia cho cả làng, mày thấy vãi lồn không
Mà quê tao chủ yếu phần mang về toàn là hoa quả thôi, thịt thì làm dư 1 tí, ví dụ mỗi nhà mang về khoảng 2 cái nem rán (trong Nam gọi là chả giò thì phải). Quả thì nhiều, vài quả táo, cam, lê :)) =))
 
lịt mẹ, copy bài hay tự viết mà nói vậy, tao đi ăn cưới khắp các tỉnh phía Bắc thì chỉ có Thái Bình là còn thôi nhé
 
Thời cách đây 20, 30 năm thì lấy phần cỗ theo mình là nét khá hay, đi ăn miếng ngon vẫn nhớ ở nhà còn người phải ăn rau ăn cháo. Nhưng đến bây h thì nó không phù hợp nữa. Cỗ bàn h nhiều khi là nơi quan hệ, giao lưu, đi ăn cỗ ng thì ở nhà không đói kém gì. Ngày xưa cỗ bàn chỉ giới hạn quanh làng quanh xóm thôi, tục lệ đó mọi ng đều thực hiện, bh cỗ khi có cỗ bàn còn nhiều người ở rất xa đến, vừa ngồi vào bàn tiệc chưa kịp gắp miếng nào, mọi người xung quanh thi nhau lấy phần, có món hợp khẩu vị thì chui ngay vào túi người khác thử hỏi bạn có tâm trạng ăn uống không ? Hay là lúc đó bạn chỉ muốn uống qua loa 1, 2 chén rượu lấy lệ rồi đứng lên. Cái tục này cứ làm liên tưởng đến tục cướp cúng cô hồn trong sg.
Còn lấy phần theo mình ở một số địa phương người làm khá văn minh ntn, cỗ không ăn hết, người ta lấy phần rồi khi các cụ cao niên ra về thì mang gửi biếu. Như thế mọi người đều hài lòng, mà thức ăn thừa vẫn được giải quyết hết.
 
Sửa lần cuối:
lịt mẹ, copy bài hay tự viết mà nói vậy, tao đi ăn cưới khắp các tỉnh phía Bắc thì chỉ có Thái Bình là còn thôi nhé
Quê tao Nam Định vẫn còn đây nè, cụ thể là làng Hành Thiện, mày rảnh thì xuống dưới chỗ tao ăn cướp sẽ thấy là vẫn còn nhé. Mà tao đảm bảo các làng xung quanh cũng vẫn còn luôn :)) =))
 
Thời cách đây 20, 30 năm thì lấy phần cỗ theo mình là nét khá hay, đi ăn miếng ngon vẫn nhớ ở nhà còn người phải ăn rau ăn cháo. Nhưng đến bây h thì nó không phù hợp nữa. Ngày xưa cỗ bàn chỉ giới hạn quanh làng quanh xóm thôi, tục lệ đó mọi ng đều thực hiện, bh cỗ khi có cỗ bàn còn nhiều người ở rất xa đến, vừa ngồi vào bàn tiệc chưa kịp gắp miếng nào, mọi người xung quanh thi nhau lấy phần, có món hợp khẩu vị thì chui ngay vào túi người khác thử hỏi bạn có tâm trạng ăn uống không ? Hay là lúc đó bạn chỉ muốn uống qua loa 1, 2 chén rượu lấy lệ rồi đứng lên. Cái tục này cứ làm liên tưởng đến tục cướp cúng cô hồn trong sg.
Còn lấy phần theo mình ở một số địa phương người làm khá văn minh ntn, cỗ không ăn hết, người ta lấy phần rồi khi các cụ cao niên ra về thì mang gửi biếu. Như thế mọi người đều hài lòng, mà thức ăn thừa vẫn được giải quyết hết.
Thì 1 số nơi họ cũng bỏ cái thói ý rồi, nấu vừa đủ ăn thôi
 
Quê tao Nam Định vẫn còn đây nè, cụ thể là làng Hành Thiện, mày rảnh thì xuống dưới chỗ tao ăn cướp sẽ thấy là vẫn còn nhé. Mà tao đảm bảo các làng xung quanh cũng vẫn còn luôn :)) =))
Nam định thì tao đến Quất Lâm, Giao Thuỷ ko có nhé, ko tính người thân anh e họ hàng mang phần về, ở Thái Bình là họ để sẵn túi ni lông trên bàn, mọi người đến thường chỉ ăn rau, tráng miệng, uống rượu ko thấy ăn gì , mịa lần đầu bị kiểu thế, mình thì ban đầu chén tì tì, ngại vl
 
Tao muốn làm rõ chuyện "ăn cỗ lấy phần" hay "ăn cỗ nhận phần".
Trong Nam, mỗi khi có đám, nhất là đám giỗ thì mỗi khách đến ăn sau đó có 1 phần quà đem về, thường là bánh, trái cây và heo quay hoặc 1 bịch thức ăn, không phải phần dư thừa trên bàn mà là phần chuẩn bị sẵn của chủ nhà để cho khách, khách thường các bà các chị đến góp công nấu nướng từ hôm qua.
Còn phần thức ăn thừa thì chủ nhà gom lại, loại nào tái sử dụng hoặc còn ăn được thì chủ nhà ăn sml ra, đéo ai cho khách phần thừa như thế.
 
Các bà các mẹ bàn ăn không hết mỗi người cầm vài miếng đem về cho con cháu
Ngoài ra sẽ có 1 gói đem về cho các cụ cao niên trong nhà không tới được
Đó là 1 truyền thống tốt đẹp thể hiện tiết kiệm, có trên có dưới, lễ nghi của dân tộc mình
 
Nam định thì tao đến Quất Lâm, Giao Thuỷ ko có nhé, ko tính người thân anh e họ hàng mang phần về, ở Thái Bình là họ để sẵn túi ni lông trên bàn, mọi người đến thường chỉ ăn rau, tráng miệng, uống rượu ko thấy ăn gì , mịa lần đầu bị kiểu thế, mình thì ban đầu chén tì tì, ngại vl
Giờ cũng ít chỗ có kiểu này lắm, nhà ngoại tao vẫn giữ cái style này, nhưng mà chỉ nhà ngoại tao thôi, chứ xung quanh ăn uống họ cũng chả gói mang về, mà bỏ thừa nhiều vl
 
Tao muốn làm rõ chuyện "ăn cỗ lấy phần" hay "ăn cỗ nhận phần".
Trong Nam, mỗi khi có đám, nhất là đám giỗ thì mỗi khách đến ăn sau đó có 1 phần quà đem về, thường là bánh, trái cây và heo quay hoặc 1 bịch thức ăn, không phải phần dư thừa trên bàn mà là phần chuẩn bị sẵn của chủ nhà để cho khách, khách thường các bà các chị đến góp công nấu nướng từ hôm qua.
Còn phần thức ăn thừa thì chủ nhà gom lại, loại nào tái sử dụng hoặc còn ăn được thì chủ nhà ăn sml ra, đéo ai cho khách phần thừa như thế.
Tùy chỗ thôi mày, một số chỗ họ gói mang về toàn đồ ăn mặn mà còn ngon luôn ý, không phải chỉ hoa quả đâu. Căn bản chủ nhà có phải thằng nào cũng muốn giữ đâu, nhiều thằng chỉ muốn tống đi để nhà nó đỡ phải ăn
 
Mày điên à? chỗ tao đã nấu là toàn đồ ngon..
Thì đã là cỗ chỗ nào chả phải nấu ngon (trong cái tầm tài chính của khu vực đó), chứ mày nghĩ nấu cái gì nữa? Chỗ mày giàu thì nấu món ngon vãi Lồn, còn chỗ nghèo thì họ sẽ lại có cái cỗ ngon trong tầm của họ.
 
Tao đi ăn cỗ ở quê 1 mình tao dọn cả mâm về vẫn có túi đồ mang về, thằnh chủ nhà thấy tao ăn khỏe nên rỉ tai hàng xóm lần sau đừng mời thằng đấy. Nhưng hàng xóm họ quý người xa quê nên vẫn mời, phần vì tao mừng cũnh đẫy tay phần vì chó lợn chủ nhà chúng nó đéo ăn cỗ thừa. Ăn cỗ lấy phần, một phong tục đẹp mà ở thành phố đéo có.
 
Nc là nét ăn cổ cũng có cái hay, đợt t về quê ở ngoại ô Hà Lội. Nhà bên cạnh nhà họ hàng t có cỗ cưới nhưng họ ko mời bên họ hàng t vì nhà vừa có tang, đang trong 49 ngày mà trc đó họ qua thắp nhang họ cũng nói rõ rồi
Hm lễ cưới họ vẫn mang qua cho bên t 1 đĩa gà với xôi vs vài cái bánh trái hoa quả gọi là...Nc a r hay thành kiến dân Bắc nhưng nhiều nơi ngoài đó t thấy họ vẫn còn cái văn hóa có miếng ăn cũng nhớ đến làng xóm khá là thân tình
 
Thì đã là cỗ chỗ nào chả phải nấu ngon (trong cái tầm tài chính của khu vực đó), chứ mày nghĩ nấu cái gì nữa? Chỗ mày giàu thì nấu món ngon vãi lồn, còn chỗ nghèo thì họ sẽ lại có cái cỗ ngon trong tầm của họ.
Tao chỉ tập trung vào phần "cho" hay "lấy" thôi.
Coi mấy cái tiktok thấy tụi khựa nó tranh nhau lấy mang về, nhìn nó phản cảm vãi cả Lồn ra, không biết ngoài Bắc ở quê ăn cỗ có như thế không...
Trong Nam thì cứ gói sẵn như 1 phần quà rồi mang ra len lén bỏ lên xe khách, hoặc đưa khéo khéo để khách ngại đỡ phải mang tiếng là "ăn còn mang quà về", như vậy nó mới tinh tế và thân thiết.
 
Nhiều khi t thấy ghét nhưg t cx vừa thươg và yêu cái dân tộc này
 
Đọc truyện Nghệ thuật băm thịt gà thấy bọn dân làng tranh nhau miếng thịt bé như đầu ngón tay với nắm xôi. Không phải là vì thèm đói ăn mà là để lấy lộc
Truyện này tao đọc rồi đéo phải lấy lộc đâu mà do ngày xưa nghèo nó thế
 
Top