Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Trải hơn một thế kỷ giữa lòng Sài Gòn, có những bệnh viện từng bị trưng dụng làm nơi đóng quân, đồn công an thời chính quyền ngụy, có nơi khởi thủy là ngôi chùa bốc thuốc miễn phí hoặc một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - lâu đời nhất Việt Nam (164 năm)
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán, người Pháp mở nhằm phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa ngày 24/2/1861. Cơ sở ban đầu là những ngôi nhà mái ngói của người Việt Nam giàu có để lại khi sơ tán, được bổ sung thêm giường bệnh.
Đây là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam, gắn với những biến động lịch sử qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có cả khu trại giam giữ, điều trị tù nhân. Ngày 26/8/1931, Tổng bí thư Trần Phú bị Pháp bắt, tra tấn đến lâm trọng bệnh nhưng kiên quyết không khai báo những bí mật cách mạng, bị đưa đến khu nhà giam này và hy sinh ngày 6/9 cùng năm.
Bệnh viện từng được xem là "một trung tâm y tế toàn khoa mới và tối tân hàng bậc nhất miền Nam Việt Nam" khi Hàn Quốc hỗ trợ xây mới vào năm 1974. Ngày 1/5/1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban Y tế xã hội miền Nam tiếp nhận và quản lý.
Năm 2002, nơi này đổi thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, là tuyến cuối điều trị các bệnh lây nhiễm, được xem là "tiền đồn" chống dịch chủ lực của thành phố và phía Nam. Bệnh viện đạt nhiều thành tựu trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, song dần xuống cấp, quá tải bệnh nhân. Dự án xây Khoa Khám bệnh hơn 10 năm vẫn chưa được triển khai vì vướng quy hoạch.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Nhi đồng 2 (163 năm)
Ra đời năm 1862, sau Bệnh viện Chợ Quán một năm, do quân đội Pháp lập khi mới chiếm Nam Kỳ với tên Bệnh viện Quân sự (Hôpital militaire). Tại cơ sở này, nhà bác học Albert Calmette đã xây dựng phòng xét nghiệm, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, sản xuất vaccine, đặt nền móng xây dựng Viện Pasteur đầu tiên ngoài nước Pháp vào năm 1891.
Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên bệnh viện đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu được mang từ Pháp sang. Năm 1905, cơ sở này do bác sĩ Charles Grall điều hành, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần quân sự cũng như dân sự, kể cả dân bản xứ, sau đó mang tên "Bệnh viện Grall" từ 1925.
Năm 1978, nơi này trở thành Bệnh viện Nhi đồng 2, là một trong những cơ sở tuyến cuối về nhi khoa của TP HCM và khu vực phía Nam, đạt nhiều thành tựu trong ghép tạng trẻ em, phẫu thuật các bệnh lý thần kinh, chấn thương sọ não...
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện An Bình (133 năm)
Khởi thủy là một ngôi chùa của người Hoa gốc Triều Châu, hình thành từ năm 1892, khám bệnh và bốc thuốc miễn phí. Do nhu cầu ngày càng tăng, bệnh viện được xây mới năm 1916, đến năm 1945 áp dụng chữa trị Tây y và có tên Bệnh viện Triều Châu. Năm 1978, nơi này đổi thành Bệnh viện An Bình, do Sở Y tế TP HCM quản lý. Ngày 19/5/1994 bệnh viện mang tên Bệnh viện miễn phí An Bình và từ năm 2001 trở lại là Bệnh viện An Bình.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Chợ Rẫy (125 năm)
Năm 1900, bệnh viện Hôpital municipal de Cholon thành lập với các tòa nhà kiểu Pháp, cao hai tầng, sau đó trải qua nhiều lần đổi tên. Mảnh đất vốn trước đây là khu mua bán của người Hoa có tên chợ Rẫy nên người dân quen gọi Bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức từ năm 1957 đến nay. Năm 1971 đến 6/1974, nơi này tái xây dựng với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Hiện, Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam, tiếp nhận hàng nghìn lượt khám chữa bệnh mỗi ngày, quy mô 1.800 giường.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Hùng Vương
Từng là một phần của Hospital Municipal de Cholon (Bệnh viện Chợ Rẫy), đến năm 1938 khu chuyên khoa sản được tách riêng thành Bảo sanh Chợ Lớn, chủ yếu để sinh thường và làm trường đào tạo nữ hộ sinh bản xứ. Sau khi xây cất xong Bảo sanh viện Từ Dũ (1940), nơi đây được sử dụng một phần làm Viện Dưỡng nhi nuôi trẻ mồ côi. Viện từng bị Nhật trưng dụng làm doanh trại khi chiếm Việt Nam và Pháp làm đồn công an (trại Polo Chợ lớn) chuyên bắt giam, tra tấn tù chính trị.
Sau khi sửa chữa, nâng cấp, ngày 23/3/1958 Bảo sanh Chợ Lớn được khánh thành và đổi thành Bảo sanh viện Hùng Vương, đến năm 1968 mang tên Bệnh viện Hùng Vương - tuyến cuối về sản phụ khoa của phía Nam. Năm 2024, nơi này là bệnh viện công đầu tiên Việt Nam được chứng nhận chất lượng bệnh viện quốc tếACHS của Australia.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Từ Dũ
Tiền thân cũng là một khu chuyên khoa sản thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hỏa) hiến mảnh đất trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do giáo sư George Cartoux người Pháp làm giám đốc.
Do chiến tranh nên khi xây xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9/1943, bảo sanh viện hoạt động với khoảng 100 giường và trải qua nhiều lần đổi tên, song thường được người dân gọi "Nhà sanh Chú Hỏa". Năm 1948, bệnh viện đổi thành Bảo sanh viện Từ Dũ.
Ngày 8/4/2004, nơi đây trở thành Bệnh viện Từ Dữ, là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam, tiên phong triển khai thành công nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực này.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (119 năm)
Thành lập năm 1906, ban đầu là bệnh viện tư mang tên Drouhet, sau đó đổi thành Nguyễn Văn Thinh, Hồng Bàng. Trước 1975, đây là cơ sở duy nhất miền Nam điều trị nội trú bệnh nhân lao. Sau khi tiếp quản năm 1975 được đổi tên Viện chống lao miền Nam thuộc Bộ Y tế.
Năm 1987, nơi này trở thành Trung tâm lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y Tế TP HCM và sau đó đổi thành Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hiện đây là bệnh viện hạng một, đầu ngành trong điều trị lao và bệnh phổi của phía Nam.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bệnh viện Nhân dân Gia Định - 109 năm
Tiền thân là Hôpital de Gia Dinh do người Pháp xây dựng năm 1916, trải qua nhiều lần đổi tên như Bệnh viện Nguyễn Văn Học, Trung tâm thực tập Y khoa. Từ năm 1975 đến nay, nơi này mang tên Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đây là một trong những bệnh viện đa khoa loại một trực thuộc Sở Y tế TP HCM, với đủ các chuyên khoa lớn, quy mô 1.500 giường.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - lâu đời nhất Việt Nam (164 năm)
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán, người Pháp mở nhằm phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa ngày 24/2/1861. Cơ sở ban đầu là những ngôi nhà mái ngói của người Việt Nam giàu có để lại khi sơ tán, được bổ sung thêm giường bệnh.
Đây là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam, gắn với những biến động lịch sử qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có cả khu trại giam giữ, điều trị tù nhân. Ngày 26/8/1931, Tổng bí thư Trần Phú bị Pháp bắt, tra tấn đến lâm trọng bệnh nhưng kiên quyết không khai báo những bí mật cách mạng, bị đưa đến khu nhà giam này và hy sinh ngày 6/9 cùng năm.
Bệnh viện từng được xem là "một trung tâm y tế toàn khoa mới và tối tân hàng bậc nhất miền Nam Việt Nam" khi Hàn Quốc hỗ trợ xây mới vào năm 1974. Ngày 1/5/1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban Y tế xã hội miền Nam tiếp nhận và quản lý.
Năm 2002, nơi này đổi thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, là tuyến cuối điều trị các bệnh lây nhiễm, được xem là "tiền đồn" chống dịch chủ lực của thành phố và phía Nam. Bệnh viện đạt nhiều thành tựu trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, song dần xuống cấp, quá tải bệnh nhân. Dự án xây Khoa Khám bệnh hơn 10 năm vẫn chưa được triển khai vì vướng quy hoạch.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Nhi đồng 2 (163 năm)
Ra đời năm 1862, sau Bệnh viện Chợ Quán một năm, do quân đội Pháp lập khi mới chiếm Nam Kỳ với tên Bệnh viện Quân sự (Hôpital militaire). Tại cơ sở này, nhà bác học Albert Calmette đã xây dựng phòng xét nghiệm, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, sản xuất vaccine, đặt nền móng xây dựng Viện Pasteur đầu tiên ngoài nước Pháp vào năm 1891.
Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên bệnh viện đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu được mang từ Pháp sang. Năm 1905, cơ sở này do bác sĩ Charles Grall điều hành, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần quân sự cũng như dân sự, kể cả dân bản xứ, sau đó mang tên "Bệnh viện Grall" từ 1925.
Năm 1978, nơi này trở thành Bệnh viện Nhi đồng 2, là một trong những cơ sở tuyến cuối về nhi khoa của TP HCM và khu vực phía Nam, đạt nhiều thành tựu trong ghép tạng trẻ em, phẫu thuật các bệnh lý thần kinh, chấn thương sọ não...

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện An Bình (133 năm)
Khởi thủy là một ngôi chùa của người Hoa gốc Triều Châu, hình thành từ năm 1892, khám bệnh và bốc thuốc miễn phí. Do nhu cầu ngày càng tăng, bệnh viện được xây mới năm 1916, đến năm 1945 áp dụng chữa trị Tây y và có tên Bệnh viện Triều Châu. Năm 1978, nơi này đổi thành Bệnh viện An Bình, do Sở Y tế TP HCM quản lý. Ngày 19/5/1994 bệnh viện mang tên Bệnh viện miễn phí An Bình và từ năm 2001 trở lại là Bệnh viện An Bình.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Chợ Rẫy (125 năm)
Năm 1900, bệnh viện Hôpital municipal de Cholon thành lập với các tòa nhà kiểu Pháp, cao hai tầng, sau đó trải qua nhiều lần đổi tên. Mảnh đất vốn trước đây là khu mua bán của người Hoa có tên chợ Rẫy nên người dân quen gọi Bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức từ năm 1957 đến nay. Năm 1971 đến 6/1974, nơi này tái xây dựng với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Hiện, Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam, tiếp nhận hàng nghìn lượt khám chữa bệnh mỗi ngày, quy mô 1.800 giường.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Hùng Vương
Từng là một phần của Hospital Municipal de Cholon (Bệnh viện Chợ Rẫy), đến năm 1938 khu chuyên khoa sản được tách riêng thành Bảo sanh Chợ Lớn, chủ yếu để sinh thường và làm trường đào tạo nữ hộ sinh bản xứ. Sau khi xây cất xong Bảo sanh viện Từ Dũ (1940), nơi đây được sử dụng một phần làm Viện Dưỡng nhi nuôi trẻ mồ côi. Viện từng bị Nhật trưng dụng làm doanh trại khi chiếm Việt Nam và Pháp làm đồn công an (trại Polo Chợ lớn) chuyên bắt giam, tra tấn tù chính trị.
Sau khi sửa chữa, nâng cấp, ngày 23/3/1958 Bảo sanh Chợ Lớn được khánh thành và đổi thành Bảo sanh viện Hùng Vương, đến năm 1968 mang tên Bệnh viện Hùng Vương - tuyến cuối về sản phụ khoa của phía Nam. Năm 2024, nơi này là bệnh viện công đầu tiên Việt Nam được chứng nhận chất lượng bệnh viện quốc tếACHS của Australia.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Từ Dũ
Tiền thân cũng là một khu chuyên khoa sản thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hỏa) hiến mảnh đất trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do giáo sư George Cartoux người Pháp làm giám đốc.
Do chiến tranh nên khi xây xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9/1943, bảo sanh viện hoạt động với khoảng 100 giường và trải qua nhiều lần đổi tên, song thường được người dân gọi "Nhà sanh Chú Hỏa". Năm 1948, bệnh viện đổi thành Bảo sanh viện Từ Dũ.
Ngày 8/4/2004, nơi đây trở thành Bệnh viện Từ Dữ, là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam, tiên phong triển khai thành công nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực này.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (119 năm)
Thành lập năm 1906, ban đầu là bệnh viện tư mang tên Drouhet, sau đó đổi thành Nguyễn Văn Thinh, Hồng Bàng. Trước 1975, đây là cơ sở duy nhất miền Nam điều trị nội trú bệnh nhân lao. Sau khi tiếp quản năm 1975 được đổi tên Viện chống lao miền Nam thuộc Bộ Y tế.
Năm 1987, nơi này trở thành Trung tâm lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y Tế TP HCM và sau đó đổi thành Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hiện đây là bệnh viện hạng một, đầu ngành trong điều trị lao và bệnh phổi của phía Nam.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bệnh viện Nhân dân Gia Định - 109 năm
Tiền thân là Hôpital de Gia Dinh do người Pháp xây dựng năm 1916, trải qua nhiều lần đổi tên như Bệnh viện Nguyễn Văn Học, Trung tâm thực tập Y khoa. Từ năm 1975 đến nay, nơi này mang tên Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đây là một trong những bệnh viện đa khoa loại một trực thuộc Sở Y tế TP HCM, với đủ các chuyên khoa lớn, quy mô 1.500 giường.