Ngày Hưng Quốc Khánh Niệm của triều Nguyễn

OIP-C.uJqC7yiwsXFFRzaAlJnWNgAAAA
Ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (01/6/1802), Nguyễn Vương ban hành niên hiệu Gia Long, chính thức mở ra một triều đại mới. Năm 1919, Hoàng đế Khải Định đã lấy ngày này làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, gọi là Hưng quốc Khánh niệm.​




Bản tấu của Bộ Lễ nghi – Công tác ngày 19 tháng 4 năm Bảo Đại thứ 20 (30/5/1945) về việc nghi chú Lễ Hưng quốc Khánh niệm

Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh), còn có húy là Chủng (種) hay Noãn (暖), là con trai thứ ba của hoàng tử Nguyễn Phúc Luân với bà Nguyễn Thị Hoàn, và là cháu nội của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ông sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (ngày 8 tháng 2 năm 1762), mất ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), truyền ngôi cho Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm tức vua Minh Mệnh (Minh Mạng).

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Ánh (Gia Long) là sự nghiệp của một võ tướng trên lưng ngựa. Năm 1777 khi mới 15 tuổi ông đã phải bôn tẩu gian nan, cùng với gia tộc chúa Nguyễn bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị.

OIP-C.p-73kLIf5ts6HxcItZ6X8wHaFh


Cho đến nay có khá nhiều quan điểm trái ngược về Nguyễn Ánh, nhiều người cho rằng ông bắt tay với Xiêm La, Pháp và nhà Thanh để chống lại Tây Sơn. Việc cầu viện ngoại bang nhằm khôi phục vương quyền đã khiến Nguyễn Ánh bị chỉ trích rất nhiều.

Tuy nhiên khách quan mà nói, ông là người có đóng góp không nhỏ trong việc thống nhất giang sơn, kết thúc cuộc nội chiến liên miên nhiều thế kỷ ở Việt Nam.

Năm 1792, vua Quang Trung mất, nội bộ nhà Tây Sơn suy yếu, lợi dụng cơ hội đó Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn. Năm 1802 ông chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại quân chủ mới - Triều Nguyễn

Ngày mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) ông cho lập đàn ở đồng An Ninh, hiệp tế trời đất, kính cáo việc đặt niên hiệu. Hôm sau kính cáo vong linh liệt thánh, lễ xong vua ngự ở điện, nhận lễ chầu mừng. Đặt niên hiệu là Gia Long, đại xá cho cả nước, ban chiếu cùng 6 điều thi ân.

Năm 1804, sau khi lên ngôi sắp đặt chính trị ổn định, vua Gia Long sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Việt Nam
Hoàng đế Khải Định đã quy định lấy ngày Hoàng đế Gia Long lên ngôi (ngày mồng 2 tháng 5 âm lịch) là ngày đại lễ của đất nước, với tên gọi Lễ Khánh niệm Hưng quốc, tương tự như lễ quốc khánh của các nước hiện nay. Bắt đầu tổ chức lễ kỉ niệm ngày Vua Gia Long hoàn thành công việc khôi phục giang sơn và chính thức thành lập triều đại vào năm Khải Định thứ 3 (1918): “Chuẩn lấy ngày mồng 2 tháng 5 hàng năm làm ngày lễ kỉ niệm
Vua Khải Định ban dụ rằng: “Các nước văn minh ở bên châu Âu rất coi trọng những ngày lễ kỉ niệm, như nước Đại Pháp lấy ngày thành lập nền Cộng hòa làm ngày lễ kỉ niệm Chính Trung… Nước ta hồi năm ngoái cũng đã bàn định lấy ngày trẫm lên ngôi (ngày 17 tháng 4) làm ngày lễ kỉ niệm… Đối với triều ta thì năm Gia Long nguyên niên là năm khởi đầu tạo dựng thành công sau bao gian nan vất vả, lẽ nào nỡ bỏ qua để đi kỉ niệm ngày nào khác. Vì thế, về ngày lễ kỉ niệm chuẩn đổi lại, lấy ngày mồng 2 tháng 5, tức là ngày đầu tiên Thế tổ Cao Hoàng đế triều ta sau hơn hai mươi năm gian khổ hoàn thành võ công đại định thiên hạ mà vẻ vang lên ngôi nhận mệnh lớn. Truyền tới ngày đó, trẫm sẽ thân hành dẫn Tôn nhân phủ cùng Đình thần văn võ ra Thế miếu kính cẩn hành lễ. Lễ xong trẫm về cung thiết triều nghi bình thường tại điện Cần Chính để nhận chúc mừng. Các cơ quan hữu ti phải soạn định ra nghi thức chi tiết để lấy đó thành lệ. Vào ngày hôm đó, tất cả quan lại, binh lính và dân chúng đều chuẩn cho được nghỉ ngơi vui chơi cả ngày để cùng chia sẻ niềm vui
 
nói chung là như Lồn, GIÁ NHƯ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ trì vị thêm vài chục năm được như Khang Hy nhà Thanh thì Cơ đồ ngày hôm nay phải hơn gấp trăm lần.
 

Có thể bạn quan tâm

Top