Ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản mở rộng trong nước và ra nước ngoài giữa căng thẳng khu vực

Don Jong Un

Địt xong chạy
Vatican-City
8907420-780x470.jpg
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản thực hiện đổ bộ trong cuộc tập trận Iron Fist với lực lượng Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhật Bản vào tháng 3 năm 2025. NGUỒN HÌNH ẢNH: TRUNG SĨ TYLER ANDREWS/THỦY QUÂN LỤC CHIẾN HOA KỲ


Nhật Bản đang nhanh chóng chuyển đổi nền tảng công nghiệp quốc phòng, được thúc đẩy bởi ngân sách chính phủ kỷ lục, các quan hệ đối tác ngày càng mở rộng và nhu cầu chiến lược gia tăng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từng phụ thuộc vào nhập khẩu, Tokyo nay đang đầu tư mạnh vào năng lực trong nước đồng thời mở rộng dấu ấn quốc phòng ra quốc tế.

Ngân sách quốc phòng năm 2025 vào khoảng 1,525 triệu tỷ đồng (61 tỷ đô la Mỹ) là mức cao nhất trong lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh và đánh dấu một kỷ nguyên mới về sẵn sàng chiến đấu và phục hồi công nghiệp. Là một phần trong kế hoạch tăng cường quốc phòng kéo dài 5 năm khởi động từ năm 2022, gói ngân sách này hỗ trợ hàng loạt sáng kiến, bao gồm việc mua tên lửa Tomahawk do Hoa Kỳ sản xuất và đóng các tàu khu trục đa nhiệm.

Trọng tâm của cuộc chuyển đổi là thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước tham gia tăng cường sản xuất. Chính phủ chú trọng tích hợp công nghệ lưỡng dụng, khai thác các đổi mới gần đây huy động các Đồng minh và Đối tác.

Ông Stephen Nagy – giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc Quốc tế Nhật Bản – nói với DIỄN ĐÀN: “Nhật Bản sẽ cần phải tăng trưởng công nghiệp đáng kể, đặc biệt là chi tiêu và sản xuất quốc phòng, đồng thời chuyển hướng sang xuất khẩu vũ khí một cách chủ động hơn”.

Ông Nagy cho biết các công ty lớn đang điều chỉnh chiến lược theo các sáng kiến trong các lĩnh vực như hệ thống tự động và nhận thức về miền hàng hải.

Các hành động hung hăng và cưỡng ép của Bắc Kinh – bao gồm đe dọa thôn tính Đài Loan tự trị và xâm phạm lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông – đã làm gia tăng căng thẳng trong toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Nagy nói: “Chúng ta sẽ thấy Nhật Bản và các ngành công nghiệp này cân nhắc cách ứng phó với một tình huống khẩn cấp đơn lẻ ở Eo biển Đài Loan hoặc nhiều tình huống đồng thời”.

Chiến lược đang phát triển của Nhật Bản được thể hiện rõ qua sự hợp tác gần đây với công ty kỹ thuật BMT của Vương quốc Anh. Theo báo The Japan Times, căn cứ hợp đồng do Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật Bản ký kết, công ty Japan Marine United và BMT sẽ phát triển tàu đổ bộ tốc độ cao nhằm tăng cường khả năng triển khai binh sĩ và thiết bị của Nhật Bản trên các đảo.

Ông Nagy nói: “Nhật Bản muốn có khả năng nhanh chóng tăng viện và thực hiện chiến dịch đổ bộ, để có thể giành lại các đảo nếu bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đóng”. Mức độ sẵn sàng này cũng tăng cường ổn định khu vực bằng cách nâng cao khả năng răn đe và hỗ trợ hậu cần tiềm năng cho các đối tác.

Nhật Bản và Vương quốc Anh cũng đang hợp tác với Ý để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới vào năm 2035.

Việc vươn ra quốc tế là một trụ cột trong thế trận quốc phòng của Nhật Bản. Theo trang web Breaking Defense, Tokyo đang thảo luận về việc xuất khẩu vũ khí và các hệ thống phụ với Úc, Indonesia và Philippines như một phần trong chiến lược tăng cường quan hệ công nghiệp trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Nagy nói: “Nhật Bản hiểu tầm quan trọng của việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng cho các quốc gia có lợi ích quốc gia tương đồng”.
 

Có thể bạn quan tâm

Top