Nhân chứng chiến tranh Stephen Young: 'Nước Mỹ thua bởi một người!'

p0l6mf5p.jpg.webp

Chụp lại video,Stephen B. Young: Lời kể về quá trình Mỹ tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam
27 tháng 4 2025, 08:07 +07
Đúng 50 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, những ký ức về ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí nhiều người đã trải qua thời khắc lịch sử đó.
Với Giáo sư Stephen B. Young, một người Mỹ từng làm việc tại Việt Nam vào những năm 1960-1970, ngày đáng nhớ nhất với ông lại là tròn một tháng trước đó, 30/3/1975.
"Hôm đó là Chúa nhật, tôi cùng Hòa [người vợ Việt Nam của ông] và hai đứa con đương sơn phết lại ngôi nhà mới mua ở phố Brooklyn, New York," ông Young kể lại với BBC News Tiếng Việt bằng chất giọng Nam Bộ đặc sệt và cách dùng từ cũ xưa.
"Lúc đó chúng tôi mở radio nghe nhạc rock and roll, nhưng khoảng độ 3 – 4 giờ chiều thì nhạc ngưng, radio phát là có tin quan trọng từ Việt Nam, nói thành phố Đà Nẵng đã rơi vào tay ********."
"Lúc đó tôi coi như là hết hồn, cái đó là một việc trời đánh. Vì tôi biết là nếu Tướng Ngô Quang Trưởng không giữ được Đà Nẵng và Vùng I thì không thể nào mà miền Nam thoát khỏi sự tấn công của ********, của Hà Nội," ông Young nhớ lại.
"Nhưng sau đó tôi phải nghĩ đến, thứ nhứt là gia đình của vợ tôi, thứ hai là mấy người bạn ở Việt Nam. Nếu họ ở lại Việt Nam thì tôi chắc chắn là họ sẽ gặp khó khăn, sẽ bị ******** đàn áp, cho đi trại cải tạo… thành ra tôi chịu không được."
Gia đình của bà Phạm Thị Hòa, vợ ông, ở Hà Đông, nhưng đã vào Nam năm 1954, theo lời mà ông Young nói là đã bỏ nhà cửa, tài sản lại miền Bắc để trở thành một gia đình nghèo nhưng có đầy đủ tự do trong đời sống ở Sài Gòn.
"Tôi nghĩ là Mỹ không thể bỏ rơi những người như họ, không thể bỏ rơi đồng minh," ông Young, người từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, chia sẻ.
Ngay ngày hôm sau, 31/3/1975, ông Young đã đi máy bay từ New York xuống Washington để thuyết phục mấy người bạn đang làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng, đề nghị họ tổ chức một chương trình đón người Việt Nam di tản.
Tác giả Stephen B. Young (phải) khi công tác cho cơ quan USAID ở Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long vào năm 1969

Nguồn hình ảnh,Stephen B. Young
Chụp lại hình ảnh,Ông Stephen B. Young (phải) ở Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long vào năm 1969, khi công tác cho cơ quan USAID

Câu chuyện tại Hoa Thịnh Đốn​

Người bạn mà ông Young nhắc tới là ông Parker Borg, khi đó làm Phụ tá cho Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
"Tới Washington, tôi gọi điện thoại cho Parker để nói là tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy. Hồi trước Parker và tôi học tiếng Việt chung một lớp tại Vietnam Training Center ở Hoa Thịnh Đốn, trước khi tôi sang Việt Nam làm cho chương trình bình định xây dựng CORDS - Civil Operations and Rural Development Support của USAID", ông Young kể lại.
"Parker nhận điện thoại của tôi. Tôi tha thiết khẩn khoản: 'Parker, tôi cần sự giúp đỡ để tổ chức một chương trình di tản cho người Việt Nam'."
"Hôm đó, sau giờ làm việc, Parker đón tôi và mấy anh em đều là phụ tá của ông Ngoại trưởng, có Al Adams, Lionel Rosenblatt và Ken Quinn nữa đến nhà Lionel gần đại lộ Connecticut."
"Lúc đầu, đêm đó họ nói với tôi là: 'Thôi Steve, không làm được, ông Kissinger không muốn làm, ông Ford muốn bỏ qua."
"Phần tôi, tôi cảm thấy một sự giận dỗi dâng lên trong bụng. Tại sao ông [Tổng thống Gerald] Ford, ông Kissinger, là loại người thế nào mà không thấy động lòng để nghĩ cách cứu giúp những người dân nạn nhân của quốc gia đã từng đồng minh với mình?"
"Tôi phải nói cho họ là cái đó không được, người Mỹ là người không bỏ rơi đồng minh. Người Mỹ có danh dự, người Mỹ phải tranh đấu tới mức nào cần thiết để giữ được chính nghĩa của tự do và những cái truyền thống ở dân tộc các nước đồng minh."
Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã đạt được Hiệp định Paris vào tháng 1/1973

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã đạt được Hiệp định Paris vào tháng 1/1973
Sau đó, ông Young nói rằng những người bạn của ông, nhất là Lionel Rosenblatt đã liên lạc với phụ tá ngoại giao của Thượng nghị sĩ Edward Moore "Ted" Kennedy, Phó chủ tịch Ủy ban thượng viện có quyền cho phép sự di cư vào Hoa Kỳ và nhập quốc tịch Hoa Kỳ, xin phép ông Kennedy và Thượng viện Mỹ không chống chương trình định cư cho người Việt Nam di tản.
"Khi tôi đến văn phòng của Lionel mà ông ấy đương nói chuyện với văn phòng của ông Nghị sĩ Kenedy, Lionel cầm điện thoại và hỏi tôi: 'Theo Steve nghĩ mình phải nhận bao nhiêu người Việt Nam di cư?', tôi trả lời: 'Trời đất ơi, năm 1954 có độ 1 triệu người ở ngoài Bắc đi vô Nam, bây giờ họ lại có con cháu. Quân đội 800.000 người, nhân dân tự vệ, cảnh sát 200.000, các cấp hành chánh trung ương, tỉnh, quận mấy trăm ngàn người, giáo viên, xã trưởng, hội đồng xã… Tôi nói là: 2 triệu!
Mà Lionel lắc đầu, nói với tôi là: "Cái đó không được, nhiều quá, rồi sau đó Lionel nói với tôi là ông Kennedy đồng ý cho số người Việt Nam vào Hoa Kỳ bằng số người Cuba được phép vào Hoa Kỳ năm 1965, tức là 150.000 người," ông Young kể.
Năm 1975, ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, có khoảng 130.000 người Việt Nam được di tản qua Mỹ.

Đạo luật Người Tị nạn 1980​

Sau chiến thắng của quân ******** Bắc Việt, hàng trăm ngàn người Việt Nam Cộng hòa đã chạy trốn bằng thuyền vì sợ bị trả thù.
Họ đã hình thành nên làn sóng thuyền nhân Việt Nam đầu tiên - những người khác đã theo sau vào năm 1978 để chạy trốn khỏi các đợt cải tạo công thương nghiệp của nhà nước ********.
Giáo sư Steve Young kể lại rằng, vào năm 1978, có một ủy ban tư nhân phi vụ lợi là Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (International Rescue Committee) do ông Leo Cherne tổ chức vận động chính phủ Tổng thống Jimmy Carter để đón nhận nhiều thuyền nhân hơn.
"Leo tổ chức một ủy ban 6-7 người, đi qua Thái Lan, Malaysia, đi các trại nơi những thuyền nhân Việt Nam ở lại để phỏng vấn. Tôi cũng tham gia ủy ban đó," ông Young nói.
Chính quyền Carter sau đó đã chấp thuận một đạo luật mới là Đạo luật Người Tị nạn (Refugee Act 1980), cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn Đông Nam Á, đại đa số là thuyền nhân Việt Nam, nhập cư.
Sau đó, ông Carter tiếp tục có chính sách đón nhận cho định cư thuyền nhân vượt biển, con lai, cựu tù cải tạo cũng như thân nhân được đoàn tụ gia đình theo Chương trình Ra đi Có trật tự (ODP), vì thế Tổng thống Jimmy Carter được tôn vinh là một đại ân nhân của thuyền nhân tị nạn người Việt.
Thuyền nhân Việt Nam vượt biển năm 1975

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Thuyền nhân Việt Nam vượt biển năm 1975
Nói về cộng đồng thuyền nhân Việt Nam, những người đã vượt biển với hai bàn tay trắng đến Mỹ, Giáo sư Stephen B. Young nhận xét: "Người nào mà biết họ thì phải phục".
"Tại vì bao nhiêu người họ qua đây bằng tay không, không có tiền nhưng mà họ có cái gì? Họ có trí óc, tâm hồn, họ có sự tự tin muốn làm việc cho gia đình họ. Và họ thành công, con cháu họ đi học, khu Little Saigon ban đầu nhỏ xíu, có vài trăm cửa tiệm, bây giờ có người Việt Nam mua nhà lớn, họ chịu khó và thành công."
"Và tôi thấy là văn hóa Mỹ là một văn hóa, một xã hội cho phép người ta làm việc và có thành công, rất hợp với khả năng của người Việt," ông nêu quan điểm.

'Sự phản bội của Henry Kissinger'​

Nhắc lại về sự sụp đổ của Sài Gòn, Giáo sư Stephen B. Young cho rằng "sự phản bội" của Ngoại trưởng Mỹ đóng góp 95%, khi ông Kissinger "bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa".
Ông Henry Kissinger, lúc đó là Cố vấn An ninh quốc gia (1969-1975) và là Ngoại trưởng (1973-1977), đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam.
Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã đạt được Hiệp định Paris vào tháng 1/1973, theo đó Washington hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam sau khi đã chấm dứt phần lớn các cuộc tấn công và tránh xung đột với ******** miền Bắc trước tình hình tinh thần quân đội ngày càng sa sút và các cuộc biểu tình phản chiến lớn ở Mỹ.
Trong cuốn sách Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War (Sự phản bội của Kissinger: Mỹ đã thua Chiến tranh Việt Nam như thế nào) của mình, Giáo sư Young cho rằng nền hòa bình mang lại sau Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973 là "không có danh dự" như Tổng thống Nixon từng mong muốn.
"Tôi đã tìm kiếm tài liệu viết quyển sách này trong hơn 40 năm và đã tìm ra một vài tài liệu của Henry Kissinger trong các năm 1971 và 1972."
"Kissinger có ý riêng của ổng: 'Người miền Nam không phải là người đứng đắn, không phải là người tốt lắm. Mỹ không nên hy sinh cho người như vậy. Mỹ phải bỏ họ đi'."
Tác giả Stephen B. Young (trái) và bìa sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War'

Nguồn hình ảnh,Stephen B. Young
Chụp lại hình ảnh,Tác giả Stephen B. Young (trái) và bìa sách Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War
Theo Giáo sư Young, ông Kissinger đã có định kiến bị ảnh hưởng từ chính trị gia người Pháp Jean Sainteny, Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Bắc Bộ vào năm 1946.
"Và cũng theo hồi ký của Henry Kissinger, ông ta đã lắng nghe Jean Sainteny về Việt Nam và ông ta viết rằng Sainteny chỉ nói với mình hai điều."
"Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam Cộng hòa là vô giá trị, không thể tạo dựng quốc gia, tham nhũng, không phải là người tốt..."
"Thứ hai, người Mỹ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi hậu thuẫn cho những người ở Việt Nam Cộng hòa vô tổ chức, vô kỷ luật, tham nhũng, lười chiến đấu... Và tôi suy đoán là còn có một ý thứ ba, đó là chỉ có Hồ Chí Minh là người ********, người Việt Nam tốt," ông Young nói.
"Nhưng mà ông Kissinger không bao giờ nói cho Tổng thống Nixon biết," vị giáo sư luật này cho hay.
"Tôi đã tiếp cận Tổng thống Nixon. Kết bạn với Nixon vốn là chuyện không dễ dàng vì tôi phải mất đến 4-5 năm. Lần đầu tôi gặp Nixon là vào khoảng năm 1981. Vào khoảng năm 1989, khi nghĩ ông ấy đã tin tưởng mình, tôi hỏi ông ấy ở New Jersey, 'Có phải ông đã ủy quyền cho Henry Kissinger bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa hay không?', và khi đó ông ấy bị sốc, mặt ông ấy xanh lét, ông ấy nói không nên lời. Ông ấy nói mình không biết Kissinger thật sự làm gì vào năm 1971."
Tài liệu của Nhà Trắng về cuộc gặp giữa ông Kissinger và ông Jean Sainteny

Nguồn hình ảnh,Stephen B. Young
Chụp lại hình ảnh,Tài liệu của Nhà Trắng về cuộc gặp giữa ông Kissinger và ông Jean Sainteny
"Nếu có một cái hiệp định riêng giữa miền Nam và người Mỹ, người Mỹ gởi viện trợ, cùng với hệ thống phòng thủ của miền Nam, thì chưa chắc là Hà Nội thắng được. Nhưng mà Hà Nội có phép của Kissinger để lại ít nhất 300.000 lính. Thành ra nếu không có Hiệp định Paris, tôi thấy Hà Nội không thắng được," ông Young chia sẻ quan điểm.
Trao đổi với BBC, tác giả Young cũng nói về những tác động của cuộc Chiến tranh Việt Nam ở nước Mỹ sau 50 năm.
"Nhiều người Mỹ cho đến nay vẫn thắc mắc vì sao mình thua trận, tại sao mình không giúp Việt Nam theo ý của mình?"
"Vì lẽ đó mà tôi viết cuốn sách về Henry Kissinger."
"Tại vì tôi muốn người Mỹ nói là người Mỹ, nước mình, dân mình không thua."
"Mình làm đúng bổn phận của mình. Mình thua vì một người. Ông ấy có quyền, nhưng mà ổng không phải là người tốt, không phải là người thành thật," ông Young chốt lại cuộc trả lời phỏng vấn với BBC.
Ông Stephen B. Young và vợ Phạm Thị Hòa

Nguồn hình ảnh,Stephen B. Young
Chụp lại hình ảnh,Ông Stephen B. Young và vợ Phạm Thị Hòa gặp nhau khi bà Hòa làm thông dịch viên cho USAID
Tác giả Stephen B. Young hiện là Giám đốc điều hành tổ chức Caux Round Table for Moral Capitalism. Ông từng làm phó khoa Luật Đại học Harvard, Giáo sư Luật tại Hamline University Law School.
Giáo sư Stephen B. Young từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những năm sau 1975, ông cùng vợ tham gia trợ giúp các thuyền nhân Việt Nam tị nạn tại Mỹ.
Các tác phẩm của Giáo sư Stephen B. Young gồm
Kissinger's Betrayal: How America lost the Vietnam War, The Theory and Practice of Associative Power - CORDS, The Tradition of Human Rights in China and Vietnam, Moral Capitalism, The Way to Moral Capitalism...
Ông cùng vợ đã dịch tác phẩm Đỉnh cao chói lọi (The Zenith) của Dương Thu Hương sang tiếng Anh.
 
Đúng , Kít và Nixon muốn rũ bỏ Miền nam cộng hoà .
Trong cuốn sách mà Frank Snepp , phân tích viên CIA tại Sài gòn , đã đặt tên cho cuốn sách viết về thời kỳ cuối của VN cộng hoà là " Decent Interval" , tạm dịch là " Khoảng cách hợp lý " , đã lột tả được tình hình của chế độ miền Nam cộng hoà lúc đó
Nghĩa là Kissinger muốn sau khi ký hiệp định Paris , Miền Nam cộng hoà có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian hợp lý , đủ để dân Mỹ quên đi cuộc chiến ở Việt nam , còn sau đó số phận chế độ miền Nam cộng hoà thế nào thì Kít không quan tâm !
Đấy là tính toán của phía Mỹ sau bản hiệp định Paris , miền Nam bị bán đứng , và thật sự là nó không thể tự đứng vững một mình .
Cho nên tao đã có lần nói trên diễn đàn , Kissinger thực sự là một thằng khốn cáo già , chơi cho cả hai miền Nam Bắc , nhiều vố rất đau , đau nhất là phía miền Nam cộng hoà !
 
Đúng , Kít và Nixon muốn rũ bỏ Miền nam cộng hoà .
Trong cuốn sách mà Frank Snepp , phân tích viên CIA tại Sài gòn , đã đặt tên cho cuốn sách viết về thời kỳ cuối của VN cộng hoà là " Decent Interval" , tạm dịch là " Khoảng cách hợp lý " , đã lột tả được tình hình của chế độ miền Nam cộng hoà lúc đó
Nghĩa là Kissinger muốn sau khi ký hiệp định Paris , Miền Nam cộng hoà có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian hợp lý , đủ để dân Mỹ quên đi cuộc chiến ở Việt nam , còn sau đó số phận chế độ miền Nam cộng hoà thế nào thì Kít không quan tâm !
Đấy là tính toán của phía Mỹ sau bản hiệp định Paris , miền Nam bị bán đứng , và thật sự là nó không thể tự đứng vững một mình .
Cho nên tao đã có lần nói trên diễn đàn , Kissinger thực sự là một thằng khốn cáo già , chơi cho cả hai miền Nam Bắc , nhiều vố rất đau , đau nhất là phía miền Nam cộng hoà !

Đúng, nó chơi cả VNCH lẫn VNCS. VN ăn đòn tận 2 lần đều có bàn tay của nó.
 

Có thể bạn quan tâm

Top