Tao đang đọc cuốn này, là hồi ký của lão Trung Sỹ từng viết lúc đi lính ở Campuchia Chuyện lính Tây Nam
ebook.waka.vn
Tml nào muốn đọc free thì reg acc nó cho gói vip đọc 3 tháng.
Trở lại thì lão kể gia đình có cái radio nước ngoài có thể mở được đài quốc tế như BBC Việt Ngữ
Tao trích trong sách ra
Ngày xưa năm 68 69 nghe đài địch như thế này có bị đấu tố không bọn m. Ai có gia đình ngoài Bắc confirm thử xem
Hà Nội, Mũ rơm và Tem phiếu - Trung Sỹ - Thư viện ebook Waka
Đọc ngay Hà Nội, Mũ rơm và Tem phiếu - Trung Sỹ tại thư viện ebook Waka. Khám phá thêm hàng trăm đầu sách ebook thuộc thể loại sách điện tử với định dạng epub, pdf
Tml nào muốn đọc free thì reg acc nó cho gói vip đọc 3 tháng.
Trở lại thì lão kể gia đình có cái radio nước ngoài có thể mở được đài quốc tế như BBC Việt Ngữ
Tao trích trong sách ra
“Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời”, một anh học trò nhỏ, một cái ngõ con con, một gốc sấu già, thậm chí một đồ vật cũ kỹ cũng có những câu chuyện số phận riêng mang dấu ấn của thời đại, nếu nó biết nói ra.
Nhưng đây là một vật biết nói hẳn hoi, dù chỉ nói những lời người ta muốn cho nó nói. Nó là cái radio hiệu Marconi vỏ gỗ chạy đèn điện tử năm băng tần, có một kênh PU ampli cắm nối với máy quay đĩa nghe nhạc do Italia sản xuất. Thời cải tạo tư sản tư doanh, bà tôi cho con rể là cha tôi để khỏi phải kê khai
..
Khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ trước, đó không phải là một chiếc radio mà là một gia sản, đòi hỏi phải có giấy phép sử dụng. Riêng với tôi nó là một kỳ quan. Hồi còn bé tí, tôi đã cố nhòm vào bên trong, xem có thằng bé tí hon nào đang hát ở bên trong nó không. Xoay chiết áp âm lượng kêu giòn cái tách, đèn hiệu vàng ấm bật sáng, nhưng nó chưa hát hay nói ngay được. Phải chờ một chút, khi các bóng đèn điện tử bên trong nóng lên, radio mới hoạt động.
Trên bảng mặt tiền bằng mica, người ta kẻ tên đánh dấu vị trí dải tần số các đài phát thanh trên thế giới: London, Paris, Roma, Berlin, Vienna, Warszawa... Chiếc kim chỉ thị đỏ, trượt qua tên những thủ đô xa xôi luôn gọi nỗi niềm háo hức, mơ ước một lần được đặt chân qua trong lòng đứa trẻ mơ mộng đọc nhiều. Khi xoay đúng tần số của một đài nào đó, cái mắt thần độc nhãn tròn mở ra, sáng xanh màu lá mạ.
Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên sóng trung tôi thuộc nhạc hiệu từng buổi phát thanh. Đúng sáu giờ sáng, khi đài bắt đầu “Diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng”, tiếp tin thời sự trong giọng đọc Trần Phương, Tuyết Mai là phải dậy chuẩn bị ăn sáng đi học. Tiếng đàn bầu da diết buổi tối Tiếng thơ. Tiếng tỳ bà, thập lục quện nhau thánh thót chương trình Đọc truyện đêm khuya trong giọng đọc Kim Cúc... Thú nhất là tiếng nhạc rộn rã, có cây contrabass trầm canh nhịp trong chương trình Người Sưu tầm kể chuyện sáng Chủ nhật. Buổi phát thanh này sinh động lôi cuốn tôi hơn cả.
Ngoài Đài Tiếng nói Việt Nam, cha tôi còn mở băng sóng ngắn, nghe thêm chương trình Việt ngữ đài BBC phát lúc sáu rưỡi chiều hằng ngày. Tôi quanh quẩn trong phòng, tò mò cảm nhận có một cái gì đó khác lạ về ngôn ngữ từ các tin bài do Đỗ Văn, Hữu Đại dịch thuật:
“Tin Ai lao. Cộng quân đã tràn ngập Sê Pôn và Bản Đông, dưới sự yểm trợ của chiến xa và pháo nặng. Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang buộc phải triệt thoái. Hỏa tiễn đối không SAM – 2 đã được đưa vào sát Khe Sanh...”.
Đến bữa cơm, cha tôi khen đài này nó nhanh tin và khách quan. Ông tôi không bằng lòng, bảo: “Này anh bác sĩ, đừng có đi nghe đài địch”. Cậu Nhân cùng phe với cha tôi, hớn hở kể rằng bên Trung Quốc anh em, người ta đã làm ra những cái radio không có chức năng dò sóng, mở ra chỉ toàn tự động phát mỗi đài phát thanh Bắc Kinh thôi. Bà tôi nghi ngờ nhìn cậu, bảo đồ thâm nho như Tàu.
Thằng bé chưa hiểu gì, chỉ nghĩ cái kim đỏ thần tiên kia nếu chết im một chỗ, chẳng còn lướt bay trên các thành phố xa xôi, các miền đất mơ ước có tên trong các câu chuyện nó đọc thì thật đáng buồn.
Ngày xưa năm 68 69 nghe đài địch như thế này có bị đấu tố không bọn m. Ai có gia đình ngoài Bắc confirm thử xem