Tâm Hồn Bệnh Hoạn
Trai thôn
Tâm lý hoài nghi tiềm năng của trái phiếu kho bạc Mỹ đã tạo nên làn sóng bán tháo, khiến trái phiếu các nước khác cũng chịu chung hệ lụy.
Sau khi chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang vì thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, nhà đầu tư đã trở nên hoài nghi về sự an toàn của nợ chính phủ Mỹ. Tâm lý ấy khiến cho cuộc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài trở nên trầm trọng hơn. Trái phiếu của các nước khác cũng chịu chung hệ lụy.Vị thế trái phiếu kho bạc Mỹ giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm có lúc tăng vọt đến 25 điểm cơ bản (bps) lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Chỉ riêng trong tuần này, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đã nhảy vọt hơn 50 bps.Tình trạng tại Mỹ đã góp phần dẫn đến cuộc bán tháo trái phiếu chính phủ của nhiều quốc phát triển khác. Lợi suất trái phiếu của Australia, New Zealand và Nhật Bản đều tăng mạnh, đồng thời giá các hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Pháp cũng trượt dốc.
Trái phiếu chính phủ Mỹ thường được coi là một trong những tài sản an toàn nhất thế giới nhưng nay chúng có vẻ đang đánh mất vị thế đó trong bối cảnh nhà đầu tư lo sợ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump sẽ kích hoạt tình trạng lạm phát đình trệ và ngăn cản Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất.

Giới đầu tư đang chuyển sang các công cụ tài chính tương đương tiền. Ngoài ra, sự gián đoạn trên thị trường hoán đổi của Mỹ và đồn đoán rằng nước ngoài có thể bán chứng khoán nợ của siêu cường số một thế giới cũng là những nguyên nhân đằng sau cuộc bán tháo.
Ông Calvin Yeoh, nhà quản lý danh mục tại quỹ đầu cơ Blue Edge Advisors, bình luận: “Đây là một cuộc bán tháo khẩn cấp trái phiếu kho bạc Mỹ. Tình hình hiện nay giống như điêu khắc tượng băng giữa một đám cháy rừng - bất cứ thứ gì trông có vẻ tốt đẹp một giây trước giờ đã tan chảy”. Bản thân ông Yeoh cũng đang bán ra hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 đến 30 năm.
Vào ngày 9/4, Mỹ đã chính thức áp các mức thuế quan đối ứng cao lên khoảng 60 đối tác thương mại lớn. Trung Quốc chịu mức thuế đặc biệt cao 104% sau khi nước này thông báo áp thuế trả đũa 34% lên hàng hóa Mỹ.
Một số nhà đầu tư suy đoán rằng cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của một số nước, bao gồm Trung Quốc, có thể đánh giá lại số lượng nợ chính phủ Mỹ mà họ nắm giữ do các tác động to lớn từ chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump.
Động thái đó, nếu thực sự diễn ra, sẽ phát tín hiệu mạnh mẽ rằng trái phiếu kho bạc Mỹ không còn là hầm trú ẩn an toàn như trong quá khứ.
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã giảm sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ trong một thời gian qua, theo dữ liệu chính thức.
Ông Kenichiro Kitamura, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và kế hoạch đầu tư của Meiji Yasuda, nhận định: “Trung Quốc có thể đang bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ để trả đũa thuế quan. Giá trái phiếu kho bạc Mỹ đang biến động do các yếu tố chính trị thay vì cung và cầu, do đó tạm thời tôi sẽ quan sát và chờ. Rất khó để có thể tham gia vào thị trường lúc này”.