
Đây không chỉ là biểu hiện của tinh thần đổi mới, mà còn là một trong những trách nhiệm cốt lõi của người đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Một nhà lãnh đạo nếu sống trong cảnh thiếu thốn, không nắm bắt được phương pháp làm giàu hợp pháp, khó có thể trở thành hình mẫu truyền cảm hứng để cấp dưới noi theo và học hỏi.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, sau gần bốn thập kỷ kể từ thời kỳ đổi mới, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước chính thức gửi thông điệp tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc cần thiết phải “thi đua làm giàu”.
Ông Lâm khẳng định, dấu ấn lớn nhất của phong trào này chính là sự ra đời của Nghị quyết 68 một chính sách định hình chiến lược phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân: “Nghị quyết 68 thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc xem kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột then chốt của nền kinh tế quốc gia. Đây là bước ngoặt mang tính chiến lược, mở ra cánh cửa mới cho các doanh nghiệp và doanh nhân tham gia mạnh mẽ vào hành trình làm giàu, tương tự như cách mà chính sách khoán 10 từng khơi dậy tiềm năng to lớn của người nông dân bằng việc trao quyền làm chủ đồng ruộng”.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
Tinh thần này không chỉ dừng lại ở việc làm giàu cho cá nhân, mà còn là yếu tố quan trọng để tạo bước nhảy vọt cho khu vực kinh tế tư nhân nơi sản sinh ra những người chủ giàu có nhờ vào ý tưởng và hành động phù hợp với định hướng lớn của đất nước.
Trong mọi giai đoạn cách mạng hay phong trào lớn, đảng viên luôn phải đóng vai trò tiên phong. Tư duy này không thay đổi khi áp dụng vào phong trào làm giàu. “Mỗi đảng viên cần là người thực hành trước, làm tốt trước để lan tỏa tới người thân, cấp dưới, đồng nghiệp. Họ giống như một toa tàu kéo theo cả đoàn đi tới mục tiêu làm giàu chính đáng, dựa trên năng lực thật sự và sự tuân thủ pháp luật”, ông Lâm nhấn mạnh.
Thi đua làm giàu lần đầu tiên được định hướng rõ ràng ở tầm quốc gia
Đại biểu Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, sau gần bốn thập kỷ kể từ thời kỳ đổi mới, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước chính thức gửi thông điệp tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc cần thiết phải “thi đua làm giàu”.
Ông Lâm khẳng định, dấu ấn lớn nhất của phong trào này chính là sự ra đời của Nghị quyết 68 một chính sách định hình chiến lược phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân: “Nghị quyết 68 thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc xem kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột then chốt của nền kinh tế quốc gia. Đây là bước ngoặt mang tính chiến lược, mở ra cánh cửa mới cho các doanh nghiệp và doanh nhân tham gia mạnh mẽ vào hành trình làm giàu, tương tự như cách mà chính sách khoán 10 từng khơi dậy tiềm năng to lớn của người nông dân bằng việc trao quyền làm chủ đồng ruộng”.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
Tinh thần này không chỉ dừng lại ở việc làm giàu cho cá nhân, mà còn là yếu tố quan trọng để tạo bước nhảy vọt cho khu vực kinh tế tư nhân nơi sản sinh ra những người chủ giàu có nhờ vào ý tưởng và hành động phù hợp với định hướng lớn của đất nước.
Trong mọi giai đoạn cách mạng hay phong trào lớn, đảng viên luôn phải đóng vai trò tiên phong. Tư duy này không thay đổi khi áp dụng vào phong trào làm giàu. “Mỗi đảng viên cần là người thực hành trước, làm tốt trước để lan tỏa tới người thân, cấp dưới, đồng nghiệp. Họ giống như một toa tàu kéo theo cả đoàn đi tới mục tiêu làm giàu chính đáng, dựa trên năng lực thật sự và sự tuân thủ pháp luật”, ông Lâm nhấn mạnh.