CÁC KIỂU TRỐN THUẾ THÔNG QUA QUỸ TỪ THIỆN NHƯ THẾ NÀO?
• Những hợp đồng do “người tâm thần ký” được xử lý như thế nào?
Hôm nay, tôi giải thích pháp luật các câu hỏi mà nhiều người quan tâm như sau:
1. Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản “chi ủng hộ địa phương, chi ủng hộ các đoàn thể và tổ chức xã hội, chi từ thiện” sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (phải ủng hộ qua Quỹ nha, chứ ủng hộ qua tài khoản các nghệ sĩ thì không được khấu trừ đâu). Theo đó, (doanh thu – chi phí – các khoản đóng góp) x 20% = số tiền thuế nộp cho ngân sách.
Từ đó, có các rủi ro trốn thuế thông qua Quỹ từ thiện, ví dụ:
-> Cách thứ nhất: Cty ĐN tham gia lập ra Quỹ HH rồi sau đó yêu cầu các đối tác thuê đất, trả tiền nước, trả các chi phí vào Quỹ HH. Khi đó Quỹ xuất phiếu thu thì các công ty vẫn được đưa khoản tiền này vào chi phí được trừ (giống như thanh toán qua cty ĐN). Nhưng ngược lại, khi số tiền thanh toán đó không chuyển vào Cty ĐN thì ĐN không có số thu, sẽ báo cáo lỗ và không phải nộp thuế.
-> Cách thứ hai: Các công ty thuê đất sản xuất ước tính có lãi được 100 đồng, nhưng để trốn thuế nên bắt tay với Quỹ, chuyển hết khoản lãi 100 đồng đó vào Quỹ để không phải nộp thuế 20% cho nhà nước (rồi sau đó rút lại tiền từ quỹ).
-> Cách thứ ba: Các công ty ở nước ngoài, muốn chuyển tiền về VN thì chuyển ủng hộ vào Quỹ, sau đó, quỹ rút đi thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài hoạt động của Quỹ, hoặc tặng cho người thân không đúng đối tượng…
=> Đó là lý do, NĐ93/2019/NĐ-CP buộc các Quỹ phải khai báo tài chính với cơ quan cấp phép, cơ quan thuế. Tại điểm g, Khoản 2 Điều 8 Nghị định này còn quy định cụ thể “Hàng năm, quỹ có trách nhiệm CÔNG KHAI các khoản ĐÓNG GÓP trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3” để cộng đồng giám sát. Có nghĩa là, có nhận đóng góp là phải công khai, chứ không phải có kêu gọi từ thiện mới công khai đâu nhé!.
2. Về việc người có giấy chứng nhận tâm thần vi phạm pháp luật thì xử lý thế nào?
- > Người bị tâm thần thì KHÔNG phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không đủ tư cách “chủ thể” tham gia quan hệ pháp luật (nhưng vẫn xử các đồng phạm khác bình thường nhé) Tuy nhiên, giấy giám định thường chỉ có giá trị 6 tháng, nên sau đó có thể bị giám định lại. Nếu vẫn tâm thần thì cơ quan tố tụng (CA, TA, VKS) có quyền ra quyết định ĐIỀU TRỊ BẮT BUỘC đối với bệnh nhân tâm thần có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội.
- > Về những hợp đồng mà người bị tâm thần ký với tư cách CEO (thay mặt pháp nhân) thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực, vì có con dấu và CEO đó được pháp luật công nhận trong giấy đăng ký kinh doanh (hơn nữa đối tác không có lỗi, vì không biết người ký là người bị tâm thần). Do vậy, nếu có gây thiệt hại thì HĐTV – HĐQT cty thuê CEO tâm thần phải chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại do người tâm thần gây ra.
- > Về mặt cá nhân, những gì người tâm thần ký với tư cách cá nhân sẽ bị vô hiệu do không đủ năng lực chủ thể.